Friedrich Wilhelm I của Phổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Friedrich Wilhelm I
Friedrich Wilhelm I. (Preußen)
Quốc vương Phổ
Tuyển hầu xứ Brandenburg
"Vua - chiến sĩ" Friedrich Wilhelm I qua nét vẽ của họa sĩ cung đình Samuel Theodor Gericke (1665 – 1730, 1713).
Vua nhà Hohenzollern[1]
Trị vì25 tháng 2 năm 1713 - 31 tháng 5 năm 1740
27 năm, 96 ngày
Tiền nhiệmFriedrich I Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmFriedrich II Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
Sinh14 tháng 8 năm 1688
Berlin, Phổ
Mất31 tháng 5 năm 1740
Berlin, Phổ[2]
An tángSanssouci, Potsdam
Hoàng hậu
Hậu duệ
Tên thật
Friedrich Wilhelm von Hohenzollern
Tước vị
Triều đạiNhà Hohenzollern
Thân phụFriedrich I Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuSophia Charlotte của Hanover
Nghề nghiệp(Tham chiến trận Malplaquet)
Tôn giáoKháng Cách

Friedrich Wilhelm I, tên thật là Friedrich Wilhelm von Hohenzollern, (14 tháng 8 năm 168831 tháng 5 năm 1740), phiên âm tiếng ViệtPhriđrích I Vinhem[3] là một thành viên của Hoàng tộc nhà Hohenzollern. Ông là vị vua thứ hai của nước Phổ, và cũng là Tuyển hầu xứ Brandenburg từ năm 1713 đến khi qua đời năm 1740. Trên cương vị là Tuyển hầu xứ Brandenburg, ông được gọi là Friedrich Wilhelm II. Trong liên minh cá nhân, ông là Vương công của Công quốc Neuchâtel. Ông là một trong những vị vua xuất chúng trong thời đại ông sống.[4]

Friedrich Wilhelm I được xem là người cha của chủ nghĩa quân phiệt Phổ,[5] đồng thời là một vị vua canh tân.[6] Ông được quần chúng biết đến như một vị "vua chiến sĩ" (der Soldatenkönig).[7] Nhà vua chú tâm vào việc xây dựng một chính quyền trung ương vững mạnh và phát triển Quân đội Phổ. Sự quan tâm này đã dẫn đến một nỗ lực đặc biệt của ông: vời những người đàn ông cao nhất của châu Âu đến Vương quốc Phổ và thành lập đoàn quân mang tên những người khổng lồ vùng Postdam. Quân đội Phổ trở thành một cỗ máy chiến đấu hùng mạnh và hiệu quả.[8]

Dù thành tựu lớn nhất của ông là xây dựng một lực lượng Quân đội Phổ đông đảo, Friedrich Wilhelm I cũng là người thực hiện cải cách quan trọng về mặt tài chính,[6] tái định cư các tỉnh phía Đông.[9] Về đối ngoại, ông lãnh đạo nước Phổ tham gia cuộc Đại chiến Bắc Âu chống lại đế quốc Thuỵ Điển.[10] Tuy nhiên, ông đã giữ vững nền hoà bình của Vương quốc. Nước Phổ vươn lên thành một "xứ Sparta của phương Bắc".[11]

Không những thế, dù ngồi trên ngôi cao nhưng ông thực tế và tằn tiện.[9] Ông còn nổi tiếng về sự đối xử nghiêm khắc với Thái tử Friedrich - người có tính cách khác biệt vua cha.[11] Ông còn dọa giết Friedrich sau khi mưu đồ chạy trốn của Thái tử này thất bại vào năm 1730.[12]

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Công tử Friedrich Wilhelm, khoảng năm 1700.

Vào năm 1688, Friedrich Wilhelm chào đời tại kinh đô Berlin. Ông là con của Tuyển hầu xứ Brandenburg Friedrich I và Quận chúa xứ Hanover Sophia Charlotte - em gái của Tuyển hầu xứ Hanover là George (tức vua George I của Anh sau này).[13] Thuở bé, Friedrich Wilhelm được giáo dục bởi một phụ nữ tên là Madame de Rocoulles.[14] Chàng quý tộc trẻ tuổi này thường thể hiện tính cách nóng nảy: ông căm ghét lớp học và có ý định làm loạn chống những thầy cô "độc đoán". Tuy nhiên, ông luôn làm theo lời cha mình. Khi còn là thiếu niên, ông trở nên say mê săn bắn và rất yêu thích quân sự.[15]

