Hậu phi Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Danh sách Hoàng hậu Việt Nam)
Di cốt còn sót lại của Tả phu nhân, một trong những người vợ của vua Triệu Văn Đế
Tượng Đại Thắng Minh Hoàng Hậu Dương Vân Nga ở Hoa Lư, người duy nhất làm hoàng hậu 2 triều trong lịch sử Việt Nam.
Tuyên phi Đặng Thị Huệ, Thân mẫu của chúa Trịnh Cán và chúa Trịnh Tông
Từ Dụ Hoàng thái hậu.
Diệu phi Mai Thị Vàng.
Nam Phương Hoàng hậu, hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam

Khái quát về thứ bậc trong cung[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Việt thông sử do Lê Quý Đôn biên soạn có đoạn viết: "Quốc thống nước ta nếu vẫn noi gương người xưa, phong tục cũ chưa đổi, có Đinh Tiên Hoàng lập năm Hoàng hậu, một là Đan Gia (丹嘉), hai là Trinh Minh (貞明), ba là Kiểu Quốc (矯國), bốn là Cồ Quốc (𡚝國), năm là Ca Ông (歌翁). Lê Đại Hành lập Hoàng thái hậu nhà Đinh là Dương thị làm Đại Thắng Minh Hoàng hậu (大勝明), cùng với Phụng Càn Chí Lý (奉乾至理), Thuận Thánh Minh Đạo (順聖明道), Trịnh Quốc (鄭國), Phạm Hoàng hậu là năm Hoàng hậu. Lý Thái Tổ lập sáu Hoàng hậu, duy có đích phu nhân gọi là Lập Giáo hoàng hậu (立教), quy chế xe kiệu và y phục khác hẳn với các cung khác, sau lại lập thêm ba Hoàng hậu nữa. Lý Thái Tông lập bảy Hoàng hậu, có Mai Hoàng hậu, Đinh Hoàng hậu, Vương Hoàng hậu, lại có nàng hầu được lập làm Thiên Cảm Hoàng hậu (天感). Lý Nhân Tông lập hai Hoàng hậu là Thánh Cực (聖極), Chiêu Thánh (昭聖), sau lại lập thêm ba Hoàng hậu là Lan Anh (蘭英), Khâm Thiên (欽天), Chấn Bảo (震寶) ".

Triều đại nhà Lý, Thái Tông ban chỉ dụ về thứ bậc chốn nội cung: "Hoàng hậu và phi tần mười ba người, Ngự nữ mười tám người, Nhạc kỹ hơn trăm người". Ghi chú của chính sử không phân định về tôn ty danh phận, nhưng dựa theo sử liệu qua các đời Thánh Tông, Thần Tông, Anh Tông, nội cung phi tần trừ Nguyên phi (元妃) kế dưới Hoàng hậu, có danh phận cao nhất, còn có các tước vị Thần phi (宸妃), Quý phi (貴妃), Đức phi (德妃), Thục phi (淑妃), Hiền phi (賢妃), Thứ phi (庶妃), Phu nhân (夫人). Bậc Phu nhân lệ được ban hai mỹ từ làm huy hiệu, như Thánh TôngỶ Lan (倚蘭), Nhân TôngThần Anh (宸英), Thần TôngMinh Bảo (明寶), Cảm Thánh (感聖), Phụng Thánh (奉聖), Huệ Tông có Thuận Trinh (順貞). Chế độ nội cung nhà Trần ban đầu xếp đặt thứ bậc theo cách gọi của nhà Lý. Thời Minh TôngSung viên (充媛) Lê thị, nhiều khả năng nhà Vua dựa theo lễ giáo cung đình phương Bắc mà dùng các tước vị trong Cửu tần (九嬪) ban phong cho nội cung.

Triều đại Lê sơ, Thánh Tông đặt ra chế độ nội cung:

  • Tam phi (三妃): Quý phi (貴妃), Minh phi (明妃), Kính phi (敬妃).
  • Cửu tần (九嬪):
    • Tam chiêu (三昭): Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Chiêu viên (昭媛).
    • Tam tu (三修): Tu nghi (修儀) Tu dung (修容), Tu viên (修媛).
    • Tam sung (三充): Sung nghi (充儀), Sung dung (充容), Sung viên (充媛).
  • Lục chức (六職): Tiệp dư (婕妤), Dung hoa (容華), Tuyên vinh (宣榮), Tài nhân (才人), Lương nhân (良人), Mỹ nhân (美人).

Các Hoàng đế Lê sơ thường không lập Hoàng hậu, chỉ lấy bậc Quý phi đứng đầu trông nom công việc nội cung.

Triều nhà Nguyễn thường không lập Hoàng hậu, trừ trường hợp Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, người vợ tào khang theo phò Gia Long từ thuở hàn vi, Khiêm Hoàng hậu được em chồng là Hiệp Hòa tôn phong và Nam Phương Hoàng hậu, Hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, được Bảo Đại - vị Hoàng đế chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây sách lập. Tất cả vợ chính của các Hoàng đế từ Minh Mạng đến Khải Định đều chỉ là Hoàng quý phi hoặc Nhất giai phi. Theo quy định nhà Nguyễn, Hoàng quý phi ở trên bậc nhất giai, giúp Hoàng thái hậu cất đặt và chỉnh tề công việc nội cung, là danh hiệu tôn quý nhất nội cung nhà Nguyễn.

Theo Nội các triều Nguyễn-Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, vào đầu thời Nguyễn, thứ bậc nội cung được quy định: "Lúc quốc sơ định lệ cung giai. Tam phi là Quý phi, Minh phi, Kính phi. Tam tu là Tu nghi, Tu dung, Tu viên. Cửu tần là Quý tần, Hiền tần, Trang tần, Đức tần, Thục tần, Huệ tần, Lệ tần, An tần, Hòa tần. Tam chiêu là Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên. Tam sung là Sung nghi, Sung dung, Sung viên. Lục chức là Tiệp dư, Dung hoa, Nghi nhân, Tài nhân, Linh nhân, Lương nhân".

Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Minh Mạng có chỉ dụ định lại thứ bậc của nội cung, "Nay theo gương cổ nhân, đặt chín bậc phi tần ở nội cung, khiến cho chốn khuê môn trật tự phân minh, phong hóa tôn nghiêm, tuân theo mãi mãi":

  • Hoàng quý phi (皇貴妃).
  • Quý phi (貴妃), Hiền phi (賢妃), Thần phi (宸妃) làm bậc nhất hay Nhất giai phi (一階妃).
  • Đức phi (德妃), Thục phi (淑妃), Huệ phi (惠妃) làm bậc nhì hay Nhị giai phi (二階妃).
  • Quý tần (貴嬪), Hiền tần (賢嬪), Trang tần (莊嬪) làm bậc ba hay Tam giai tần (三階嬪).
  • Đức tần (德嬪), Thục tần (淑嬪), Huệ tần (惠嬪) làm bậc bốn hay Tứ giai tần (四階嬪).
  • Lệ tần (麗嬪), An tần (安嬪), Hòa tần (和嬪) làm bậc năm hay Ngũ giai tần (五階嬪).
  • Tiệp dư (婕妤) làm bậc sáu hay Lục giai Tiệp dư (六階婕妤).
  • Quý nhân (貴人) làm bậc bảy hay Thất giai Quý nhân (七階貴人).
  • Mỹ nhân (美人) làm bậc tám hay Bát giai Mỹ nhân (八階美人).
  • Tài nhân (才人) làm bậc chín hay Cửu giai Tài nhân (九階才人).
  • Tài nhân vị nhập giai (才人未入階), còn gọi là Tài nhân vị nhập lưu (才人未入流)
  • Cung nga (宮娥), Thể nữ (婇女), gọi chung là Cung nhân (宮人).

