Cuộc vây hãm Lichtenberg

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận vây hãm Lichtenberg
Một phần của cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ

"Cái chết của Thượng tá Staiger tại Lichtenberg" (Der Tod des Oberleutnants Staiger bei Lichtenberg), tranh sơn dầu trên vải bạt của Karl Albert von Schott (18401911).
Thời gian910 tháng 8 năm 1870[1][2]
Địa điểm
Kết quả Quân đội Pháppháo đài Lichtenberg đầu hàng quân đội Württemberg.[4][5][6]
Tham chiến
Vương quốc Württemberg Vương quốc Württemberg[7]
Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ[8]
Pháp Đế chế Pháp
Chỉ huy và lãnh đạo

Vương quốc Phổ Tướng Hugo von Obernitz [9]

Vương quốc Württemberg Tướng Von Hügel [10]
Pháp Thiếu úy Archer [9]
Lực lượng
Vương quốc Württemberg Sư đoàn Württemberg[9], với các tiểu đoàn Jäger số 1 và 2, sư đoàn Pháo dã chiến số 1 và 2 đại đội thuộc Trung đoàn Bộ binh số 2 [11] 30 sĩ quan và 280 binh lính[12][13]
Thương vong và tổn thất
2 sĩ quan và 36 binh lính tử trận hay bị thương [14] (trong số đó 12 binh lính tử trận và 24 binh lính bị thương) [12] 10 người tử trận và 27 người bị thương, số còn lại bị bắt[12][13], 4 đại bác, 3 bích kích pháo, 204 súng trường Chassepot, nhiều đạn pháo và đạn hỏa mai cũng như không ít kho dự trữ bị thu giữ [9]

Cuộc vây hãm Lichtenberg là một trận bao vây trong chiến dịch chống Pháp của quân đội Phổ - Đức trong các năm 18701871,[9] đã diễn ra từ ngày 9 cho đến ngày 10 tháng 8 năm 1870,[1] tại pháo đài nhỏ bé Lichtenberg thuộc miền Alsace của Đệ nhị Đế chế Pháp.[3][15] Sau một cuộc pháo kích ngắn ngủi nhưng quyết liệt của quân đội Đức (cũng như tại Marsal)[16][17], một lực lượng Đức gồm một số đơn vị bộ binh Jäger, kỵ binh, công binhpháo binh dưới quyền chỉ huy của tướng Von Hügel (thuộc Sư đoàn Württemberg do Thiếu tướng Hugo von Obernitz của Vương quốc Phổ chỉ huy – một phần thuộc biên chế Tập đoàn quân số 3 của Đức dưới sự điều khiển của Thái tử PhổFriedrich Wilhelm) đã giành thắng lợi trong trận vây hãm này, buộc lực lượng trú phòng của Pháp tại Lichtenberg dưới sự chỉ huy của Thiếu úy Archer (thuộc Trung đoàn Chiến tuyến số 96 của Pháp) phải đầu hàng. Thành công của quân Đức trong cuộc bao vây lâu đài cổ Lichtenberg đã mang lại cho họ hàng trăm tù binh (trong đó có 30 sĩ quan) cùng với không ít hỏa pháo, súng trường Chassepot và kho dự trữ từ tay đối phương.[7][9][11][12][13] Ngoài Lichtenberg, chỉ trong một giai đoạn vào tháng 8 năm 1870, quân đội Đức cũng hạ được các pháo đài La Petite-Pierre, Marsal và Vitry của Pháp.[18][19]

Lâu đài Lichtenberg kiên cố tọa lạc ở lối vào vùng núi Vosges, trên một ngọn đồi hình nón. Đêm ngày 8 tháng 8, mệnh lệnh đánh chiếm Lichtenberg đã đến tai Thiếu tướng Von Obernitz của Phổ.[9] Để thực thi mệnh lệnh, tướng Von Obernitz đã phái một đạo quân tiến đánh Lichtenberg và tướng Von Hügel đã được bổ nhiệm làm người chỉ huy của đạo quân này.[12] Từ doanh trại ngoài trời của họ gần Rothbach và Ingweiler, quân đội Württemberg đã kéo tới Lichtenberg trong buổi sáng ngày 9 tháng 8 và giành được làng Lichtenberg từ tay lực lượng Pháp tại đây. Dù vậy, lời đề nghị đầu hàng của quân Württemberg đã bị đạo quân trú phòng của Pháp khước từ, và trước tình hình đó, các lực lượng bộ binh và kỵ binh đều thiết lập vị trí của mình trong thị trấn. Các khẩu đội pháo của Đức cũng nhập cuộc. Hai khẩu đội pháo này đã khai hỏa với sự hỗ trợ của súng hỏa mai của quân bộ binh Đức,[9] và lực lượng pháo binh Pháp đã đáp trả mạnh mẽ nhưng hầu như là thất bại. Kỳ binh Đức thuộc Trung đoàn số 2 đã đến gần được các chiến lũy mà không bị quân Pháp phát hiện. Mặc dù các hỏa điểm của Pháp đã bị câm tịt, tình hình cho thấy là các khẩu đội pháo Đức khó thể chọc thủng pháo đài này. Vì vậy, tướng Von Obernitz đã cử thêm khẩu đội pháo của Von Marchthaler vào ứng chiến[12]. Tuy khẩu đội này đã gây cháy ở công sự của đối phương, đội quân đồn trú Pháp vẫn không chịu đầu hàng.[9] Von Obernitz đành phải ra lệnh ngừng pháo kích.[12] Đội quân vây hãm của Đức đã bắt đầu rời khỏi Lichtenberg[9] và một tiểu đoàn được lệnh quan sát pháo đài. Song, người chỉ huy của tiểu đoàn là Thượng tá Von Staiger (Steiger) đã bị tử thương, và tướng Von Hügel cùng với phần còn lại của lực lượng của ông đã gia nhập với sư đoàn Württemberg vốn đang rút về. Tuy nhiên, quân phòng thủ đã nã đạn dồn dập vào 2 đại đội thuộc Trung đoàn số 2 của Đức[12].[20] Đột nhiên, mái của một trong những công trình chủ yếu của quân trú phòng Pháp bị cháy[9], và Thiếu tá Von Marchthaler được lệnh quay lại để tiến hành pháo kích.[12]

