Dịch sởi Việt Nam 2014

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trường hợp nhiễm bệnh và tử vong
Ngày báo cáo Tử vong nhiễm bệnh
10 tháng 4 25
17 tháng 4 110 7000
18 tháng 4 114 8500
30 tháng 5 142 21.639

Dịch sởi tại Việt Nam[1][2] năm 2014 dùng để chỉ có rất nhiều ca bệnh sởi và tử vong ở 61/63 tỉnh thành của Việt Nam năm 2014.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Sởi là loại bệnh lây truyền qua đường mũi và miệng, và chủ yếu lây nhiễm đối với trẻ em. Ở Việt Nam, sau 3 năm không có dịch, vào tháng 1 năm 2014, bệnh đã bùng phát ở 24 tỉnh, thành bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, với 993 ca mắc và 7 tử vong trên toàn quốc, trong đó 30% số ca bệnh xuất phát từ Hà Nội, và cũng 50% số ca tử vong là ở Hà Nội.[3] Căn bệnh này đã xuất hiện trở lại mặc dù chiến dịch tiêm phòng chung UNICEFWHO thực hiện trong năm 2010 (giai đoạn 2009-2010 có hơn 8.200 ca nhiễm bệnh[4]), với mục đích tiêm chủng cho 7,5 triệu trẻ em.[5] Việt Nam đang trong giai đoạn kiểm soát bệnh sởi và dự kiến loại bệnh này vào năm 2017[6] Đợt bùng phát bệnh gần nhất vào khoảng tháng 5 năm 2013 và kết thúc vào tháng 12 với 1048 ca mắc.

Trước đó trong Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế được Chính phủ Việt Nam thông qua năm 2012 cho giai đoạn 2012-2015 với số tiền 12.770 tỷ đồng, trong đó có nội dung loại trừ bệnh sởi vào năm 2012, giảm số trường hợp mắc sởi dưới 1/1.000.000 dân, và triển khai vắc xin sởi - rubella (MR) trong tiêm chủng mở rộng tiến tới loại trừ bệnh rubella vào năm 2020.[7]

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, dịch sởi ở Việt Nam không chỉ mới xảy ra trong giữa tháng 4, mà đã diễn tiến từ đầu năm 2014 trên nhiều tỉnh thành Việt Nam, với số ca mắc sởi trung bình 30 ca/ngày ở Tp. HCM.[8] Từ đầu năm 2014 đến ngày 5 tháng 2 có hơn 630 ca có dấu hiệu của bệnh sởi.[9]

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, có 3 nguyên nhân đưa đến dịch sởi là người dân ít đưa con cháu đi tiêm phòng sởi do lo ngại biến chứng, bệnh nhân tập trung về Bệnh viện Nhi Trung ương dẫn đến lây nhiễm chéo và quá tải và thời tiết chuyển mùa nên dịch bệnh phát triển.[10] Ngày 3 tháng 5, bà bổ sung thêm hai nguyên nhân là biến đổi khí hậu và sự lơ là trong công tác chích ngừa.[11]

Từ sau vụ vắc xin tiêm nhầm làm 3 cháu tử vong tại Quảng Trị, nhiều phụ huynh ngại đưa con đi tiêm ngừa vì chi phí cao và sợ biến chứng. Mặc dù theo bà Tiến:"Vắc xin sởi của mình cực tốt".[12] Theo ông Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục khám, chữa bệnh đã nhận định: "Chỉ cần đi qua đầu giường là đã bị lây sởi", có nghĩa bệnh sởi rất dễ lây lan.[13]

Công bố dịch[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đến đầu tháng 5 năm 2014, Bộ Y tế Việt Nam và Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ thông báo dịch, mà từ chối việc công bố dịch, theo như lý do mà bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra lý do "Việc Hà Nội có công bố dịch hay không là thuộc thẩm quyền của UBND TP, ngành Y tế không có thẩm quyền bắt phải công bố hay không công bố dịch"[14] và "UBND TP Hà Nội chưa công bố dịch là hợp lý, vì nếu công bố dịch sởi trên toàn TP thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học hành, đi lại, du lịch... của thành phố".[15][16]. Việc này đã xảy ra nhiều tranh cãi, trong đó có nghi ngờ là Bộ Y tế "giấu dịch" vì bệnh thành tích và sự kém hữu hiệu trong sử dụng kinh phí trong Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 - 2015.[17][18]