Vốn là một Bá tước xứ Brandenburg, Friedrich I đã đăng quang vào ngày 18 tháng 1 năm 1701, tại Könisberg, lấy tước hiệu là "Quốc vương Phổ" (König in Preußen).[16] Ông chính thức làm quen với việc trị quốc vào năm 1702, khi ông tham gia Hội đồng Cơ mật và Hội đồng Quân sự Hoàng gia Phổ. Ông cũng tham chiến trong cuộc chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, và thật sự hứng thú với việc đánh trận tại Malplaquet.[17] Những cố vấn quân sự dày kinh nghiệm của ông bao gồm John Churchill, Công tước thứ nhất xứ Marlborough và Vương công Eugène de Savoie-Carignan.[15]

Vương thất Phổ - Hoàng thất Đức
Vương tộc Hohenzollern
Friedrich I của Phổ
Con cái
Luise Dorothea, Phong địa Bá tước Thế tử phi xứ Hessen-Kassel
Friedrich August, Vương tử Phổ
Friedrich Wilhelm I của Phổ
Friedrich Wilhelm I của Phổ
Con cái
Friedrich Ludwig, Vương tử Phổ
Wilhelmine, Phiên hầu tước phu nhân xứ Brandenburg-Bayreuth
Friedrich Wilhelm, Vương tử Phổ
Charlotte Albertine, Vương nữ Phổ
Friedrich II của Phổ
Friederike Luise, Phiên hầu tước phu nhân xứ Brandenburg-Ansbach
Philippine Charlotte, Công tước phu nhân xứ Braunschweig-Wolfenbüttel
Ludwig Karl Wilhelm, Vương tử Phổ
Sophie Dorothea Marie, Phiên hầu tước phu nhân xứ Brandenburg-Schwedt
Luise Ulrike, Vương hậu Thụy Điển
August Wilhelm, Vương tử Phổ
Anna Amalie, Vương nữ-Viện mẫu của Quedlinburg
Friedrich Heinrich Ludwig, Vương tử Phổ
August Ferdinand, Vương tử Phổ
Cháu nội
Friedrich Wilhelm II của Phổ
Friedrich Heinrich Karl, Vương tôn Phổ
Wilhelmine, Thân vương phi xứ Oranje
Emil, Vương tôn Phổ
Friederike, Vương tôn nữ Phổ
Heinrich, Vương tôn Phô
Luise, Thân vương phi Antoni Radziwiłł
Christian, Vương tôn Phổ
Prince Louis Ferdinand
Paul, Vương tôn Phổ
August, Vương tôn Phổ
Friedrich II của Phổ
Friedrich Wilhelm II của Phổ
Con cái
Friederike Charlotte, Công tước phu nhân xứ York và Albany
Friedrich Wilhelm III của Phổ
Christine, Vương nữ Phổ
Prince Louis Charles
Wilhelmine, Vương hậu Hà Lan
Auguste, Tuyển hầu phu nhân xứ Hessen
Prince Henry
Prince Wilhelm
Cháu nội
Prince Frederick
Prince Charles
Frederica, Duchess of Anhalt-Dessau
Princess Friederike
Princess Irene
Prince Tassilo
Prince Adalbert
Prince Tassilo
Elisabeth, Công tử phu nhân Karl xứ Hessen và Rhein
Prince Waldemar
Marie, Vương hậu Bayern
Cháu cố nội
Prince Alexander
Prince George
Friedrich Wilhelm III của Phổ
Con cái
Friedrich Wilhelm IV của Phổ
Wilhelm I của Đức
Charlotte, Hoàng hậu Nga
Friederike, Vương nữ Phổ
Carl, Vương tử Phổ
Alexandrine, Grand Duchess of Mecklenburg
Ferdinand, Vương tử Phổ
Luise Auguste, Vương tức Ha Lan
Prince Albert of Prussia
Cháu nội
Prince Friedrich Karl
Marie Luise, Phong địa Bá tước phu nhân xứ Hessen-Philippsthal-Barchfeld
Charlotte Friederike, Công thế tử phi xứ Sachsen-Meiningen
Maria Anna, Phong địa Bá tước phu nhân xứ Hessen-Kassel
Prince Albert
Princess Elisabeth
Princess Alexandrine
Cháu chắt nội
Marie, Công tôn phu nhân Albert xứ Sachsen-Altenburg
Elisabeth Anna, Đại Công thế tử phi xứ Oldenburg
Princess Anna Victoria
Luise Margareta, Công tước phu nhân xứ Connaught và Strathearn
Friedrich Leopold, Vương tằng tôn Phổ
Friedrich Heinrich
Joachim Albert, Vương tằng tôn Phổ, Vương tằng tôn Phổ
Friedrich Wilhelm
Cháu năm đời
Viktoria Margarete, Thân vương tử phi Reuß xứ Köstritz
Prince Friedrich Sigismund
Prince Friedrich Karl
Prince Friedrich Leopold
Princess Marie Therese
Princess Luise Henriette
Princess Marianne
Princess Elisabeth
Great Great Great Grandchildren
Princess Luise Victoria
Prince Friedrich Karl
Friedrich Wilhelm IV của Phổ
Wilhelm I của Đức
Con cái
Friedrich III của Đức
Luise, Đại Công tước phu nhân xứ Baden
Friedrich III của Đức
Con cái
Wilhelm II của Đức
Charlotte, Công tước phu nhân xứ Sachsen-Meiningen
Heinrich, Vương tử Phổ
Sigismund, Vương tử Phổ
Viktoria, Thân vương tử phi xứ Schaumburg-Lippe
Waldemar, Vương tử Phổ
Sophie, Vương hậu Hy Lạp
Margarethe, Phong địa Bá tước phu nhân xứ Hessen-Kassel
Cháu nội
Waldemar, Vương tôn Phổ
Sigismund, Vương tôn nữ
Heinrich Viktor, Vương tôn Phổ
Cháu chắt nội
Barbara, Vương tằng tôn nữ Phổ
Alfred, Vương tằng tôn Phổ
Wilhelm II của Đức
Con cái
Wilhelm, Thái tử Đức
Eitel Friedrich, Vương tử Phổ
Adalbert, Vương tử Phổ
August Wilhelm, Vương tử Phổ
Oskar, Vương tử Phổ
Joachim, Vương tử Phổ
Viktoria Luise, Công tước phu nhân xứ Braunschweig
Cháu nội
Wilhelm Friedrich, Vương tôn Phổ
Louis Ferdinand, Thân vương Phổ
Hubertus, Vương tôn Phổ
Friedrich Georg, Vương tôn Phổ
Alexander Ferdinand, Vương tôn Phổ
Alexandrine Irene, Vương tôn nữ Phổ
Oskar, Vương tôn Phổ
Victoria Marina, Vương tôn nữ Phổ
Karl Franz, Vương tôn Phổ
Burchard, Vương tôn Phổ
Cecilie, Vương tôn nữ Phổ
Victoria Marina, Vương tôn nữ Phổ
Herzeleide, Vương phi xứ Courland
Prince Wilhem Victor
Wilhelm Karl, Vương tôn Phổ