Lại xuống dụ: "Trước đã chuẩn định nội cung chín bậc, trong đó có Đức phi, nay đổi làm Gia phi (嘉妃) ".

Các danh hiệu không cố định mà thay đổi qua các triều Hoàng đế hoặc ngay trong cùng một triều. Như hai năm sau khi ban hành chế độ trên, năm Minh Mạng thứ 19 (1838), Minh Mạng lại có chỉ dụ thay đổi trong bậc ngũ giai như sau: "Nguyên trước định lệ cung giai, Lệ tần, An tần, Hòa tần cùng là bậc ngũ giai, nay đổi làm An tần, Hòa tần, Lệ tần". Cũng trong năm này, danh xưng của các phi tần trong chín bậc lại có sự thay đổi như sau:

  • Hoàng quý phi (皇貴妃).
  • Quý phi (貴妃), Đoan phi (端妃), Lệnh phi (令妃) làm bậc nhất hay Nhất giai phi (一階妃).
  • Thành phi (誠妃), Trinh phi (貞妃), Thục phi (淑妃) làm bậc nhì hay Nhị giai phi (二階妃).
  • Quý tần (貴嬪), Lương tần (良嬪), Đức tần (德嬪) làm bậc ba hay Tam giai tần (三階嬪).
  • Huy tần (徽嬪), Ý tần (懿嬪), Nhu tần (柔嬪) làm bậc bốn hay Tứ giai tần (四階嬪).
  • Nhân tần (仁嬪), Nhã tần (雅嬪), Thuận tần (順嬪) làm bậc năm hay Ngũ giai tần (五階嬪).
  • Từ Lục giai Tiệp dư (六階婕妤) xuống đến Thất giai Quý nhân (七階貴人), Bát giai Mỹ nhân (八階美人), Cửu giai Tài nhân (九階才人), Tài nhân vị nhập giai (才人未入階) và Cung nga (宮娥), Thể nữ (婇女) không thay đổi.

Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), Thiệu Trị lại cho đổi gọi Đoan phi làm Lương phi, vì chữ "Lương" () đã được đưa lên tấn phong cho bậc nhất giai nên Lương tần ở tam giai được đổi thành Thụy tần (瑞嬪).

Quốc Sử quán ghi lại trong Đại Nam thực lục vào tháng 5 năm Tự Đức thứ 3 (1850), Tự Đức xuống dụ "Định rõ thứ bậc ở nội cung". Theo tờ dụ này, "Về Hoàng quý phi trở lên, đã có lệ sẵn, còn từ phi tần trở xuống, thì chia làm các bậc với các danh xưng và mỹ từ như sau":

  • Thuận phi (順妃), Thiện phi (善妃), Nhã phi (雅妃) làm bậc nhất hay Nhất giai phi (一階妃).
  • Cung phi (恭妃), Cần phi (勤妃), Chiêu phi (昭妃) làm bậc nhì hay Nhị giai phi (二階妃).
  • Khiêm tần (謙嬪), Thận tần (慎嬪), Nhân tần (仁嬪), Thái tần (泰嬪) làm bậc ba hay Tam giai tần (三階嬪).
  • Khoan tần (寬嬪), Giai tần (佳嬪), Tuệ tần (慧嬪), Giản tần (簡嬪) làm bậc bốn hay Tứ giai tần (四階嬪).
  • Tĩnh tần (靜嬪), Cẩn tần (勤嬪), Tín tần (信嬪), Uyển tần (婉嬪) làm bậc năm hay Ngũ giai tần (五階嬪).
  • Tiệp dư (婕妤) làm bậc sáu hay Lục giai Tiệp dư (六階婕妤).
  • Quý nhân (貴人) làm bậc bảy hay Thất giai Quý nhân (七階貴人).
  • Mỹ nhân (美人) làm bậc tám hay Bát giai Mỹ nhân (八階美人).
  • Tài nhân (才人) làm bậc chín hay Cửu giai Tài nhân (九階才人).
  • Tài nhân vị nhập giai (才人未入階), còn gọi là Tài nhân vị nhập lưu (才人未入流).
  • Cung nga (宮娥), Thể nữ (婇女), gọi chung là Cung nhân (宮人).

Riêng hàng phi trong chín bậc ấy, đến tháng 12 năm Tự Đức thứ 14 (1862), Cần phi được đổi thành Đôn phi (敦妃), và sau đó một tháng, Chiêu phi được đổi thành Mẫn phi (敏妃). Đến năm Tự Đức thứ 23 (1870), Lượng tần (諒嬪) Nguyễn Văn thị được tấn phong làm Khiêm phi (謙妃), sau đổi làm Học phi (學妃).

Tháng 8 năm Đồng Khánh nguyên niên (1885), Đồng Khánh ban dụ: "Căn cứ theo tấu trình của Cơ Mật viện và Lễ bộ nói rằng nội chức cũng cần có người, nên xin xem xét ban phong để sáng tỏ quốc điển, vì vậy đành phải chuẩn y cho phép thi hành. Nay xét những cung tần gồm năm người hầu hạ trong cung đã lâu ngày, nghiêm chỉnh tuân thủ phép tắc, truyền chuẩn y tấn phong cho Trần Đăng thị làm Quan phi (觀妃), Phan Văn thị làm Giai phi (佳妃), Hồ Văn thị làm Chính tần (正嬪), Nguyễn Văn thị làm Nghi tần (宜嬪), Trần Văn thị làm Dự tần (豫嬪)".

Triệu - Ngô - Đinh - Tiền Lê[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà Triệu (207-111 TCN)

     
111 TCN 939  
Hoàng đế/Vương
Hậu phi Tên thật Chức vị Ghi chú
Triệu Vũ Đế/
Triệu Vũ Vương
Trình thị - là người Việt, mẹ của Trọng Thủy
Triệu Văn Đế/
Triệu Văn Vương
1 Hữu phu nhân (右夫人) Triệu Lam (趙藍) Phu nhân [1][2]
2 Tả phu nhân (左夫人) không rõ -
3 Thái phu nhân (泰夫人) không rõ -
4 Bộ phu nhân (部夫人) không rõ Phu nhân
Triệu Minh Vương 1 Tranh hậu (橙后) Tranh thị (橙氏) là người Việt, mẹ của Triệu Dương Vương
2 Cù hậu Cù thị Vương hậu (124 TCN)[3]
Thái hậu (112 TCN)[3]
người Hán, mẹ của Triệu Ai Vương
Triệu Ai Vương không rõ - -
Triệu Dương Vương không rõ - -

Nhà Ngô (939-965)

       
939 965 1945  
Vương Hoàng hậu/Vương hậu Tên thật Chức vị Ghi chú
Ngô Quyền Dương hậu Dương hậu Vương hậu (939)[4]
Quốc mẫu (950)
Tên Dương Như Ngọc không được sử sách ghi nhận

Nhà Đinh (968-979)