Còn theo thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, người trực tiếp phụ trách mảng y tế dự phòng và phòng chống dịch bệnh cho rằng: "Trong các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế từ cuối năm ngoái đến nay đều ghi là dịch. Bộ không bao giờ nói không có dịch", dù không công bố chính thức.[19]

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Theo báo cáo của bộ Y tế, từ tháng 2 đến ngày 10 tháng 4 đã có 25 ca tử vong do sởi.[20]

Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng chỉ có một văn bản chỉ đạo hết sức chung chung khiến tình thế không có chuyển biến nào đáng kể và dư luận cũng không chú ý đề phòng. Chỉ đến khi PGS-TS Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã phải kêu gọi sự quan tâm của báo chí một lần nữa và mời các phóng viên tận mắt vào chứng kiến sự quá tải của các bệnh viện và đưa lên công luận.[3] Nhận được thông tin qua một người có con mắc bệnh tại bệnh viện Nhi Trung ương trên Facebook https://www.facebook.com/pkvinh/posts/860944560588197, chiều ngày 15 tháng 4, phó thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát bệnh viện Nhi Trung ương và yêu cầu bộ Y tế báo cáo tình hình.[21] Ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cho biết đã có 108 trẻ tử vong do sởi và các biến chứng sau sởi.[18]

Đến sáng ngày 17 tháng 4, bệnh sởi đã có mặt ở 60/63 tỉnh, thành phố, với số mắc gần 7.000 ca, kể cả người lớn[22] và trong đó có khoảng 110 ca tử vong.[23]. Bệnh viện Nhi trung ương đã trở nên quá tải, có trường hợp 7 trẻ em mắc bệnh phải chen chúc trên một giường bệnh tại bệnh viện Bạch Mai.[24]

Sáng ngày 18 tháng 4, Bộ Y tế tổ chức họp báo thông báo dịch sởi nhưng khẳng định không tuyên bố dịch.[25] Lúc này sởi đã có mặt ở 61/63 tỉnh, thành phố, với số ca mắc 8.500 và có ít nhất 114 ca tử vong.[26] Tại bệnh viện Nhi Trung ương có 105 ca tử vong, 4 ở bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, 2 tại bệnh viện Bạch Mai, còn lại ở các tỉnh thành khác.

Theo Báo điện tử Chính phủ, đến ngày 1 tháng 5 có "3.832 trường hợp mắc sởi xác định trong số 12.411 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố", "25 trường hợp tử vong do sởi trong số 130 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi".[27]

Ngày 30 tháng 5, bộ Y tế công bố báo cáo tổng kết trong đó kết luận "Việt Nam đã phản ứng rất nhanh đối với dịch sởi". Báo cáo này cũng công bố con số trường hợp mắc sởi xác định là 4.602 và số trường hợp sốt phát ban nghi sởi là 21.639, 142 người đã tử vong.[28]

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Quan chức nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Y tế Việt Nam bị cho là chậm chạp trong việc công bố dịch,[29] cũng như Bộ Y tế chủ quan, chậm vào cuộc và coi nhẹ y tế dự phòng.[3] Bên cạnh đó bộ này cũng bị cho là cấp máy thở hỏng cho bệnh viện Bạch Mai chống sởi.[30] Ngày 23 tháng 4 năm 2014, một số người dân đã biểu tình trước cửa Bộ Y tế.

Ngày 17 tháng 4, tại bệnh viện Nhi Trung ương, các phóng viên bị cấm đưa tin về tình hình bệnh sởi tại đây.[31]

Ngày 23 tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê bình công tác chỉ đạo điều hành trong việc phòng chống dịch và yêu cầu "rút kinh nghiệm": "Các đồng chí rút kinh nghiệm trong chỉ đạo. Bây giờ theo dõi tình hình dịch bệnh phải kịp thời, đánh giá đúng mức, chỉ đạo hiệu quả".[10] Cũng từ ngày 23 tháng 4, báo chí Việt Nam ít đưa tin về dịch sởi.