Quan hệ giữ hai Hoàng gia Anh và Phổ Quốc được tiếp tục qua cuộc hôn nhân của Thái tử Friedrich Wilhelm và Sophia Dorothea - con gái của vua Anh là George I - vào ngày 28 tháng 11 năm 1706. Họ là hai con người có tính cách khác biệt nhau: Thái tử phi nhận thấy ông là người bạo ngược và bủn xỉn. Tuy nhiên, họ có đến 14 người con.[15] Hai đứa con trai đầu lòng của Friedrich Wilhelm và Dorothea đều chết sớm. Ngày 3 tháng 7 năm 1709, đứa con thứ ba chào đời: đây là một người con gái mang tên Frederica Sophia Wilhelmina. Ngày 24 tháng 1 năm 1712, đứa con trai thứ ba của Thái tử Friedrich Wilhelm ra đời: nó là một đứa trẻ khỏe mạnh, được Hoàng gia đặt cho cái tên là Friedrich cùng niềm hy vọng lớn lao.[16][18]

Thủ tướng nước Phổ thời bấy giờ - Johann Kasimir Kolb, Bá tước von Wartenberg là một tham quan. Thấy vậy, Thái tử Friedrich Wilhelm trở nên bức xúc, ông tiến hành một cuộc điều tra, với kết quả là Thủ tướng bị cách chức và bị lưu đày.[15] Vua Friedrich I qua đời năm 1713, Friedrich Wilhelm I lên nối ngôi. Friedrich I được vua con - năm đó 25 tuổi - tổ chức lễ tang lớn.[18]

Nhà vua nước Phổ[sửa | sửa mã nguồn]

Với mong muốn tăng cường sức mạnh của Quân đội Phổ,[19] Friedrich Wilhelm I là vị vua thực sự xây dựng triều đại Hohenzollern.[20] Những cống hiến của ông trong công cuộc xây dựng Vương quốc Phổ bao gồm các cải cách dân chính, nâng cao uy thế quốc tế của nền quân sự Phổ cũng như phát huy sức mạnh và kỷ luật của Quân đội Phổ, nhằm đưa nước Phổ lên đứng ngang hàng với nước Pháp thời cận đại, Vương quốc Anh cùng với những quốc gia có nền chính trị hùng mạnh khác trên toàn cõi châu Âu vào thế kỷ XVIII.

