Orthriophis moellendorffi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Elaphe moellendorffii)
Orthriophis moellendorffi
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Reptilia
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Serpentes
Phân thứ bộ (infraordo)Alethinophidia
Họ (familia)Colubridae
Chi (genus)Orthriophis
Loài (species)O. moellendorffi
Danh pháp hai phần
Orthriophis moellendorffi
(Boettger, 1886)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Elaphe moellendorffi SMITH 1943[1]
  • Elaphe moellendorffii STEJNEGER 1907
  • Coluber moellendorffi BOULENGER 1894[2]
  • Cynophis moellendorffi BOETTGER 1886[3]

Rắn sọc khoanh, tên khoa học Orthriophis moellendorffi, là một loài rắn trong họ Rắn nước[4][5]. Loài này được Boettger mô tả khoa học đầu tiên năm 1886.[6] Chúng được đặt tên khoa học theo nhà khoa học người Đức Otto Franz von Möllendorff (1848–1903)[7].

Loài rắn này có ở Việt Nam, chúng được xếp vào nhóm nguy cấp trong Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Đó là một loài rắn có đầu và đuôi đỏ chót, chúng sinh sống tại nhiều địa phương trải dài từ miền núi phía Bắc cho đến khu vực Bắc Trung Bộ. Do có hoa văn giống trăn nên chúng còn được gọi bằng nhiều tên khác như trăn lèn, trăn đá, trăn lạt... tùy theo từng địa phương. Chúng là một loài rắn không có nọc độc và rất hiền lành đối với con người. Chúng còn được nhiều người Việt Nam nuôi làm cảnh vì màu sắc độc đáo của chúng. Tại một số địa phương, chúng còn trở thành một đặc sản bổ dưỡng có hương vị đậm đà. Do bị săn bắt và mất môi trường sống, số lượng của chúng đã suy giảm mạnh trong tự nhiên. Do bị săn bắt và mất môi trường sống, số lượng của chúng đã suy giảm mạnh trong tự nhiên.

Tin đồn[sửa | sửa mã nguồn]

Người dân xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang đã phong một loài rắn lạ thường xuyên xuất hiện tại địa phương là "rắn thần", do chúng hay xuất hiện quanh đền Cấm thuộc xóm 16, xã Tràng Đà. Người dân cho rằng đây là một ngôi đền rất thiêng, và những con rắn đỏ, còn gọi là "ngựa ngài", chính là phương tiện đi lại của các bậc thần linh ở nơi đây. Xung quanh những con rắn này đã xuất hiện nhiều câu chuyện mang đậm màu sắc huyền bí, kì dị mà không một ai có thể kiểm chứng. Điều này khiến chẳng ai dám "mạo phạm" vào loài "rắn thần". Xét trên phương diện bảo tồn, việc "thần thánh hóa" rắn sọc khoanh dường như lại là điều tích cực, vì nó bảo vệ cho loài rắn này không bị con người xâm hại.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Smith, M.A. (1943) The Fauna of British India, Ceylon and Burma, Including the Whole of the Indo-Chinese Sub-Region. Reptilia and Amphibia. 3 (Serpentes)., Taylor and Francis, London. 583 pp.
  2. ^ Boulenger, George A. (1894) Catalogue of the Snakes in the British Museum (Natural History). Volume II., Containing the Conclusion of the Colubridæ Aglyphæ., British Mus. (Nat. Hist.), London, xi, 382 pp.
  3. ^ Boettger,O. (1886) Diagnoses reptilium novorum ab ill. viris O. Herz et Consule Dr. O. Fr. de Moellendorff in Sina meridionali repertorum., Zool. Anz. 9: 519-520
  4. ^ Bisby, F.A.; Roskov, Y.R.; Orrell, T.M.; Nicolson, D.; Paglinawan, L.E.; Bailly, N.; Kirk, P.M.; Bourgoin, T.; Baillargeon, G.; Ouvrard, D. (2011). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2011 Annual Checklist”. Species 2000: Reading, UK. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  5. ^ TIGR Reptile Database . Uetz P., ngày 2 tháng 10 năm 2007
  6. ^ Orthriophis moellendorffi. The Reptile Database. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2013.
  7. ^ Ellin Beltz: Names of the Reptiles and Amphibians of North America - Explained

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]