Dư luận[sửa | sửa mã nguồn]

Một làn sóng chê trách bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã dấy lên trong dư luận vì cho rằng người đứng đầu Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm vì sự bất lực và phản ứng chậm trễ, không minh bạch thông tin, không kiểm soát được dịch sởi và gây hoang mang và phẫn nộ trong cộng đồng.[3][21][32] Trang Facebook có tên "Bộ trưởng Bộ Y tế hãy từ chức" kêu gọi các thành viên ký tên, chụp ảnh và biểu tình. Nhiều người nổi tiếng trong đó có nhạc sĩ Tuấn Khanh[33][34], người dẫn chương trình Phan Anh[35], đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết[36] đã lên tiếng kêu gọi bà Kim Tiến từ chức. Một bác sĩ BV Nhi TƯ cho rằng "giá như mọi biện pháp đã được Bộ Y tế triển khai quyết liệt từ trước, không đợi "nước đến chân mới nhảy" thì trẻ chết không nhiều đến thế".[37]

Nhưng theo bà Tiến:"Tôi không nghĩ đến từ chức ngay".[38] Đến nay, chưa có quan chức nào nhận trách nhiệm hay là xin lỗi trước nhân dân.

Một luồng ý kiến khác cho rằng giới truyền thông và người dân đã phản ứng thái quá và góp phần gây ra dịch.[39]