         
939 968 979 1945  
Hoàng đế
Hoàng hậu Tên thật Chức vị Ghi chú
Đinh Tiên Hoàng 1 Đan Gia Hoàng hậu[5] Hoàng Thị Thi Hoàng hậu Bà sinh ra Đinh Hạng Lang và có hai con lấy hai con riêng khác của Vua Đinh
2 Trinh Minh Hoàng hậu[5] Đinh Thị Tỉnh Hoàng hậu Đệ nhị cung phi, sinh ra công chúa Phù Dung, sau có công đánh giặc Tống.
3 Kiều Quốc Hoàng hậu[5] Dương Thị Nguyệt Hoàng hậu Là người truyền dạy di sản văn hóa Trò Xuân Phả và sinh ra công chúa Ngọc Nương
4 Cồ Quốc Hoàng hậu[5] Nguyễn Thị Sen Hoàng hậu Được hậu thế suy tôn là thánh tổ nghề may, là người sinh ra công chúa Liên Hoa.
5 Ca Ông Hoàng hậu[5] Dương Vân Nga Hoàng hậu Hoàng hậu hai triều Đinh - Lê, sinh ra Vua Đinh Toàn và Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân

Nhà Tiền Lê (980-1009)

         
939 980 1009 1945  
Hoàng đế
Hoàng hậu Tên thật Chức vị Ghi chú
Lê Đại Hành 1 Đại Thắng Minh Hoàng hậu Dương Vân Nga Hoàng hậu nguyên là Hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng, mẹ sinh Phế Đế Đinh Toàn nhà Đinh[5], Linh Hiển Hoàng hậu nhà Lý. Tên dã sử Dương Vân Nga chứ không có trong chính sử.
2 Phụng Càn Chí Lý Hoàng hậu[5] - Hoàng hậu
3 Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng hậu[5] - Hoàng hậu
4 Trịnh Quốc Hoàng hậu[5] - Hoàng hậu
5 Phạm Hoàng hậu[5] Phạm thị Hoàng hậu
6 Chi hậu Diệu nữ - Chi hậu Diệu nữ[5]
Hưng Quốc Quảng Thánh Hoàng thái hậu (truy tôn 1005)
mẹ sinh Lê Trung Tông, Lê Ngọa Triều. Danh hiệu thái hậu do Lê Ngọa Triều truy tôn[5].
Lê Long Đĩnh 1 Cảm Thánh Hoàng hậu - Hoàng hậu Còn 3 hoàng hậu khác không rõ danh hiệu và tên[5]

Lý - Trần - Hồ[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà Lý (1010-1225)

         
939 1010 1225 1945  
Hoàng đế
Hậu phi Tên thật Chức vị Ghi chú
Lý Thái Tổ (2 lần lập hoàng hậu, có tổng số 8 hoặc 9 hoàng hậu[5][6]) 1 Lập Giáo hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân[7] Lập Giáo hoàng hậu (1009) Là vợ cả[8], mẹ Vua Lý Thái Tông.
2 Tá Quốc Hoàng hậu[6] - Tá Quốc Hoàng hậu (1016)
3 Lập Nguyên Hoàng hậu[6] - Lập Nguyên Hoàng hậu (1016)
Lý Thái Tông (lập 8 hoàng hậu[6], nhưng chỉ có 4 bà có danh hiệu hoặc có họ rõ ràng) 1 Linh Cảm Kim Thiên Hoàng hậu Mai thị[6] Kim Thiên Hoàng hậu (1028)

Linh Cảm Hoàng thái hậu (1054)
mẹ sinh Lý Thánh Tông
2 Thiên Cảm Hoàng hậu Dương thị[cần dẫn nguồn] Hoàng hậu (1035)[6]
3 Vương Hoàng hậu Vương thị[6] Hoàng hậu
4 Đinh Hoàng hậu Đinh thị[6] Hoàng hậu
Lý Thánh Tông (lập tổng số 8 hoàng hậu[9], nhưng chỉ có 1 hoàng hậu được ghi lại danh hiệu) 1 Thượng Dương hoàng hậu Dương thị Hoàng hậu (1054)[10]

Thượng Dương cung Hoàng thái hậu (1072)
bị Linh Nhân Hoàng thái phi bức tử vào năm 1073, cùng với 72 Cung nhân
2 Ỷ Lan nguyên phi Lê Thị Khiết Ỷ Lan Phu nhân

Ỷ Lan Thần phi

Ỷ Lan Nguyên phi[6]

Linh Nhân Hoàng thái phi

Hoàng thái hậu
mẹ sinh Lý Nhân Tông
Lý Nhân Tông 1 Thánh Cực hoàng hậu Thánh Cực hoàng hậu[11]
2 Lan Anh Hoàng hậu Lan Anh Hoàng hậu (1115[10]) không con
3 Khâm Thiên Hoàng hậu - Khâm Thiên Hoàng hậu (1115[10]) không con
4 Chấn Bảo Hoàng hậu - Chấn Bảo Hoàng hậu(1115[10]) không con
5 Thần Anh phu nhân - Phu nhân

Thần Anh thái hậu
mẹ nuôi của Lý Thần Tông. Danh hiệu thái hậu do Thần Tông tôn[10]
Lý Thần Tông (lập ít nhất 3 hoàng hậu[12]) - Đỗ thái hậu Đỗ thị Phu nhân

Thái hậu (1129)[10]

Chiêu Hiếu hoàng hậu (truy tôn 1147)[13]
vợ Sùng Hiền hầu, mẹ sinh ra Thần Tông
1 Lệ Thiên hoàng hậu Lý thị Lệ Thiên Hoàng hậu con gái Lý Sơn[10]
2 Linh Chiếu Hiến Chí Hoàng hậu Lê thị Cảm Thánh Phu nhân[10]

Hiến Chí Hoàng thái hậu

Hoàng hậu (truy phong)
con gái Phụ Thiên Đại vương và Thụy Thánh Công chúa; mẹ sinh Lý Anh Tông
3 Chương Anh Thứ phi Lý thị Chương Anh Thứ phi[10]
4 Minh Bảo phu nhân Lê thị Minh Bảo phu nhân[10] con gái Lê Xương
5 Nhật Phụng phu nhân - Nhật Phụng phu nhân[10]
6 Phụng Thánh phu nhân - Phụng Thánh phu nhân[10]
Lý Anh Tông 1 Chiêu Linh Hoàng hậu Vũ thị Hoàng hậu

Chiêu Linh Hoàng thái hậu
mẹ sinh Bảo Quốc Vương Lý Long Xưởng[13]
2 Linh Đạo Chiêu Thiên Hoàng hậu Đỗ Thụy Châu Cung nhân

Thục phi (1173)

Chiêu Thiên Chí Lý Hoàng thái hậu (1175)

Linh Đạo Hoàng hậu (thụy phong 1190)
mẹ sinh Lý Cao Tông[14].
3 Từ Nguyên phi Từ thị[15] Nguyên phi
4 Bùi Thần phi Bùi Chiêu Dương[cần dẫn nguồn] Thần phi
5 Hoàng Quý phi Hoàng Ngân Hoa[cần dẫn nguồn] Quý phi
6 Đỗ Đức phi Đỗ Kim Hằng[cần dẫn nguồn] Đức phi
7 Lê Hiền phi Lê Mỹ Nga Hiền phi mẹ sinh Lý Long Tường[cần dẫn nguồn]
Lý Cao Tông 1 An Toàn Hoàng hậu Đàm thị[13] An Toàn Nguyên phi (1186)

An Toàn Hoàng hậu (1194)

Hoàng thái hậu (1210)
Mẹ sinh Lý Huệ Tông
Lý Huệ Tông 1 Thuận Trinh Hoàng hậu Trần Thị Dung Hoàng thái tử phi