Lúc ông lên ngôi, Vương quốc Phổ là nước có nền kinh tế yếu kém, nhân lực nghèo nàn và lãnh thổ rời rạc.[21] Trong khi tiên vương Friedrich I đã bỏ ra 6 triệu thaler vào năm 1701, Quốc vương Friedrich Wilhelm I chỉ dùng 2500 thaler để tiến hành lễ đăng quang.[16][22] Là một vị Quân vương năng nổ, làm không ít việc nhằm hiện đại hóa, củng cố thực lực của Vương quốc Phổ,[23][24] và gặt hái thành tựu lớn lao trong công cuộc phát triển kinh tế và Quân đội Phổ.[15] Song, ông cũng là một vị vua bạo ngược, thô lỗ, thù dai và thường nổi cáu. Theo nhận định của nhà sử học Thomas Carlyle, ông trị vì như một viên cảnh sát huấn luyện.[15]

Cải cách Quân đội Phổ[sửa | sửa mã nguồn]

Khác với vua cha Friedrich I là vị vua sa đọa, Friedrich Wilhelm I tiếp tục thực hiện chính sách của ông nội - Tuyển hầu Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg. Dưới triều đại Friedrich I, ngân khố quân đội Phổ nghèo nàn, số lượng binh sĩ ít, và tinh thần yếu kém. Thời Friedrich Wilhelm I thì khác: ông ra lệnh cho thần dân sống khắc khổ, và tập trung hoàn toàn vào việc xây dựng một lực lượng quân đội vững mạnh. Ông bắt những tên du đãng phải đi lính, cho những người Tin Lành lánh nạn gia nhập quân đội Phổ, và mở rộng việc giáo dục quân sự cho thần dân (kể cả những người nông dân).[17] Công cuộc cải cách quân đội Phổ của Friedrich Wilhelm I khiến một nhà sử học phải gọi ông là "Trùm phát xít thành Postdam". Ông đã nâng cấp các sĩ quan có năng lực lên tướng lĩnh và những chiến sĩ giỏi xuất thân thường dân lên làm hạ sĩ quan.[22]

Nhà vua đã đưa quân đội Phổ trở thành một trong những công cụ hữu hiệu nhất của chiến tranh kể từ thời đại lê dương La Mã,[23] nếu trước kia họ bao gồm 38.000 binh sĩ (1708)[15] thì với cuộc cải cách của ông, số binh sĩ Phổ tăng lên đến 89.000 quân.[6] Phải nói là nhà vua nghiện những chiến binh hùng mạnh, ông đã thuê một trung đoàn gồm những người lính to lớn nhất mà ông đã tìm được, gọi là "Những người khổng lồ thành Postdam". Trung đoàn này có đến 2.400 binh sĩ, một số người cao đến gần 2,5 m. Quốc vương không chỉ đưa những Goliath của đất nước vào quân đội Phổ, ông còn cử người đi thuê mướn những chiến sĩ to lớn trên toàn cõi châu Âu.[23] Cụ thể hơn, các vua ngoại quốc như Hoàng đế nước Áo, Nga hoàng Pyotr Đại đế và cả Sultan của Đế quốc Ottoman đã gửi binh lính cho ông đã tăng cường mối quan hệ hữu nghị. Một số chiến sĩ được Nga hoàng Pyotr I gởi tới ông như một món quà trả ơn ông về việc tặng cho Pyotr I một "Căn phòng hổ phách" trứ danh[26].

Đối với những tân binh hoành tráng, ông không ngần ngại ban đặc ân cho họ. Tầng lớp quý tộc phong kiến đóng vai trò quan trọng trong xã hội Phổ thời đó, triều đình Friedrich Wilhelm I khuyến khích những thiếu gia con họ đi nghĩa vụ.[17] Nhiều thiếu gia xuất chúng đã gia nhập các quân đoàn trong Quân đội Phổ. Nhà vua cũng ban cho quân đội những quân phục mới, vũ khi mới và điều luật mới.[15] Một quan đại thần người Phổ có nhận định vào năm 1800 (nhưng lời nhận xét này thường được gán ghép cho nhà hùng biện vĩ đại của Cách mạng PhápBá tước de Mirabeau, trong một bài báo của Mirabeau sau chuyến viếng thăm kinh đô Berlin vào năm 1788):[27][28][29][30][31]

Một trong những người khổng lồ thành Potsdam.

