Danh sách vườn quốc gia tại New Zealand

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản đồ của New Zealand với các vườn quốc gia được đánh dấu màu xanh lá cây.

Vườn quốc gia của New Zealand là 14 khu bảo tồn được quản lý bởi Cục Bảo tồn.[1] "vì lợi ích, sử dụng và hưởng thụ của công chúng".[2] Đây là những địa điểm du lịch nổi tiếng, ba phần mười khách du lịch khi tới đây ít nhất đã ghé thăm ít nhất một vườn quốc gia trong thời gian ở New Zealand.[3] Hầu hết các vườn quốc gia đều là các cảnh quan đẹp nhất của New Zealand, các vườn quốc gia đầu tiên thành lập tất cả tập trung vào phong cảnh núi non. Từ những năm 1980, vườn quốc gia đã có sự đa dạng hơn về cảnh quan.[4] bao gồm cả các vườn quốc gia mang tính văn hóa, lịch sử.[5] Vườn quốc gia Tongariro là vườn quốc gia đặc biệt, và cũng là một trong 31 di sản hỗn hợp khi nơi đây mang cả giá trị ý nghĩa về văn hóa lẫn thiên nhiên, còn Te Wahipounamu cũng là một di sản thiên nhiên thế giới bao gồm 4 vườn quốc gia của New Zealand.

Đạo luật Vườn quốc gia năm 1980 được ban hành để hệ thống hóa các mục đích, quản lý và lựa chọn các vườn quốc gia. Nó bắt đầu bằng việc thiết lập các định nghĩa của một vườn quốc gia.

Đạo luật này còn nói rõ rằng, công chúng sẽ có quyền tự do truy cập vào các vườn quốc gia, mặc dù điều này phụ thuộc vào các hạn chế để đảm bảo việc bảo tồn các loài cây bản địa, động vật và các ý nghĩa phúc lợi nói chung. Truy cập vào khu vực bảo vệ đặc biệt (550 km ²) theo giấy phép. Theo Đạo luật, các vườn quốc gia sẽ được duy trì trong trạng thái tự nhiên càng nhiều càng tốt để giữ được giá trị như là khu bảo tồn đất, nước và rừng. Thực vật bản địa và động vật được bảo tồn và cho du khách chiêm ngưỡng tại các khu vực sinh thái mà chúng sinh sống mà không can thiệp vào để đảm bảo tính hoang dã tự nhiên. Việc sinh hoạt của các nhà nghiên cứu chỉ là những túp lều được giới hạn ở ngoài khu vực bảo tồn, chỉ có các công cụ được sử dụng để kiểm soát động vật hoang dã hoặc nghiên cứu khoa học mới được đem vào trong vườn quốc gia.

Dưới đây là danh sách các vườn quốc gia tại New Zealand đã được thành lập và được quản lý theo đạo luật 1980.

