Sir David Bruce

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ David Bruce)
Major-General Sir David Bruce
Sinh(1855-05-29)29 tháng 5, 1855
Melbourne, Úc
Mất27 tháng 11 năm 1931(1931-11-27) (76 tuổi)
Luân Đôn, Anh
Tư cách công dânVương quốc Anh
Trường lớpĐại học Edinburgh
Nổi tiếng vìTrypanosoma brucei
Giải thưởngGiải Cameron về Trị liệu của Đại học Edinburgh (1899)
Huân chương Hoàng gia (1904)
Huy chương Leeuwenhoek (1915)
Huy chương Buchanan (1922)
Huy chương Albert (1923)
Huy chương Manson (1923)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVi sinh vật học

Sir David Bruce KCB FRS FRCP FRSE[1] (29 tháng 5 năm 1855, Melbourne – 27 tháng 11 năm 1931) là một nhà bệnh họcvi sinh học Anh gốc Úc, người đã có một số đóng góp quan trọng cho y học nhiệt đới.[2] Năm 1887, ông đã phát hiện ra một loại vi khuẩn, hiện được gọi là Brucella, nguyên nhân gây ra bệnh sốt Malta. Năm 1894, ông phát hiện ra một ký sinh trùng đơn bào tên Trypanosoma brucei, nguyên nhân gây nên bệnh ngủ trên vật nuôi.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bruce sinh ra ở Melbourne, Úc và có cha mẹ đều là người Scotland. Đến năm 5 tuổi thì ông theo gia đình trở về Scotland. Ông học trường Trường Phổ thông Stirling[3] và sau đó theo học y khoa tại Đại học Edinburgh từ năm 1876.[4] Ông tốt nghiệp vào năm 1881.[5]

Ông được nhận Huy chương Leeuwenhoek vào năm 1915.

Brucella là một giống vi khuẩn được đặt theo tên ông. Brucella melitensis là nguyên nhân gây ra bệnh sốt hồi quy ở người và sẩy thai ở dê. Vi khuẩn lây truyền từ dê sang người qua sữa dê. Trypanosoma brucei là nguyên nhân gây bệnh ngủ cũng được đặt theo tên ông.

Tên một số bệnh sốt hồi quy[sửa | sửa mã nguồn]

Malta fever
Mediterranean fever
continued fever
Cyprus fever
goat fever
Gibraltar fever
mountain fever
Neapolitan fever
rock fever
slow fever
febris melitensis
febris undulans
Bruce's septicemia
melitensis septicemia
melitococcosis
Brucellosis
Brucelliasis

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ b., J. R. (1932). “Sir David Bruce. 1855-1931”. Obituary Notices of Fellows of the Royal Society. 1: 79. doi:10.1098/rsbm.1932.0017.
  2. ^ Herron, Jonathan Blair Thomas; Alexander Thomas Dunbar, James (2018). “The British Army's contribution to tropical medicine”. Clinical Medicine. 18 (5): 380–383. doi:10.7861/clinmedicine.18-5-380. PMC 6334121. PMID 30287430.
  3. ^ “Bruce, Colonel David”. Who's Who. 59: 234–235. 1907.
  4. ^ “Former RSE Fellows 1783–2002” (PDF). Royal Society of Edinburgh. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2010.
  5. ^ Brown, G. H. “David (Sir) Bruce”. munksroll.rcplondon.ac.uk. Royal College of Physicians of London. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2017.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]