Bản thân Quốc vương cũng cao 1.6m,[32] mỗi năm ông đều cần đến hàng trăm tân binh. Có một lần, ông khẳng định với sứ thần nước Pháp:[33]

Nhờ có cuộc cải cách của Quốc vương, Quân đội Phổ trở thành đội quân đông đảo thứ ba hoặc thứ tư trên toàn cõi châu Âu, dù Phổ là quốc gia đông dân thứ 13 ở châu Âu, với dân số ít hơn ba triệu người.[19] Là một nhà quân phiệt, nhưng ông né tránh tham gia chiến tranh, mục đích chính của công cuộc cải tổ Quân đội Phổ là đưa nước Phổ lên hàng ngũ liệt cường, thay vì đi xâm lược.[34] Do đó, dưới thời Friedrich Wilhelm I, Vương quốc Phổ thái bình thịnh trị.[19] Thật vậy, nhờ công lao của nhà vua và Vương công Leopold I xứ Anhalt-Dessau - người cải tổ bộ binh Phổ, nước Phổ sau này trở thành một trong những cường quốc châu Âu, dù vẫn thần phục đế quốc La Mã Thần thánh trên danh nghĩa.[24]

Ông là một vị vua khinh bỉ nghệ thuật và học vấn.[35] Ông đã tổ chức những buổi tiệc hút thuốc lá. Ông cho vời các sĩ quan Quân đội Phổ và những nhân vật quan trọng khác tham gia các buổi tiệc đó. Họ bị buộc phải ngồi hút thuốc lá và bàn việc chính trị với nhà vua, dù nhiều người trong số họ thực sự ghét thuốc lá.[36] Cứ mỗi năm, nhà vua đều tiến hành thị sát trên toàn quốc, ông cho quân sĩ đóng quân tại các tỉnh và duyệt binh trong vòng vài ngày.[25] Đại sứ Anh Quốc đến kinh thành Berlin, Sir Charles Withworth ghi nhận vào tháng 6 năm 1722:[25]


Vài ngày sau, đến lượi Đại sứ James Scott cũng phải ghi nhận:[25]


Cải cách Chính phủ Phổ[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà sử học Theodor von Schön đã nhận xét ông là "Vị vua vĩ đại nhất của nước Phổ, xét về mặt nội chính".[37] Trong một lá thư gửi từ kinh thành Berlin vào ngày 6 tháng 6 năm 1729, Nam tước Pollnitz - một quan đại thần Phổ - có viết:[38]

Bản thân Đức Vua là vị Thủ tướng của Ngài. Bất cứ một thông tin nào người ta cũng phải báo cho Ngài, và Ngài mong muốn làm tất cả mọi việc...


Friedrich Wilhelm I cũng hoàn toàn tái tổ chức bộ máy Chính phủ Phổ.[15] Ông thiết lập Hội đồng Chấp chính. Hội đồng này là một cấp dưới của chính quyền trung ương, coi sóc việc quân sự, an ninh, kinh tế và tài chính đất nước. Quốc vương đã dày công củng cố một bộ máy hành chính hữu hiệu của những người làm việc dân sự. Họ có một Bộ luật riêng của họ, và, dĩ nhiên là những điều luật ấy có nội dung theo kiểu làm tròn nhiệm vụ, "Trung thành với Đức Vua", "tôn thờ Đức Vua" hay "hết mình vì Đức Vua". Chính ông cũng khẳng định rằng:[27]

Bản thân nhà vua cũng thường theo dõi các vị thượng quan, xem họ đã thực hiện tốt bổn phận của họ chưa? Theo nhận định của viên đại sứ Sachsen tại kinh đô Berlin:[27]

Trong khi tầng lớp quý tộc - địa chủ giúp vua xây dựng Quân đội, những tầng lớp còn lại mờ nhạt hơn trong xã hội phong kiến Phổ. Những người nông dân sinh ra trong ruộng đất của địa chủ, và phần lớn cuộc đời họ sống tại đó hoặc trong Quân đội Phổ. Họ chỉ có chút ít quyền lợi thực sự, thậm chí họ chỉ có thể kết hôn khi có sự cho phép của địa chủ. Còn tầng lớp trung lưu, họ có khả năng tham gia việc dân sự. Friedrich Wilhelm I đã khuyến khích những tầng lớp phi quý tộc giúp ông trị nước, khi ông về cõi vĩnh hằng vào năm 1740, chỉ có ba trong số 18 thành viên Hội đồng Cơ mật Phổ là quý tộc.[27]

