Dơi ngựa Thái Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pteropus lylei
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Chiroptera
Họ (familia)Pteropodidae
Chi (genus)Pteropus
Loài (species)P. lylei
Danh pháp hai phần
Pteropus lylei
(K. Andersen, 1908)[2]
Phạm vi phân bố
Phạm vi phân bố
Danh pháp đồng nghĩa
Acerodon macklotii

Dơi ngựa Thái Lan (danh pháp khoa học: Pteropus lylei) [3] là một loài động vật có vú trong họ Dơi quạ, bộ Dơi. Loài này được K. Andersen mô tả năm 1908.[2]

Là loài dơi lớn thứ hai vè kích thước chỉ xếp sau loài Dơi ngựa lớn. Chiều dài đầu và thân: 198 – 125 mm; cẳng tay dài: 144 – 162 mm; chiều dài tai 35,5 – 40 mm; chiều dài toàn bàn chân sau: 39,5 – 48 mm; cân nặng cơ thể 389 - 483 g [4]. Lông ở phần đầu màu nâu sẫm hay nâu nhạt, gáy màu hung vàng đến vai thì vàng nhạt hơn. Lông màu sáng ánh bạc ở giữa lưng và thẫm dần về hai bên. Quanh cổ đến ngực và đầu màu vãng sẫm, phần bụng màu sẫm. Không có đuôi. Sọ của Dơi ngựa Thái Lan có hình thái tương tự như Dơi ngựa lớn (chiều dài đái sọ: 59,5 – 65 mm; chiều dài rộng gò má: 33 – 35 mm). Chiều dài hàm răng: 17,5 - 22,5 mm. Nha thức: i2/2; c1/1; p3/3; m2/3 (34 cái răng) [4][5]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Loài dơi này sinh sống ở Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Ở Việt Nam chúng phân bố chủ yếu ở miền Nam, đặc biệt là ở Sóc Trăng (chùa Dơi - TP Sóc Trăng) và Cà Mau (Vồ Dơi). Theo các khảo sát gần đây, số lượng các đàn dơi ngựa ngày càng giảm sút do môi trường sống bị thu hẹp, môi trường ô nhiễm. Công tác bảo tồn loài dơi ngựa nói chung và dơi ngựa Thái Lan nói riêng nên được chú trọng

Thức ăn[sửa | sửa mã nguồn]

Các loại quả chín như nhãn, xoài, chuối,... thường nghỉ ngơi vào lúc khoảng 18 giờ và bay đi kiếm ăn rất xa, tới vài chục km và trở về nghỉ ngơi vào sáng hôm sau. Thức ăn của chúng chủ yếu là quả chín tuy nhiên chúng cũng ăn phấn hoa, mật hoa, hạt phấn, cánh hoa để có đủ năng lượng. Loài này có tuyến nước bọt phát triển, thích nghi với khả năng tiêu hóa thức ăn nghèo protein và natri nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Sóng siêu âm không nhạy bén nên chúng dùng thị giác để tìm thức ăn khác với các loài dơi ăn côn trùng. Chúng có hệ thống răng pháy triển để cắn xuyên qua lớp vỏ để ăn phần thịt quả. Chúng ăn nhiều loại hạt, góp phần quan trọng trong việc phát tán thực vật.[6]

Tập tính[sửa | sửa mã nguồn]

Dơi ngựa Thái Lan có các đặc tính như: đập cánh, ngủ, sải cánh, di chuyển và chải lông. Hoạt động ngủ và chải lông diễn ra vào buổi sáng và cuối buổi chiểu. Hoạt động đập cánh hầu như diễn ra vào buổi sáng và đầu buổi chiều. Không những thay đổi trong ngày mà các tập tính kể trên cũng thay đổi theo mùa. Các hoạt động sải cánh như để tắm nắng [7]

Sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]

Dơi ngựa Thái Lan thường đẻ mỗi năm một lứa vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5; mỗi lứa chỉ đẻ một con; dơi non được mẹ mang theo ở mặt bụng, mỗi khi dơi mẹ bay đi kiếm ăn sẽ để dơi con lại nơi ở. Dơi mẹ thường ôm con, cho con bú và chải lông con. Khi trời nắng nhẹ, từ khoảng 8h đến 10h sáng và 3h -4h chiều, dơi mẹ thường tập bay cho con.[5] (Ghi nhận không chính thức vào thời gian mang thai của loài vào tháng 12 [8]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Bumrungsri, S., Suyanto, A. & Francis, C. (2008). “Pteropus lylei”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 3.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2013.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ a b Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Pteropus lylei”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  3. ^ Alex V. Borisenko, Sergei V. Krushop. Bats of Vietnam and adjacent territories[liên kết hỏng], 212 trang. Moskva, 2003
  4. ^ a b Vũ Đình Thống, 2004. Dẫn liệu mới về các loài dơi ngựa (Pteropus spp.) và hiện trạng của chúng ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 26(3): trang. 10-17.
  5. ^ a b Nguyễn Trường Sơn, Vũ Đình Thống, Phạm Đức Tiến và Nguyễn Vũ Khôi, 2009. Hiện trạng các loài dơi thuộc giống Pteropus ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học 31(3): trang 52-57.
  6. ^ Lekagul B. and McNeely J.A., 1977. Mammals of Thailand. assciation for the conversation of wildlife. Bangkok, Thailand.
  7. ^ Phillip, W.W.A., 1958. A note on the flaying fox (Pteropus hypomelanus maris) of Addu Atoll. Maldive Islands. Journal of Bombay Natural History Society. 55: pp. 334-337.
  8. ^ Nguyễn Trường Sơn, Vũ Đình Thống, 2006, Nhận dạng một số loài dơi Việt Nam. Nhà xuất bản Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh. Trang 17.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Pteropus lylei tại Wikimedia Commons