Cua ma cà rồng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cua ma)
Geosesarma
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Lớp (class)Malacostraca
Bộ (ordo)Decapoda
Phân thứ bộ (infraordo)Brachyura
Họ (familia)Sesarmidae
Chi (genus)Geosesarma
De Man, 1892
Loài điển hình
Sesarma noduliferum [1]
de Man, 1892

Cua ma hay cua ma cà rồng (vampire crab, Geosesarma sp[2]) là một chi cua được tìm thấy ở Ấn Độ, vùng Đông Nam Á cho đến đảo quốc Solomon và Hawai, cua ma có nguồn gốc từ đảo Sulawesi của Indonesia. Ngày nay giống cua được nuôi với vai trò là một sinh vật cảnh với giá trị cao.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Cua ma có vóc dáng giống cua đồng, một con cua ma cà rồng dài chỉ từ 1 inch, tương đương với gần 3 cm trở lên, trung bình chung những con cua nhỏ chỉ khoảng 3–4 cm. Cua ma có nhiều màu sắc khác nhau trong đó loài thân tím, mắt vàng trông đáng sợ nhất, mặc dù vậy đây là loài động vật khá nhút nhát có thể nuôi bán cạn[2] Cua ma có đặc điểm nổi trội là màu mắt của cua ma với đôi mắt sáng rực như mắt ma với đôi mắt to mở trừng trừng.

Cua ma sống tại những khu rừng gần nguồn nước ngọt, một nửa thời gian cua ma sống trên cạn, thời gian còn lại sống dưới vùng nước nông. Nhiệt độ nước lý tưởng với loài cua là khoảng 24 độ C[3] Thức ăn của loài này là nhữngthứ gì kiếm được, từ giun, dế, các loại , côn trùng chết bị rữa cho tới những loại hạt như ngô, đậu[3][4]

Cua ma là loại sinh vật cảnh hiếm du nhập vào Việt Nam. Trên thế giới được rao bán lên tới gần nửa triệu đồng, thậm chí cả triệu đồng ở thị trường sinh vật cảnh quốc tế. Một con cua ma đực được rao bán 15 USD, còn con cái 25 USD, tương đương với hơn 300.000 đồng đến hơn 500.000 đồng/con.[3][4]

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Peter Davie (2012). Geosesarma de Man, 1892”. Cơ sở dữ liệu sinh vật biển.
  2. ^ a b “Sau rắn rết, giới trẻ chuyển sang chơi...cua ma”. Báo An ninh Thủ đô. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ a b c “Cua ma cà rồng giá nửa triệu đồng”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]