Các cải cách khác[sửa | sửa mã nguồn]

Friedrich Wilhelm I là một ông vua tài giỏi của Vương quốc Phổ.[27] Dù ngồi trên ngai cao, ông sống thanh đạm giống như một số thần dân của mình[39] và làm việc chăm chỉ.[40] Thần dân kính mến ông, do ông đã xây dựng một nền kinh tế cứng nhắc.[41]

Ông còn mở các trường tiểu học và tái định cư vùng Đông Phổ (vốn đã bị một cơn dịch bệnh tàn phá vào năm 1709).[42] Ông cũng bảo vệ quyền lợi của các tín đồ Kháng Cách tại Đức, thông qua việc đe dọa những thần dân theo Công giáo của ông.[6] Là một vị Quân vương độc đoán, ông đã áp đặt những đức tính Tin Lành lên khắp nước Phổ: sùng đạo, đạm bạc, nghiêm nghị, tinh thần kỷ luật, phục tùng, chuyên cần, thức khuya dậy sớm và năng nổ.[17] Tuy nhiên, ông thi hành chính sách tự do tôn giáo: ông đưa những giáo dân Công giáo di cư đến vùng Salzburg để tăng cường canh tác nông nghiệp.[15] Nổi tiếng là một vị Quân vương keo kiệt, ông truyền lệnh không cho đốt nến trong cung vua.[43]

Đối ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

Dù Friedrich Wilhelm I đã xây dựng một trong những đạo quân hùng mạnh nhất tại Âu châu và rất quan tâm đến quân sự, về bản chất ông là một người yêu hòa bình. Về đối ngoại, ông không gặt hái được nhiều thành công bằng việc nội trị.[15] Tuy nhiên, theo Hiệp ước Utrecht, ông nhận quyền bá chủ các xứ Moers, Lingen, Tecklenburg, Valengin, Neuchâtel và Hạ Guelders.[11]

Vua Phổ Friedrich Wilhelm I gặp vua Ba Lan August II.

Lên ngôi giữa lúc cuộc Đại chiến Bắc Âu vẫn còn tiếp diễn, nhưng vua Phổ chỉ tham chiến về phe Nga, Đan Mạch và Anh trong một thời gian ngắn, và chiếm lấy một ít lãnh thổ. Ông đã ký hoà ước với đế quốc Nga vào tháng 9 năm 1713 và nhận lấy vùng Stettin. Vào năm 1716, ông đã tặng cho Sa hoàng Nga Pyotr I Đại đế một căn phòng hổ phách, vốn đã được vua cha Friedrich I xây dựng từ năm 1701[44].[45]

Quân đội Phổ cùng các nước đồng minh nêu trên đánh đuổi quân đội Thụy Điển ra khỏi những vùng đất nằm dưới quyền họ cuối cùng tại Đức và tiến chiếm cửa sông Oder.[6] Sau khi vua Thuỵ Điển Karl XII chết vào năm 1718, vua Phổ - được sự thuyết phục của người Anh - không còn liên minh với Nga hoàng nữa. Theo bước Hanover, ông thiết lập hoà bình với Thụy Điển. Hoà ước Stockholm được ký kết vào năm 1720, theo đó ông đồng ý nộp 2.000.000 thalers để chiếm đóng Tây Pomeramia, cho tận đến Peene, cùng với Stettin và các hòn đảo Usedom và Wollin.[10][46] Có người cho rằng Friedrich Wilhelm I bảo ngòi bút có sức mạnh hơn thanh gươm. (Xem thêm bài: "Đạo đức của người Phổ".) Cuộc Đại chiến Bắc Âu cũng đánh giấu sự bắt đầu của tình bạn giữa Friedrich Wilhelm I và một người tị nạn Huguenot tên là Jacques Égide Duhan de Jandun. Ông đã gặp Duhan de Jandun lần đầu tiên khi ông này làm người dưới quyền của Thống chế Alexander von Dohna vào năm 1715. Năm sau, Friedrich Wilhelm I đã giao cho Duhan de Jandun việc nuôi dạy vị Vương tử bốn tuổi Friedrich.[47]