Nguyên phi (1211)

Ngự nữ

Thuận Trinh Phu nhân (1216)

Thuận Trinh Hoàng hậu (1216)[13]

Thái thượng hoàng hậu (1225)

Thiên Cực Công chúa[16]

Linh Từ Quốc mẫu
con gái Trần Lý, em gái Trần Thừa, mẹ sinh Lý Chiêu HoàngHiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu của nhà Trần[13]

Nhà Trần (1225-1400)

         
939 1225 1400 1945  
Hoàng đế
Hậu phi Tên thật Chức vị Ghi chú
Trần Thái Tông 1 Chiêu Thánh Hoàng hậu Lý Phật Kim (Thiên Hinh) Chiêu Thánh Công chúa

Hoàng thái nữ

Chiêu Hoàng đế (1224)
[13]

Chiêu Thánh Hoàng hậu (1225)

Chiêu Thánh Công chúa (1237)
Nữ hoàng Nhà Lý, con gái Lý Huệ TôngLinh Từ Quốc mẫu, được lập làm Hoàng hậu nhà Trần.
2 Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu Lý Oanh Thuận Thiên Công chúa

Phụng Càn Vương phi

Hiển Hoàng phi

Hoài Vương phi

Thuận Thiên Hoàng hậu (1237)
chị gái Chiêu Thánh Hoàng hậu, nguyên là vợ Trần Liễu; mẹ sinh Trần Thánh Tông[16]
3 Lệ Trinh Nguyên phi Lê Thị Tuyết[cần dẫn nguồn] Lệ Trinh Nguyên phi
Trần Thánh Tông 1 Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu Trần Thị Thiều Thiên Cảm Phu nhân (1258)

Thiên Cảm Hoàng hậu (1258)[16]

Thái thượng hoàng hậu (1278)
con gái Khâm Minh Đại vương Trần Liễu và Thiện Đạo Quốc mẫu, mẹ sinh Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông 1 Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu Trần Thị Trinh Công chúa

Bảo Thánh Hoàng Hậu (1279)[17]

Thái thượng hoàng hậu
con gái Trần Hưng ĐạoNguyên Từ Quốc mẫu, mẹ sinh Trần Anh Tông
2 Tuyên Từ hoàng hậu Trần thị Thứ phi

Tuyên Từ Hoàng thái hậu

Thái hoàng thái hậu
em gái Khâm Từ Hoàng hậu[18].
3 Đệ Ngũ Cung phi Đặng Thị Loan Cung phi

Thứ phi

Đức phi
Đức Vua Bà (do nhân dân suy tôn và lập đền thờ)

Nguyên quán Nhân Thắng, Gia Bình, Bắc Ninh.

Vì không có hậu tự nên hồi hương giúp dân.

Trần Anh Tông 1 Văn Đức Phu nhân Trần thị Hoàng thái tử phi (1292)

Văn Đức Phu nhân (1293)[17]
nguyên phối của Anh Tông, con gái Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, chị gái Bảo Từ Hoàng hậu
2 Thuận Thánh hoàng hậu Trần thị Thánh Tư Phu nhân (1293)

Thuận Thánh Hoàng hậu (1309)[17]

Thái thượng hoàng hậu (1314)

Bảo Từ Hoàng thái hậu (1321)
con gái Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng
3 Huy Tư Hoàng phi Trần thị Huy Tư Hoàng phi

Huy Tư Hoàng thái phi

Chiêu Hiến Hoàng thái hậu (truy phong)
con gái Trần Bình Trọng và Thụy Bảo Công chúa, mẹ sinh Trần Minh Tông[19]
4 Tĩnh Huệ Thứ phi Phạm thị Tĩnh Huệ Thứ phi con gái Phạm Ngũ Lão[20]
Trần Minh Tông 1 Hiến Từ Tuyên Thánh Hoàng hậu Trần thị Huy Thánh Công chúa

Lệ Thánh Hoàng hậu (1323)[20]

Hiến Từ Thái thượng hoàng hậu (1329)[20]

Tuyên Thánh Hoàng thái hậu (1342)

Hiến Từ Tuyên Thánh thái hoàng thái hậu (1369)[19]
con gái Huệ Võ Đại vương Trần Quốc Chẩn, mẹ Trần Dụ Tông
2 Minh Từ Hoàng thái phi Lê thị Anh Tư Phu nhân

Anh Tư Nguyên phi

Minh Từ Hoàng thái phi (truy phong 1371)
cô của Lê Quý Ly, mẹ sinh Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông[19]
3 Đôn Từ Hoàng thái phi Lê thị Sung viên

Quang Hiến thần phi

Đôn Từ Hoàng thái phi
cô của Lê Quý Ly, em Minh Từ, mẹ sinh Trần Duệ Tông[19]
Trần Dụ Tông 1 Huy Từ Nghi Thánh Hoàng hậu Trần thị Ý Từ Công chúa

Nghi Thánh Hoàng hậu (1349)

Huy Từ Tá Thánh Hoàng thái hậu (1369)[19]
con gái Bình chương Huệ Túc Vương Trần Đại Niên
Dương Nhật Lễ 1 Hoàng hậu Trần thị Hoàng hậu (1369)[19] con gái Trần Nghệ Tông
Trần Nghệ Tông 1 Thuận Từ Thục Đức Hoàng hậu Trần thị Cung Định Đại vương phi

Huệ Ý Phu nhân[19]

Thục Đức Hoàng hậu (truy phong 1370) [19]

Thuận Từ Hoàng thái hậu (truy phong 1373)
2 Hưng Khánh thái hậu Không rõ họ tên Hưng Khánh thái hậu (1408-1409)[21] Mẹ sinh Hậu Trần Giản Định Đế. Hưng Khánh thái hậu là gọi theo niên hiệu Hưng Khánh của Giản Định Đế.
Trần Duệ Tông 1 Gia Từ Hiển Trinh Hoàng hậu Lê thị Cung Tuyên Vương phi

Hoàng thái tử phi (1371)

Hiển Trinh Thần phi (1372)

Hiển Trinh Hoàng hậu (1373)[19]

Gia Từ Hoàng thái hậu (1377)
em họ Lê Quý Ly, mẹ sinh Trần Phế Đế
2 Nguyễn Thần phi Nguyễn Thị Bích Châu[cần dẫn nguồn] Cung nhân

Thần phi[cần dẫn nguồn]
hi sinh làm vật tế thần biển khi Duệ Tông lên đường đánh Chiêm Thành, dưới thời nhà Lê được truy tặng Chế Thắng Phu nhân
Trần Phế Đế 1 Quang Loan Hoàng hậu Trần Thục Mỹ Thiên Huy Công chúa

Quang Loan Hoàng hậu[19]

Linh Đức Đại vương phi

Thái Dương Công chúa
con gái Trần Nghệ Tông
Trần Thuận Tông 1 Khâm Thánh hoàng hậu Lê Thánh Ngẫu Khâm Thánh Hoàng hậu

Khâm Thánh Hoàng thái hậu
con gái Lê Quý Ly, mẹ sinh Trần Thiếu Đế[22]

Nhà Hồ (1400-1407)

         
939 1400 1407 1945  
Hoàng đế Hoàng hậu Tên thật Chức vị Ghi chú
Hồ Quý Ly Thái Từ Hoàng hậu Trần Thị Huy Ninh Công chúa[19]

Khâm Đức Hưng Liệt Đại vương phi

Quốc tổ Chương Hoàng phi

Thái Từ Hoàng hậu (truy Phong)
con gái Trần Minh Tông, chồng trước là tông thất Nhân Vinh, sau tái giá lấy Hồ Quý Ly, mẹ sinh Hồ Hán Thương.
Hồ Hán Thương Hiến Gia hoàng hậu[22] Trần Thị Hoàng hậu

Hậu Lê - Mạc - Chúa Trịnh - Chúa Nguyễn[sửa | sửa mã nguồn]

Lê sơ (1428-1527)

         
939 1428 1527 1945  

Trừ Uy Mục Trần Hoàng hậu và Tương Dực Khâm Đức Hoàng hậu, tất cả các Hoàng hậu từ Lê Thái Tông trở đi đều có danh phận cao nhất là Quý phi, sau khi mất mới có thụy hiệu là Hoàng hậu.