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

Núi Tongariro vào mùa đông, Vườn quốc gia Tongariro.
Hình ảnh vệ tinh của Vườn quốc gia Egmont (khu vực rừng).
Bãi biển Totaranui, Vườn quốc gia Abel Tasman.
Khám phá Milford Sound, vịnh hẹp nổi tiếng nhất ở Vườn quốc gia Fiordland.
Đảo Stewart, Vườn quốc gia Rakiura.
Vườn quốc gia Diện tích Thành lập Tọa độ Mô tả
Vườn quốc gia Te Urewera  &00000000000021270000002.127 km² 1954
(loại khỏi danh sách năm 2014)
38°45′N 117°9′Đ / 38,75°N 117,15°Đ / -38.750; 117.150 Cùng với Lâm viên Whirinaki ngay gần đó, Te Urewera là khu vực lớn nhất trong số những khu vực còn lại của những cánh rừng tự nhiên ở đảo Bắc. Hồ Waikaremoana cùng khu vực bờ biển trong vườn quốc gia là những cảnh quan vô cùng hấp dẫn. Vào năm 2014, những người Tuhoe đã thắng kiện và giành lại nhiều hơn phần kiểm soát Te Urewera, và theo Đạo Luật Te Urewera-Tūhoe năm 2014, đây không còn là một vườn quốc gia của New Zealand nữa.[6][7]
Vườn quốc gia Tongariro*  &0000000000000796000000796 km² 1887 39°12′N 175°35′Đ / 39,2°N 175,583°Đ / -39.200; 175.583 Đây là vườn quốc gia đầu tiên của New Zealand, được công nhận là một trong số 31 Di sản thế giới mang cả hai giá trị tự nhiên và văn hóa nổi bật. Là nơi đăng quang của vị vua của người Maori Te Heuheu Tūkino IV, vườn quốc gia bao gồm một số địa điểm thiêng liêng của Maori cùng giá trị thiên nhiên khi nơi đây là một trong những nơi có hoạt động địa chất mạnh với ba núi lửa vẫn đang hoạt động, Ruapehu, NgauruhoeTongariro.
Vườn quốc gia Egmont  &0000000000000335000000335 km² 1900 39°16′N 174°6′Đ / 39,267°N 174,1°Đ / -39.267; 174.100 Vườn quốc gia có bán kính 9 km quanh Núi Taranaki/Egmont và một số khu vực xa xôi hẻo lánh ở phía bắc. Đây là một ngọn núi lửa hình nón đối xứng và đã không còn hoạt động.
Vườn quốc gia Whanganui  &0000000000000742000000742 km² 1986 39°35′N 175°5′Đ / 39,583°N 175,083°Đ / -39.583; 175.083 Giáp với sông Whanganui, kết hợp với các khu vực đất Hoàng gia, lâm trường quốc doanh và một số khu bảo tồn cũ tạo thành.
Vườn quốc gia Abel Tasman  &0000000000000225000000225 km² 1942 40°50′N 172°54′Đ / 40,833°N 172,9°Đ / -40.833; 172.900 Vườn quốc gia nhỏ nhất, địa điểm du lịch phổ biến này có rất nhiều cửa hút gió thủy triều và những bãi biển cát vàng dọc theo bờ vịnh Tasman. Abel Tasman như một nơi để lang thang và chèo thuyền du ngoạn.
Vườn quốc gia Kahurangi  &00000000000045200000004.520 km² 1996 41°15′N 172°7′Đ / 41,25°N 172,117°Đ / -41.250; 172.117 Nằm ở phía tây bắc của đảo Nam, Kahurangi là hồ chứa nước ngoạn mục cung cấp nước cho nhiều hoạt động sinh hoạt. Địa hình cổ và hệ động thực vật độc đáo tạo thêm giá trị của vườn quốc gia lớn thứ hai tại New Zealand.
Vườn quốc gia các hồ Nelson  &00000000000010180000001.018 km² 1956 41°49′9″N 172°50′15″Đ / 41,81917°N 172,8375°Đ / -41.81917; 172.83750 Một khu vực gồ ghề, miền núi trong khu vực Nelson. Nó kéo dài về phía nam từ bờ biển của khu vực rừng Hồ RotoitiRotoroa tới Khu bảo tồn quốc gia Đèo Lewis.
Vườn quốc gia Paparoa  &0000000000000306000000306 km² 1987 42°5′N 171°30′Đ / 42,083°N 171,5°Đ / -42.083; 171.500 Trên bờ biển phía Tây của đảo Nam giữa WestportGreymouth. Nơi đây có khu vực núi đá và vùng chim tự nhiên nổi tiếng Punakaiki.
Vườn quốc gia Đèo Arthur  &00000000000011440000001.144 km² 1929 42°57′N 171°34′Đ / 42,95°N 171,567°Đ / -42.950; 171.567 Một khu vực gồ ghề với núi đá trải dài phân chia chính của dãy Alps phía Nam.
Vườn quốc gia Westland Tai Poutini*  &00000000000011750000001.175 km² 1960 43°23′N 170°11′Đ / 43,383°N 170,183°Đ / -43.383; 170.183 Kéo dài từ đỉnh núi cao nhất của dãy núi phía Nam đến một bờ biển xa xôi hoang dã, vườn quốc gia bao gồm các sông băng, hồ nước và dày đặc những cánh rừng nhiệt đới, cũng như phần lịch sử còn lại của một thị trấn khai thác vàng dọc theo bờ biển.
Vườn quốc gia Aoraki/Núi Cook*  &0000000000000707000000707 km² 1953 43°44′N 170°6′Đ / 43,733°N 170,1°Đ / -43.733; 170.100 Vườn quốc gia có ngọn núi cao nhất của New Zealand, Aoraki / Núi Cook (3,754 m) và sông băng dài nhất, Sông băng Tasman (29 km). Một điểm hấp dẫn cho leo núi, trượt tuyết và các chuyến bay chiêm ngưỡng các danh lam thắng cảnh với việc vườn quốc gia này là một khu vực có vẻ đẹp nổi bật và tự nhiên.
Vườn quốc gia Núi Aspiring*  &00000000000035550000003.555 km² 1964 44°23′N 168°44′Đ / 44,383°N 168,733°Đ / -44.383; 168.733 Một hệ thống phức tạp của phong cảnh núi non ấn tượng, bằng băng ở giữa vùng Núi Aspiring / Tititea (3,036 m), đỉnh núi đơn cao nhất của New Zealand.
Vườn quốc gia Fiordland* &000000000001251900000012.519 km² 1952 45°25′N 167°43′Đ / 45,417°N 167,717°Đ / -45.417; 167.717 Đây là vườn quốc gia lớn nhất ở New Zealand và cũng là một trong những vườn quốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm các góc phía tây nam của đảo Nam. Sự hùng vĩ của cảnh quan, với các vịnh hẹp, hồ băng, núi và các thác nước, làm cho nó trở thành một điểm đến du lịch phổ biến nhất tại New Zealand.
Vườn quốc gia Rakiura  &00000000000015000000001.500 km² 2002 46°54′N 168°7′Đ / 46,9°N 168,117°Đ / -46.900; 168.117 Chiếm khoảng 85% Đảo Stewart / Rakiura, đây là vườn quốc gia mới nhất của New Zealand.