Dù triều đại Habsburg không phải là một đồng minh đáng tin cậy, ông rất trung thành với Hoàng đế La Mã Thần thánh.[11] Vào năm 1726, ông cùng những nước nói trên cam đoan rằng cô công chúa Maria Theresia sẽ là Nữ hoàng của đế quốc Áo trong tương lai - một việc sẽ bị con trai ông là Friedrich II phản đối sau này. Ông thất bại trong nỗ lực chiếm đóng các công quốc JülichBerg.[11] Trong khi quân Áo đánh nhau với quân Thổ Nhĩ Kỳ, và liên minh với quân Nga đánh quân Pháp, Tây Ban NhaSardegna trong cuộc chiến tranh Kế vị Ba Lan, ông vẫn giữ Quân đội Phổ tại kinh đô.[19]

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

Người cha nghiêm khắc[sửa | sửa mã nguồn]

Các con trai của Friedrich Wilhelm I và Sophia Dorothea (1737).

Dù là một người yêu hòa bình, ông lại không phải là một người cha hiền dịu. Trong số những đứa con trai không chết yểu của ông, đứa lớn nhất là Fritz - tức Friedrich II - chào đời năm 1712. Trong nhiều năm, Quốc vương có quan hệ không tốt vị Hoàng tử này.[10] Ông luôn mong muốn Friedrich trở thành một chiến binh tài gioỉ. Khi còn bé, Hoàng tử Fritz thường bị tiếng nổ của súng thần công đánh thức mỗi sáng. Fritz đã được giao cho một kho đạn dược nhỏ. Fritz từng bị đánh vì ngã ngựa và đeo tất tay khi trời lạnh. Ảnh hưởng từ mẫu hậu Sophia Dorothea, Hoàng tử Fritz đam mê văn hoá, âm nhạc và triết học, những gì nhà vua không hề yêu thích. Ông trở nên tuyệt vọng và than phiền:[11]

Đầu năm 1730, Hoàng hậu Sophia Dorothea cố gắng dàn xếp cuộc hôn nhân kép giữa Friedrich và công chúa Wilhelmina với Amelia và Thái tử Frederick, các con của vua nước Anh George II. Lo sợ về một liên minh giữa Phổ và Anh, Thống chế von Seckendorff, đại sứ Áo ở Berlin, đã lần lượt đút lót Thống chế von Grumbkow và Benjamin Reichenbach - quan Chiến tranh Đại thần Phổ và đại sứ Phổ ở Luân Đôn. Cặp đôi này đã thận trọng phỉ báng triều đình Anh với vua Phổ cũng như phỉ báng triều đình Phổ với vua Anh. Tức giận vì ý tưởng của Fritz bất lực được người Anh rất đề cao, Friedrich Wilhelm đã yêu cầu người Anh những điều mà họ không thể làm được, chẳng hạn như nhượng cho Phổ các xứ JülichBerg - đòi hỏi đã dẫn tới sự tan vỡ của dự định hôn nhân.[48]

Năm 18 tuổi, Fritz lập mưu bỏ trốn sang Vương quốc Anh cùng với bạn mình là Hans Hermann von Katte và một số sĩ quan cấp thấp trong quân đội Phổ. Ngày 5 tháng 8 năm 1730, khi đoàn của họ gần đến Mannheim ở quận Palatinate thì Robert Keith, anh của Peter Keith, đem kế hoạch của họ khai báo với vua Friedrich Wilhelm và cầu xin được khoan hồng. Đôi bạn Friedrich và Katte bị bắt giam ở Küstrin. Vì cả hai người đều là Sĩ quan trong Quân đội Phổ, toan tính bỏ trốn sang nước Anh, nhà vua kết tội phản quốc cho cả hai. Ông dọa sẽ xử tử hình Fritz, sau đó đổi ý buộc Fritz phải nhường tước vị Hoàng thái tử lại cho em mình là August Wilhelm (1722 -1758), mặc dù cả hai hướng đều hoàn toàn không khả thi. Vào ngày 6 tháng 11, Fritz - người cũng bị đem ra xét xử ở toà án quân sự[49] - phải chứng kiến Katte bạn mình bị xử trảm tại Küstrin. Sự kiện này đã khiến cho Thái tử ngất xỉu và có những ảo giác trong hai ngày sau.[50] Thái tử Fritz được Hoàng gia ân xá và rời khỏi xà lim vào ngày 18 tháng 11, nhưng vẫn không nhận lại được cấp bậc trong Quân đội mà Fritz bị tước trước đó.[51]