Hoàng đế
Hậu phi Tên thật Chức vị Ghi chú
Lê Thái Tổ 1 Trịnh Thần phi Trịnh Thị Ngọc Lữ Phu nhân
Thần phi
mẹ sinh Quận Ai Vương Lê Tư Tề, con cả của Lê Thái Tổ[23]
2 Cung Từ Cao Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần Phu nhân

Hoàng hậu (truy phong)

mẹ sinh Lê Thái Tông
3 Phạm Huệ phi Phạm Thị Nghiêu[23] Phu nhân

Huệ phi
4 Trinh Thục phi Trần Thị Ngọc Hiền Huy Chân Công chúa


Phu nhân

Trinh Thục phi
Huy Chân Công chúa nhà Trần, con gái Trần Duệ Tông và Cung nhân Trần Thị Ngọc Hòa, mẹ sinh Trang Từ Công chúa Lê Thị Ngọc Châu[cần dẫn nguồn]
Lê Thái Tông 1 Tuyên Từ Văn Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh (1422-1459)[24] Cung nhân

Thần phi

Tuyên Từ Hoàng thái hậu (1442)

Hoàng hậu (truy phong)
mẹ sinh Lê Nhân Tông, bị Lê Nghi Dân sát hại, sau Lê Thánh Tông truy phong làm Tuyên Từ Nhân Ý Chiêu Túc Hoàng hậu
2 Quang Thục Văn Hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao (1421-1496)[25] Cung nhân


Khánh Phương cung Tiệp dư (1440)

Sung viên

Quang Thục Hoàng thái hậu (1460)

Hoàng hậu (truy phong)
mẹ sinh Lê Thánh Tông
3 Lê Tu dung Lê Nhật Lệ Chiêu nghi

Huệ phi (1437)


Tu dung (1437)
con gái Lê Ngân [26]
4 Lê Thứ nhân Lê Thị Ngọc Dao Nguyên phi

Thứ nhân (1437)
con gái Lê Sát[10]
5 Dương Thứ nhân Dương Thị Bí Thứ phi

Chiêu nghi

Thứ nhân
mẹ sinh Lệ Đức Hầu Lê Nghi Dân[27]
Lê Thánh Tông 1 Huy Gia Thuần Hoàng hậu Nguyễn Thị Hằng (Huyên) (1441-1505)[28] Vĩnh Ninh cung Sung nghi (1460)

Vĩnh Ninh cung Quý phi (1470)

Trường Lạc Hoàng thái hậu (1497)

Thái hoàng thái hậu (1505)
mẹ sinh Lê Hiến Tông, bị Lê Uy Mục giết chết, truy tôn là Huy Gia Trường Lạc Thánh Từ Tĩnh Mục Ôn Cung Như Thuận Thuần Hoàng hậu
2 Phùng Chiêu nghi Phùng Thục Giang
Phùng Diễm Quý (1444-1489)
Tu viên

Chiêu nghi

Tích Quang Nhu Huy hoàng thái hậu (cháu nội Lê Tương Dực truy tôn)
Con gái của Gián nghị đại phu Phùng Văn Đạt, cháu ngoại Trần Công Diễn (dòng dõi nhà Trần), mẹ sinh Kiến vương Lê Tân[29]
3 Phạm Minh phi Phạm thị (1448-1498) Tiệp dư (1461)

Tu viên (1465)

Chiêu viên (1471)

Thụy Đức cung Minh phi (1477)
con gái Đô đốc Phạm Văn Liêu[30]
4 Nguyễn Kính phi Nguyễn thị (1444-1485) Tiệp dư (1466)

Sung dung

Tu dung (1472)

Thọ Am cung Kính phi (1477)
con gái Đô đốc thiêm sự Nguyễn Đức Nghị[31]
5 Nguyễn Tài nhân Nguyễn thị Tài nhân Mẹ sinh Phúc vương Lê Tranh[32]
6 Nguyễn Tu dung Nguyễn Cẩn Kính Tu dung con gái Trung thư lệnh Nguyễn Trực[33]
7 Nguyễn Quý phi Nguyễn thị Quý phi Mẹ sinh Triệu vương Thoan [33]
Lê Hiến Tông 1 Trang Thuận Duệ Hoàng hậu Nguyễn Ngọc Hoàn Hoàng thái tử phi

Quý phi (1497)

Trang Thuận Hoàng thái hậu (truy phong)
người Bình Lăng, mẹ sinh Lê Túc Tông, truy tôn làm Trang Thuận Minh Ý Hoàng thái hậu[33]
2 Chiêu Nhân Duệ Hoàng hậu Nguyễn Thị Cận Cung nhân

Hoàng thái tử thị thiếp

Chiêu Nhân Hoàng thái hậu (1505)(truy phong)
người Phù Chẩn, mẹ sinh Lê Uy Mục, truy phong Chiêu Nhân Hoằng Ý Hoàng thái hậu[34]
3 Từ Trinh Liêm Hoàng hậu Mai Ngọc Đỉnh (1463-1526) Hoàng thái tử thị thiếp

Chiêu nghi (1497)
người Biện Hạ huyện Vĩnh Phúc, mẹ sinh An vương Lê Tuân. Năm 1526, truy phong Từ Trinh Liêm Hoàng hậu
4 Bùi Quý phi Bùi thị Quý phi con gái Quảng Quận công Bùi Xương Trạch[35]
5 Nguyễn Kính phi Nguyễn thị Hoàng thái tử thị thiếp

Kính phi (1497)
người Hoa Lăng, mẹ nuôi của Lê Uy Mục[34]
Lê Uy Mục 1 Uy Mục Trần Hoàng hậu Trần Thị Tùng (Xuân Tùng) Hoàng hậu (1506) người Nhân Mục[36]
2 Lê Quý phi Lê Thị Thanh Cung nhân

Quý phi (1504)[37]
Lê Tương Dực 1 Khâm Đức Hoàng hậu Nguyễn Thị Đạo Hoàng hậu

Linh Ẩn Vương phi

Khâm Đức Hoàng hậu
khi Tương Dực Đế mất, nhảy vào lửa để chết theo, truy tặng Khâm Đức Trinh Liệt Đôn Tiết Hoàng hậu[37]
Lê Chiêu Tông 1 Gia Khánh Thần Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Quỳnh Gia Khánh Hoàng hậu (truy phong 1533) người sách Cao Trĩ, huyện Thụy Nguyên, mẹ sinh Lê Trang Tông[38]
Lê Cung Hoàng 1 Nguyễn Quý phi Nguyễn thị Quý phi con gái Thông Quốc công Nguyễn Thời Trung[38]
2 Đào Quý phi Đào thị Quý phi con gái Lệ Quốc công Đào Đại La[cần dẫn nguồn]