* – Một phần của Di sản thế giới.

Khu vực trung tâm rừng Waipoua, phía bắc Dargaville, đã được đề xuất với tên gọi vườn quốc gia Kauri. Khu vực có chứa hầu hết loài kauri còn lại của New Zealand, bao gồm cả cây kauri lớn nhất, Tāne Mahuta. Dưới các tán rừng kauri cũng là nơi trú ẩn cho các loài đang bị đe dọa bao gồm cả loài chim Kiwi nâu đảo Bắc.[8] Đề xuất này hiện đang được nghiên cứu bởi Cục Bảo tồn.[9]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Cumming, Geoff (ngày 6 tháng 3 năm 2010). “Miners press to enter the green zone”. The New Zealand Herald. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2010.
  2. ^ “8. Benefit, Use and Enjoyment of the Public: General Policy for National Parks”. doc.govt.nz. Department of Conservation. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ “International visitor numbers to larger national parks: Visitor statistics and research”. doc.govt.nz. Department of Conservation. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010.
  4. ^ “National Parks Act 1980: DOC's role”. doc.govt.nz. Department of Conservation. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010.
  5. ^ “5. Historical and Cultural Heritage: General Policy for National Parks”. doc.govt.nz. Department of Conservation. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010.
  6. ^ Cheng, Derek (ngày 25 tháng 7 năm 2014). “Tuhoe takes lead in homeland's future”. The New Zealand Herald. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2014.
  7. ^ Te Urewera–Tūhoe Bill
  8. ^ “Beehive — New Kauri National Park for Northland”. beehive.govt.nz. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2010.
  9. ^ “Minister welcomes progress on Kauri National Park”. Wellington, NZ: New Zealand Government. ngày 11 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2010.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]