Trong dư luận và trên mạng đã có "những bài thuốc truyền miệng và truyền trên mạng, nhưng nhiều phương thuốc có thể gây thêm nguy hiểm cho bệnh nhân, ví dụ như lá mùi chữa được sởi, theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng (Nguyên Chủ tịch Hội đông y Việt Nam) là tuyệt đối không nên làm và "Các phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y hoặc Tây y chứ tuyệt đối không được làm ẩu".[40]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tên gọi tạm đặt, vì chưa có thông tin công bố dịch chính thức
  2. ^ Theo quy định, việc công bố bệnh truyền nhiễm trong đó có Sởi chỉ được thực hiện khi có đủ hai điều kiện sau: Có số người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá số người mắc dự tính bình thường của cơ quan y tế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. Có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ gồm: Quy mô, tính chất của bệnh dịch vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan y tế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bệnh dịch được Bộ trưởng Bộ Y tế xác định có sự biến đổi tác nhân gây bệnh, có nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả; Bệnh dịch có tỷ lệ tử vong cao mà chưa rõ tác nhân gây bệnh và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả; Bệnh dịch xảy ra khi có thiên tai, thảm hoạ.[1]
  3. ^ a b c d Quang Duy, Bệnh sởi bùng phát: Bộ Y tế chủ quan, vào cuộc chậm? , Báo Lao động, 17/04/2014
  4. ^ Ông Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia y tế ở Úc (ngày 1 tháng 1 năm 1970). “Y tế VN bất lực trong vụ bệnh sởi? - BBC Vietnamese - Việt Nam”. Bbc.co.uk. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.
  5. ^ “Measles Reemerges in Vietnam”. HealthMap. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.
  6. ^ dT() (ngày 11 tháng 9 năm 2008). “Measles cases reach 7,000 this year - Vietnam+ (VietnamPlus)”. En.vietnamplus.vn. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.
  7. ^ Quyết định số 1208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 - 2015, Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
  8. ^ “Quy mô bệnh sởi đã ở mức độ "dịch"? - VietNamNet”. Vietnamnet.vn. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.
  9. ^ “Measles threat looms dangerously over Vietnam - ANN”. Asianewsnet.net. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ a b Bộ Y tế được yêu cầu ‘rút kinh nghiệm’, BBC, 24/4/2014
  11. ^ T.H. “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  12. ^ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: "Vắc xin sởi của mình cực tốt" Lưu trữ 2014-05-02 tại Wayback Machine, Một Thế giới, 16/4/2014
  13. ^ 'Chỉ cần đi qua đầu giường là đã lây sởi', Vietnamnet, 28/04/2014
  14. ^ Bộ trưởng Y tế "đẩy" việc công bố dịch sởi cho Hà Nội?, Báo Pháp luật, 17/04/2014
  15. ^ Lý lẽ của Bộ trưởng Tiến không nên công bố dịch sởi Lưu trữ 2014-05-02 tại Wayback Machine, Báo Đất Việt, 22/04/2014
  16. ^ Bộ trưởng Y tế: 'Hà Nội chưa công bố dịch sởi là phù hợp', VTC News, 22/04/2014
  17. ^ Một lý do Bộ Y tế không công bố dịch sởi?, PetroTimes, 24/04/2014
  18. ^ a b 108 trẻ chết do sởi và biến chứng: Bộ Y tế giấu dịch? Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2014.
  19. ^ Nam Phương, Thứ trưởng Y tế: 'Tôi khẳng định đang có dịch sởi', VnExpress, 18/4/2014
  20. ^ Đã có 25 trẻ tử vong vì sởi. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2014.
  21. ^ a b Ứng phó với dịch sởi: Chậm vài nhịp, có kịp? Lưu trữ 2014-05-03 tại Wayback Machine, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Giang, 02/04/2014
  22. ^ Hàng loạt người lớn nhập viện vì biến chứng sởi, Dân Trí, 18/04/2014
  23. ^ “Bộ Y tế gấp rút thay đổi phác đồ điều trị bệnh sởi”. Đài tiếng nói Việt Nam VOV.VN. ngày 9 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.
  24. ^ 7 trẻ mắc sởi chen chúc trên một giường bệnh Lưu trữ 2014-05-02 tại Wayback Machine, Zing News Video, 17/4/2014
  25. ^ Không công bố, chỉ thông báo dịch sởi! Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.
  26. ^ “Vietnam minister calls for calm in face of 8,500 measles cases, 114 fatalities | Health | Thanh Nien Daily”. Thanhniennews.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.
  27. ^ “Cập nhật tình hình dịch sởi và công tác phòng, chống”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2014.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  28. ^ “Bộ Y tế: "VN đã phản ứng rất nhanh đối với dịch sởi". Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2014.
  29. ^ “Chưa công bố dịch sởi Bộ Y tế ngại điều gì”. 24h.com.vn. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.
  30. ^ “Bộ Y tế cấp máy thở... hỏng cho BV Bạch Mai chống sởi?”. Doisongphapluat.com. ngày 29 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.
  31. ^ “Phóng viên bị cấm tác nghiệp tại Viện Nhi”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.
  32. ^ “Tổng bí thư: Ngành y có yếu kém, cử tri thông cảm”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2014.
  33. ^ 'Bộ trưởng Y tế nên từ chức'. BBC tiếng Việt. Truy cập 1 tháng 5 năm 2014.
  34. ^ Nhạc sĩ Tuấn Khanh kêu gọi Bộ trưởng Bộ Y tế nên từ chức Lưu trữ 2014-05-02 tại Wayback Machine, Phụ nữ Kiều Việt, 18/04/2014
  35. ^ “MC Phan Anh mong Bộ trưởng Y tế dồn sức dập dịch sởi...”. Một Thế giới. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2014.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  36. ^ “Phải có sức ép mạnh, quan chức khuyết điểm mới từ chức”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2014.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  37. ^ Giá mà Bộ trưởng Y tế thị sát sớm hơn! , Báo điện tử Đảng CSVN, 18/04/2014
  38. ^ Bộ trưởng Y tế: "Tôi không nghĩ đến từ chức ngay", Dân Trí, 30/04/2014
  39. ^ “Niềm tin bị đánh mất”. VNExpress. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2014.
  40. ^ Sự thật việc tắm hạt mùi phòng sởi , Eva, 17/04/2014

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]