Nhà Mạc (1527-1592)

         
939 1527 1592 1945  
Hoàng đế
Hậu phi Tên thật Chức vị Ghi chú
Mạc Thái Tổ 1 Thái Tổ Vũ Hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn Hoàng hậu
Mạc Thái Tông 1 Thận Nghi Bảo Huy phi Trần Thị Hiền Hoàng thái tử phi
Đệ nhị cung phi
Thận Nghi Bảo Huy phi
con gái Thiết Sơn Bá Trần Chân
Mạc Hiến Tông 1 Hiến Tông Hoàng hậu - Hoàng hậu
Hoàng thái hậu
Thái hoàng thái hậu
sống tới năm 1579, trở thành Thái hoàng thái hậu thời Mạc Mậu Hợp
Mạc Tuyên Tông 1 Tuyên Tông Vũ Hoàng hậu Vũ thị Hoàng hậu
Hoàng thái hậu
sau trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính thời Mạc Mậu Hợp
2 Bùi thị Thứ phi
Hoàng thái hậu
mẹ sinh Mạc Mậu Hợp
Mạc Mậu Hợp 1 Hoàng hậu Nguyễn thị Hoàng hậu
Hoàng thái hậu
sống tới năm 1600 thì bị quân Lê Trịnh giết.

Lê trung hưng (1533-1789)

         
939 1533 1789 1945  
Hoàng đế
Hậu phi Tên thật Chức vị Ghi chú
Lê Kính Tông 1 Đoan Từ Huệ Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh Hoàng hậu
Hoàng thái hậu
con gái An Bình Vương Trịnh Tùng; bị ép lấy Lê Kính Tông, sinh ra Hoàng đế Lê Thần Tông
Lê Thần Tông 1 Diệu Viên Uyên Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc Quận chúa
Hoàng hậu (1630)
Diệu Viên Hoàng thái hậu
nguyên là vợ Cường Quận công Lê Trụ, sau tái giá lấy Lê Thần Tông con gái Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, bỏ đi tu năm 1642
2 Đoan Thuần Uyên Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Hậu Thứ phi
Đoan Thuần Hoàng thái hậu (1662)
mẹ sinh Lê Huyền Tông
3 Minh Thục Uyên Hoàng hậu Nguyễn Thị Ngọc Bạch Quý phi
Minh Thục Hoàng thái hậu (truy phong 1682)
mẹ sinh Lê Chân Tông
Lê Huyền Tông 1 Mục Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Áng Quận chúa
Hoàng hậu
con gái Trịnh Tạc
Lê Dụ Tông 1 Hòa Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trang Quận chúa
Hoàng hậu
Hoàng thái hậu
Quận quân
con gái Trịnh Cương, sinh ra Lê Duy Phường. Năm 1732, bị truất làm Quận quân, con trai là Lê Duy Phường bị truất làm Hôn Đức Công cùng năm
Lê Thuần Tông 1 Nhu Thuận Giản Hoàng hậu Đào Thị Ngọc Liễu Tiệp nữ
Hoàng hậu
Hoàng thái hậu
Lê Chiêu Thống 1 Mẫn Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Đoan Hoàng thái tử thị thiếp (1771 trở về trước)
Hoàng thái hậu (từ 1786)
Vợ thái tử Lê Duy Vĩ, mẹ sinh Lê Chiêu Thống
2 Nguyễn Quý phi Nguyễn Thị Kim (Ngọc Tố) Quý phi hay Hoàng quý phi

Chúa Trịnh (1545 - 1787)

         
939 1545 1787 1945  

Chúa Trịnh (chữ Nôm: 主鄭; chữ Hán: 鄭王, Trịnh Vương) là dòng dõi một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực nhà nước Đại Việt thời Lê Trung hưng của nhà Hậu Lê, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị. Các Chúa Trịnh xưng Vương, nên các Chính phi của các chúa đều là Vương phi.

Vương
Vương phi Tên thật Chức vị Ghi chú
Minh Khang Thái Vương 1 Từ Phúc Thái Vương phi Lại Thị Ngọc Trân Chính phi mẹ sinh Đạt Nghĩa Công Trịnh Cối là con trưởng của Thế Tổ Minh Khang Thái Vương
2 Từ Nghi Thái Vương phi Nguyễn Thị Ngọc Bảo Thứ phi
Vương thái phi
con gái Hưng Quốc công Nguyễn Kim
3 Từ Hạnh Thái Vương phi Trương Thị Ngọc Lãnh Hiền phi
Bình An Vương 1 Từ Huệ Triết Vương phi Lại Thị Ngọc Như Chính phi
con gái Cẩn Lễ Công Lại Thế Khanh, sinh ra quan Hữu tướng tước Tín Lễ Công Trịnh Túc là con trưởng của Trịnh Tùng.
2 Từ Huy Triết Vương phi Đặng Thị Ngọc Bảo Thứ phi
Vương thái phi
Thái tôn thái phi
mẹ sinh Trịnh Tráng
Thanh Đô Vương 1 Từ Huyên Nghị Vương phi Trần Thị Ngọc Đài Chính phi mẹ sinh Trịnh Tạc
2 Từ Thuận Nghị Vương phi Nguyễn Phúc Ngọc Tú Tây cung Thứ phi con gái Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng
3 Từ Hiền Nghị Vương Phi Nguyễn Phúc Ngọc Súy Hiền phi
Đông cung Thứ phi
Tây Định Vương 1 Từ Hậu Dương Vương phi Trịnh Thị Ngọc Lung Chính phi
Vương thái phi
Quốc mẫu
Quốc thái mẫu
2 Từ Tá Dương Vương phi Vũ Thị Ngọc Lễ Thứ phi sinh ra Trịnh Căn
Định Nam Vương 1 Trang Thận Khang Vương phi Nguyễn Thị Ngọc Phụng Hiền phi
2 Diệu Nghĩa Khang Vương phi Phạm Thị Ngọc Quyền Thục phi mẹ sinh Lương Mục Vương Trịnh Vịnh
3 Diệu Tĩnh Khang Vương phi Ngô Thị Ngọc Uyên Thuận phi
An Đô Vương 1 Từ Đức Nhân Vương phi Vũ Thị Ngọc Nguyên Chính phi
Vương thái phi
Thái tôn thái phi
Minh Đô Vương 1 Hoa Dung Ân Vương phi Nguyễn Thị Ngọc Diễm Hoa Dung Thứ phi
Vương thái phi
Thánh Từ Thái tôn thái phi
Quốc mẫu
mẹ sinh Trịnh Sâm
Tĩnh Đô Vương 1 Ý Thục Thịnh Vương phi Hoàng Thị Khoan Chính phi người xinh đẹp, tỏa hương thơm nên được gọi là Ngọc Phương, sinh 2 Quận chúa Ngọc Anh và Ngọc Lan
2 Dương Thái phi Dương Thị Ngọc Hoan Thứ phi
Vương thái phi
mẹ sinh Trịnh Khải
3 Đặng Tuyên phi Đặng Thị Huệ Cung nhân
Tuyên phi
Vương thái phi
Cung nhân
mẹ sinh Trịnh Cán
Án Đô Vương 1 Trinh Thuận Chính phi Nguyễn Thị Ngọc Viên Trinh Thuận Tiết Liệt Chính phi
2 Trang Khiết Thục phi Phùng Thị Ngọc Diên Trang Khiết Ôn Dung Ý Đức Thục phi

Chúa Nguyễn (1558 - 1777)

         
939 1558 1777 1945  

Chúa Nguyễn là cách gọi chung trong sử sách và dân gian về một số nhà cai trị các vùng đất từ Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào miền nam của Việt Nam, bắt đầu vào đầu giai đoạn Lê Trung Hưng của nhà Hậu Lê, hay giữa thế kỷ 16, cho đến khi bị nhà Tây Sơn tiêu diệt năm 1777. Họ là tiền thân của nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của Việt Nam.