Khẩu đội pháo của Thiếu tá Von Marchthaler đã công pháo một cách có hiệu quả, và đến đêm ngày 9 tháng 8, sự hư hại của công sự của quân Pháp trở nên rõ ràng hơn. Quân đồn trú Pháp bị buộc phải dựng cờ trắng[12], và đầu hàng sư đoàn Württemberg của Đức[9]. Trong ngày hôm sau (10 tháng 8), Đại úy Seesdorf – người kế nhiệm Von Staiger[1][12] – và tiểu đoàn của ông đã vào tiếp quản pháo đài này. Sự đầu hàng của Lichtenberg đã được Thái tử Friedrich của Phổ chứng nhận.[9]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Wilhelm Rüstow, The war for the Rhine frontier, 1870: its political and military history, Tập 1, trang 296
  2. ^ "Histoire générale de la guerre de 1870-1871: (seconde campagne de France)"
  3. ^ a b Moonis Raza, Geographical Dictionary Of The World In The Early 20th Century With Pronouncing Gazetteer (in 2 Vos.), trang 1026
  4. ^ "Journals of Field-Marshall Count von Blumenthal for 1866 and 1870-71;"
  5. ^ Edmund Ollier, Cassell's history of the war between France and Germany, 1870-1871, trang 40
  6. ^ "FRANCO-PRUSSIAN WAR: ITS CAUSES, INCIDENTS, AND CONSEQUENCES", EDITED BY CAPTAIN H: M. HOZIER, F.C.S., F.G.S., AUTHOR OF "THE SEVEN WEEKS' WAR," "THE BRITISH EXPEDITION TO ABYSSINIA," ETC.
  7. ^ a b Henry Smith Williams, The historians' history of the world: a comprehensive narrative of the rise and development of nations from the earliest times as recorded by over two thousand of the great writers of all ages, trang 151
  8. ^ Michael Solka, German Armies 1870-71 (2): Prussia's Allies, trang 40, nguyên văn: "Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ, sư đoàn (Württemberg) được đặt dưới quyền điều khiển của Phổ"...
  9. ^ a b c d e f g h i j k l m "The siege operations in the campaign against France, 1870-71."
  10. ^ Paul Dorsch, Württembergs Söhne in Frankreich 1870/71, trang 54
  11. ^ a b "The French campaign, 1870-1871. Military description" by A. Niemann. Tr. from the German by Colonel Edward Newdigate. Published 1872 by W. Mitchell & co. in London. Written in English.
  12. ^ a b c d e f g h i j k "The Franco-German War, 1870-1871..."
  13. ^ a b c T. D. Wanliss, The war in Europe of 1870-1: with an enquiry into its probable consequences, trang 197
  14. ^ Julius von Pflu/gk-Harttung, Sir John Frederick Maurice, The Franco-German war, 1870-71, các trang 99-100.
  15. ^ Arthur William Alsager Pollock, The United Service Magazine, Tập 135, trang 458
  16. ^ Karl Marx, Friedrich Engels, Karl Marx, Frederick Engels: collected works, trang 91
  17. ^ Michelin, Alsace Lorraine: Escapade en Fôret-Noire
  18. ^ Henry Allnutt, Historical diary of the war between France and Germany, 1870-1, trang 124
  19. ^ "The Franco-German War of 1870—71" (Viết bởi Helmuth Von Moltke, dịch bởi Archibald Forbes)
  20. ^ Karl Geyer (of Württemberg.), Erlebnisse eines württembergischen Feldsoldaten im Kriege gegen Frankreich: und im Lazaret zu Paris 1870-71, trang 37