Nara (thành phố)

(Đổi hướng từ Di tích Nara cổ)
Nara
奈良
—  Thành phố trung tâm  —
奈良市 · Thành phố Nara
From top left: Wakakusayama Mountain Burning, Great Buddha of Todaiji, Yakushi-ji, Todai-ji, Kasuga Shrine and a deer in Nara Park
From top left: Wakakusayama Mountain Burning, Great Buddha of Todaiji, Yakushi-ji, Todai-ji, Kasuga Shrine and a deer in Nara Park

Hiệu kỳ
Biểu trưng chính thức của Nara
Biểu tượng
Vị trí của Nara ở Nara
Vị trí của Nara ở Nara
Nara trên bản đồ Nhật Bản
Nara
Nara
 
Tọa độ: 34°41′B 135°48′Đ / 34,683°B 135,8°Đ / 34.683; 135.800
Quốc giaNhật Bản
VùngKinki
TỉnhNara
Đặt tên theoNara sửa dữ liệu
Chính quyền
 • Thị trưởngNakagawa Motonobu (Nakagawa Gen)
Diện tích
 • Tổng cộng276,84 km2 (10,689 mi2)
Dân số (ngày 1 tháng 1 năm 2010)
 • Tổng cộng368,636
 • Mật độ1.331,58/km2 (344,880/mi2)
Múi giờJST (UTC+9)
630-8580 sửa dữ liệu
Mã điện thoại742 sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaVersailles, Canberra, Gyeongju, Toledo, Tây Ban Nha, Tây An, Dương Châu, Tagajō, Kōriyama sửa dữ liệu
- CâyQuercus gilva
- HoaNara yaezakura
- ChimJapanese Bush Warbler
Điện thoại0742-34-1111
Địa chỉ tòa thị chính1-1-1 Nijō-ōji, Nara-shi, Nara-ken
630-8580
Trang webCity of Nara
Các công trình ở Nara cổ
Di sản thế giới UNESCO
Tiêu chuẩnVăn hóa: ii, iii, iv, vi
Tham khảo870
Công nhận1998 (Kỳ họp 22)

Thành phố Nara (奈良市, Nại Lương thị) thuộc tỉnh Nara (奈良県) ở vùng Kinki của Nhật Bản.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nara là thủ đô của Nhật Bản, Heijo-kyo, được thành lập vào năm 710. Thành phố này đẹp và nổi tiếng nhất Nhật Bản trong thời kỳ trước năm 784, khi thủ đô của Nhật được chuyển đến nơi khác. Lịch sử Nhật Bản gọi thời này là thời kỳ Nara. Tên chính thức của thủ đô thời đó được gọi là Heijō Kyō, được xây dựng theo mô hình của Trường An, Nhà Đường, Trung Quốc, nay là Tây An. Theo sách cổ của Nhật Bản Nihon Shoki, tên gọi "Nara" có nguồn gốc từ narashita nghĩa là "làm phẳng".[1][2]

Bức tường bao quanh thành phố dài khoảng 4,3 km từ phía Đông đến Tây, và 4,8 km từ phía Bắc đến Nam. Có một con đường rộng thiết kế theo kiểu Trung Hoa, rộng khoảng 80 m chạy từ phía Bắc đến Nam ở giữa khu vực trung tâm. Con đường này chạy đến cung điện Heijo, khu vực mà vua và các văn phòng trung ương được đặt ở đó.

Vào thời Nara, đạo Phật được chính quyền ủng hộ mạnh mẽ. Chính vì vậy, nhiều ngôi chùa lớn đã được xây dựng tại Nara và vẫn còn lại cho đến tận ngày nay. Hồi đó, việc xây dựng những ngôi chùa lớn thờ Phật được nghĩ rằng sẽ bảo vệ vua và nước Nhật. Vào thời gian này, Nhật có quan hệ rất tốt với Trung Quốc, lúc đó là thời nhà Đường đã phát triển cực thịnh, và Nara đã là nơi tiếp thu những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của thời Đường. Những công trình xây dựng, nghệ thuật, điêu khắc... thời đó vẫn còn lại đến này nay và được xếp vào tài sản quốc gia của đất nước hoa anh đào.

Năm 2010, thành phố Nara tổ chức lễ kỷ niệm 1300 năm thủ đô cổ Nhật Bản.[3]

Di sản thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Các di tích cổ ở Nara
Di sản thế giới UNESCO
Chùa Kofuku
Tiêu chuẩnVăn hoá: ii, iii, iv, vi
Tham khảo870
Công nhận1998 (Kỳ họp 22)
Nara
"Nara" in kanji
Tên tiếng Nhật
Kanji奈良
Hiraganaなら

Tháng 12 năm 1998, Ủy ban Di sản thế giới đã chọn riêng một số khu vực và những kiến trúc lịch sử của Nara, gồm cả di tích của các cung điện, rừng cây, chùa chiền... đã được xây dựng vào khoảng 1300 năm trước đây, hồi mà Nara đã là thủ đô của Nhật Bản, là di sản văn hóa thế giới. Các bộ phận của di sản văn hóa cố đô Nara gồm:

Trước đó, vào năm 1993, quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji cũng ở Nara đã được chọn là di sản thế giới.

Thành phố kết nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “奈良の語源” (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2006.
  2. ^ Yamada Munemutsu 山田宗睦, trans. Nihon shoki 日本書紀. Vol. 1. Newton Press ニュートンプレス, 1992. p. 159.
  3. ^ Tabuchi, Hiroko (ngày 3 tháng 1 năm 2010). “Happy 1,300th to Nara, Japan”. The New York Times. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010.
  4. ^ “Canberra's international relationships - Canberra's international relationships”. www.cmd.act.gov.au. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2009.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]