Chúa
Phi Tên thật Chức vị Ghi chú
Nguyễn Hoàng 1 Nguyễn thị Nguyễn thị Phu nhân
Từ Lương Quang Thục Ý phi
mẹ sinh Nguyễn Phúc Nguyên, nhà Nguyễn truy tôn là Từ Lương Quang Thục Minh Đức Ý Cung Gia Dụ Hoàng hậu
Nguyễn Phúc Nguyên 1 Mạc Thị Giai Mạc Thị Giai Nhã Tiết Doanh cơ
Huy Cung Từ Thận Thuận phi
con gái cả của Khiêm Vương Mạc Kính Điển, nhà Nguyễn truy tôn là Huy Cung Từ Thận Ôn Thục Thuận Trang Hiếu Văn Hoàng hậu
Nguyễn Phúc Lan 1 Đoàn quý phi Đoàn Thị Ngọc Cung tần
Trinh Thục Từ Tĩnh Huệ phi
nhà Nguyễn truy tôn là Trinh Thục Từ Tĩnh Mẫn Duệ Huệ Kính Hiếu Chiêu Hoàng hậu
Nguyễn Phúc Tần 1 Từ Mẫn Chiêu Thánh Trang phi Châu Thị Viên Chính phu nhân
Tán Quốc Chính phu nhân
Từ Mẫn Chiêu Thánh Trang phi
nhà Nguyễn truy tôn là Từ Mẫn Chiêu Thánh Cung Tĩnh Trang Thận Hiếu Triết Hoàng hậu
2 Tống Thị Đôi Tống Thị Đôi
Từ Tiên Huệ Thánh Tĩnh phi
nhà Nguyễn truy tôn là Từ Tiên Huệ Thánh Trinh Thuận Tĩnh Nhân Hiếu Triết Hoàng hậu
Nguyễn Phúc Thái 1 Tống Thị Lĩnh Tống Thị Lĩnh Cung tần
Quốc thái phu nhân
Từ Tiết Tĩnh Thục Hiến phi
nhà Nguyễn truy tôn là Từ Tiết Tĩnh Thục Tuệ Mẫn Hiến Thuận Hiếu Nghĩa Hoàng hậu
Nguyễn Phúc Chu 1 Tống Thị Được Tống Thị Được Hữu cung tần
Chiêu nghi
Từ Huệ Minh phi Liệt phu nhân
Từ Huệ Cung Thục Kính phi
nhà Nguyễn truy tôn là Từ Huệ Cung Thục Ý Đức Kính Mục Hiếu Minh Hoàng hậu
Nguyễn Phúc Chú 1 Trương Thị Thư Trương Thị Thư Nhã cơ
Tu dung Á phu nhân
Từ Ý Quang Thuận Thục phi
nhà Nguyễn truy tôn là Từ Ý Quang Thuận Chiêu Hiến Thục Huệ Hiếu Ninh Hoàng hậu
Nguyễn Phúc Khoát 1 Trương Thị Dung Trương Thị Dung Hữu cung tần
Tu nghi Phu nhân
Ôn Thành Vương thái phi
mẹ sinh Nguyễn Phúc Luân, nhà Nguyễn truy tôn là Ôn Thành Huy Ý Trang Từ Dục Thánh Hiếu Vũ Hoàng hậu

Nhà Tây Sơn - Nhà Nguyễn[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà Tây Sơn (1778-1802)

         
939 1778 1802 1945  
Hoàng đế
Hậu phi Tên thật Chức vị Ghi chú
Quang Trung 1 Nhân Cung Vũ Hoàng hậu Phạm Thị Liên Chính cung Hoàng hậu (1789) chị em cùng mẹ khác cha với Thái sư Bùi Đắc Tuyên
2 Bùi Hoàng hậu Bùi Thị Nhạn Hoàng hậu

Hoàng thái hậu
là em của Bùi Đắc Tuyên, cô ruột của Nữ tướng Bùi Thị Xuân
3 Như Ý Vũ Hoàng hậu Lê Ngọc Hân Hữu cung Hoàng hậu

Bắc cung Hoàng hậu (1789)

Hoàng thái hậu
con gái thứ chín vua Lê Hiển Tông
Cảnh Thịnh 1 Lê Hoàng hậu Lê Ngọc Bình Chính cung Hoàng hậu em gái Lê Ngọc Hân, sau trở thành Cung Thận Đức phi của Gia Long Hoàng đế nhà Nguyễn

Nhà Nguyễn (1802-1945)

       
939 1802 1945  

Trừ Thừa Thiên Cao Hoàng hậuNam Phương Hoàng hậu, các Hoàng hậu khác của nhà Nguyễn đều được truy phong sau khi mất. Kể từ đời Thiệu Trị, chức cao nhất trong hậu cung nhà Nguyễn là Hoàng quý phi.

Hoàng Đế
Hậu phi Tên thật Chức vị Ghi chú
Gia Long - Ý Tĩnh Khang Hoàng hậu Nguyễn Thị Hoàn Vương thái hậu (1802)

Hoàng thái hậu (1806)

Ý Tĩnh Huệ Cung An Trinh Từ Hiến Hiếu Khang hoàng hậu (truy thụy)
mẹ sinh ra Gia Long
1 Thừa Thiên Cao Hoàng hậu Tống Thị Lan Nguyên phi (1778)

Vương hậu (1796)

Hoàng hậu (1806)

Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (truy phong)
mẹ sinh Anh Duệ Hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh, con gái Thái bảo Khuông Quận công Tống Phước Khuông và bà Quốc phu nhân Lê Thị
2 Thuận Thiên Cao Hoàng hậu Trần Thị Đang Tả cung tần (1781)

Nhị phi

Nhân Tuyên Từ Khánh Hoàng thái hậu (1821)

Nhân Tuyên Từ Khánh Thượng Thọ Thái hoàng thái hậu (1841)

Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (truy phong 1846)
mẹ sinh Hoàng đế Minh Mạng, con gái Lễ bộ Tham tri Trần Hưng Đạt
Minh Mạng 1 Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa Thuận Đức chiêu nghi(1821)


Thần phi(1836)

Tá Thiên Nhân Hoàng hậu (1841)
mẹ sinh vua Thiệu Trị, người huyện Bình An, Biên Hoà, con của Phúc Quốc công Hồ Văn Bôi]
Thiệu Trị 1 Nghi Thiên Chương hoàng hậu Phạm Thị Hằng Phủ thiếp


Thượng nghi (1841)

Nhị giai Thành phi (1843)

Nhất giai Quý phi (1846)

Từ Dụ Hoàng thái hậu (1849)

Từ Dụ Bác Huệ Thái hoàng thái hậu (1885)

Từ Dụ Bác Huệ Khang Thọ Thái thái hoàng thái hậu (1889)

Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (truy phong 1902)
người Gò Công, con gái Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, mẹ sinh Hoàng đế Tự Đức Nguyễn Phúc Hồng Nhậm
2 Huy Thuận Lệnh phi Nguyễn Thị Nhậm Phủ thiếp
Cung tần

Nhị giai Trinh phi (1843)

Nhất giai Lệnh phi (1846)

con gái Kinh Môn Quận công Nguyễn Văn Nhân
3 Huy Thuận Lương phi Võ Thị Viên Đằng thiếp

Cung tần

Tam giai Lương tần (1843)

Nhất giai Lương phi
phi tần được Hoàng đế Thiệu Trị sủng ái nhất
4 Ý Thuận Thục phi Nguyễn Thị Xuyên Phủ thiếp

Cung tần


Nhị giai Thục phi (1843)

Ý Thuận Thục phi (truy phong)
mẹ sinh Thụy Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y, bà nội Hoàng đế Dục Đức
Tự Đức 1 Lệ Thiên Anh hoàng hậu
(Hoàng quý phi Võ thị)
Võ Thị Duyên Cung tần (1848)

Nhị giai Cần phi (1850)

Nhất giai Thuần phi (1860)

Nhất giai Trung phi (1861)

Hoàng quý phi (1870)

Nhất giai Trung phi (bị giáng 1882)

Khiêm Hoàng hậu (1883)

Trang Ý Hoàng thái hậu (1887)

Trang Ý Thuận Hiếu Thái hoàng thái hậu (1889)

Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (truy phong 1903)
mẹ nuôi của Hoàng đế Dục Đức
2 Nguyễn Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm Cung tần

Nhị giai Chiêu phi (1860)

Nhất giai Thiện phi
mẹ nuôi của Hoàng đế Đồng Khánh
3 Huy Thuận Học phi Nguyễn Thị Hương Tam giai Lượng tần

Nhị giai Khiêm phi (1870)


Nhị giai Học phi (1872)

Hoàng thái phi

Nhị giai Học phi
mẹ nuôi của Hoàng đế Kiến Phúc, tôn hiệu Hoàng thái phi của bà bị Đồng Khánh tước bỏ.
4 Lê Mẫn tần Lê thị Tam giai Thận tần

Nhị giai Cung phi (1860)

Tam giai Mẫn tần

Dục Đức 1 Từ Minh Huệ hoàng hậu
(Phan phu nhân)
Phan Thị Điều Phủ thiếp

Hoàng thái hậu (1892)

Từ Minh Huệ Hoàng hậu (truy tôn)
Mẹ sinh Thành Thái.
Đồng Khánh 1 Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu
(Hoàng Quý Phi Nguyễn Hữu thị)
Nguyễn Hữu Thị Nhàn, tự Học Khương Hoàng quý phi (1886)


Hoàng thái hậu (1916)

Khôn Nguyên Hoàng thái hậu (1923)

Khôn Nguyên Xương Minh Thái hoàng thái hậu (1933)

Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu (truy phong)
Mẹ đích Hoàng đế Khải Định, con gái Vĩnh Lai Quận công Nguyễn Hữu Độ, còn gọi là đức Thánh Cung, mất năm Bảo Đại thứ 10
2 Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương Thị Thục Lục giai Tiệp dư

Tứ giai Hòa tần

Tam giai Nghi tần

Hoàng thái phi (1916)

Khôn Nghi Hoàng thái hậu (1923)

Khôn Nghi Xương Đức Thái hoàng thái hậu (1933)

Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu (truy phong)
mẹ sinh Hoàng đế Khải Định, gọi là đức Tiên Cung
Thành Thái 1 Nguyễn Hoàng quý phi Nguyễn Thị Vân Anh Hoàng quý phi

Hoàng đích mẫu

Phủ thiếp[39]
mẹ đích Hoàng đế Duy Tân, con gái Nguyễn Thân
2 Nguyễn Thái phi Nguyễn Thị Định Cung tần

Hoàng sinh mẫu

Phủ thiếp
mẹ sinh Hoàng đế Duy Tân
3 Nguyễn Hữu Huyền phi Nguyễn Hữu Thị Nga Nhất giai Huyền phi con gái Vĩnh Lai Quận công, Cơ Mật viện Đại thần Nguyễn Hữu Độ, em gái Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu
4 Hồ Khoan phi Hồ Thị Phương Khoan phi
Duy Tân 1 Mai Diệu phi Mai Thị Vàng Diệu phi
Khải Định 1 Nhất giai Huệ phi Hoàng Thị Cúc Đằng thiếp

Tam giai Huệ tần (1916)

Nhị giai Huệ phi (1918)

Nhất giai Huệ phi

Đoan Huy Hoàng thái hậu
còn được gọi là đức Từ Cung, mẹ của Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng thái hậu cuối cùng của Việt Nam
2 Trương Hoàng quý phi Trương Như Thị Tịnh Phủ thiếp

Hoàng quý phi (1916)
đi tu trước khi Khải Định lên ngôi, được phong tặng chức Hoàng quý phi để kính nghĩa vợ chồng.
3 Hồ Ân phi Hồ Thị Chỉ Nhất giai Ân phi (1917) con gái của Khánh Mỹ Quận công Hồ Đắc Trung, em gái Hộ bộ Thượng thư Hồ Đắc Khải, Hồ Đắc Di, Hồ Đắc Điềm, là Chính phi được triều đình cưới hỏi chính thức sau khi Khải Định lên ngôi.
Bảo Đại 1 Nam Phương Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan Hoàng hậu Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 岳南. “岭南震撼——南越王墓发现之谜” (bằng tiếng Trung). 广州文史. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ 白芳,信息整理:张诗蔚 (ngày 22 tháng 10 năm 2010). “南越国时期出土的"夫人"玺印” (bằng tiếng Trung). 广东省博物馆网站. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ quyển 2
  4. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ quyển 5
  5. ^ a b c d e f g h i j k l m n Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 1
  6. ^ a b c d e f g h i Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 2
  7. ^ Bí ẩn người vợ được Lý Công Uẩn đối đãi đặc biệt
  8. ^ Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 1. Tuy nhiên đến năm 1016 Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 2 lại ghi Lập Giáo hoàng hậu trong số 3 hoàng hậu khác được lập thêm. Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 2 tạm ghi tồn nghi này lại, cho rằng có thể bộ sử đời trước có nhầm lẫn
  9. ^ Đại Việt sử lược, tr 142
  10. ^ a b c d e f g h i j k l m Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 3
  11. ^ Đại Việt sử lược, tr 173
  12. ^ Đại Việt sử lược, tr 193
  13. ^ a b c d e f Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 4
  14. ^ Đại Việt sử lược, tr 216
  15. ^ Đại Việt sử lược, tr 215
  16. ^ a b c Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 5
  17. ^ a b c Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 5
  18. ^ Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Tuy nhiên Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần (tr 306) cho rằng Cương mục nhầm lẫn, vì các sách sử khác như Đại Việt sử ký toàn thư không nêu Tuyên Từ là em ruột Khâm Từ; có thể chỉ là em họ
  19. ^ a b c d e f g h i j k Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 7
  20. ^ a b c Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 6
  21. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 9
  22. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 8
  23. ^ a b Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 120
  24. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 121
  25. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 125
  26. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 126
  27. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 226
  28. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 127
  29. ^ name="ReferenceH">Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 129
  30. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 129
  31. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 130-131
  32. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 132
  33. ^ a b c Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 133
  34. ^ a b Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 134
  35. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 135
  36. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 136
  37. ^ a b Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 137
  38. ^ a b Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 139
  39. ^ Theo đạo chỉ của Khải Định, tước bỏ huy hiệu các phi thiếp của Thành Thái.