Theo Thomas Henry Dyer, cách đối xử với Thái tử Fritz của Friedrich Wilhelm I có điểm tương đồng với cách đối xử của Sa hoàng Nga Pyotr I với Thái tử Aleksei. Cả hai ông vua đều đối xử nghiêm khắc với các Thái tử, khiến họ có mưu đồ bỏ trốn. Tuy nhiên, trong khi Aleksei đã bị xử tử thì Fritz lại thoát khỏi tình trạng này trong gang tấc. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa Pyotr I và Aleksei là do Thái tử Nga phản đối các cải cách hiện đại hóa đất nước của Sa hoàng, trong khi mâu thuẫn giữa Friedrich Wilhelm I và Fritz là do Thái tử đam mê văn hóa - nghệ thuật.[52] Sau này, Fritz đã làm hoà với vua cha.[11]

Vợ con[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng hậu của Friedrich Wilhelm I là Sophia Dorothea xứ Hanover, em gái vua Anh George II, đồng thời là con gái của vua Anh George I và Sophia Dorothea xứ Celle. Họ có 14 người con, trong số đó bao gồm:

Ngoài ra, ông còn là cha đỡ đầu của nhà ngoại giao Phổ Friedrich Wilhelm von Thulemeyer.

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Về cuối đời, nhà vua nước Phổ trở nên yếu đuối do căn bệnh phù và bệnh gút. Ông qua đời vào ngày 5 tháng 5 năm 1740 tại Hoàng cung Postdam,[11] khi đó tiền trong ngân khố vẫn còn dư thừa. Sau khi qua đời, ông được an táng tại Lăng Hoàng đế Friedrich III tại Nhà thờ của Hòa Bình,[7] Postdam. Vua Friedrich II Đại đế (1740 - 1786) lên nối ngôi, thừa hưởng một Vương quốc Phổ bé nhỏ ở miền Bắc Đức.[12] Cũng như vua cha, tân vương quan tâm đến nền quân sự và bộ máy chính phủ Phổ.[27] Vua Friedrich II có nhận định về các triều vua trước:[53]

Tổ phụ[sửa | sửa mã nguồn]

Ba thế hệ tổ phụ của Friedrich Wilhelm I
Friedrich Wilhelm I của Phổ Cha:
Friedrich I của Phổ
Ông nội:
Friedrich Wilhelm, Tuyển hầu tước xứ Brandenburg
Ông cố nội:
Georg Wilhelm, Tuyển hầu tước xứ Brandenburg
Bà cố nội:
Elizabeth Charlotte của Palatinate
Bà nội:
Louise Henriette xứ Orange-Nassau
Ông cố nội:
Frederick Henry, Vương công xứ Orange
Bà cố nội:
Amalia xứ Solms-Braunfels
Mẹ:
Sophia Charlotte xứ Hanover
Ông ngoại:
Ernest Augustus, Tuyển hầu tước xứ Brunswick-Lüneburg
Ông cố ngoại:
George, Công tước xứ Brunswick-Lüneburg
Bà cố ngoại:
Anne Eleonore xứ Hesse-Darmstadt
Bà ngoại:
Sophia xứ Hanover
Ông cố ngoại:
Frederick V, Lãnh chúa Tuyển hầu tước
Bà cố ngoại:
Elizabeth xứ Bohemia

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Richard L. Gawthrop, "Pietism and the making of eighteenth-century Prussia"[liên kết hỏng], Cambridge University Press, 1993, tr. 198
  2. ^ Frederick William I (king of Prussia)
  3. ^ “Người con gái viên đại úy”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2010.
  4. ^ Gustave Louis Maurice Strauss, "Emperor William: The Life of a Great King and Good Man", BiblioBazaar, LLC, 2008, trang 37
  5. ^ Robert Ergang: The Potsdam Führer Frederick William I. Father of Prussian Militarism, New York: Columbia University Press, 1941
  6. ^ a b c d e Frederick William I, second king of Prussia (d.1740)
  7. ^ a b Frederick William I, the "Soldier King" Lưu trữ 2010-10-31 tại Wayback Machine Postdam.de
  8. ^ Gregorio F. Zaide, World history, trang 273
  9. ^ a b American Heritage Dictionary, The Riverside dictionary of biography, trang 294
  10. ^ a b c Wilhelm Pütz, sách đã dẫn, tr. 113
  11. ^ a b c d e f g h Linda Frey, Marsha Frey, "The treaties of the War of the Spanish Succession: an historical and critical dictionary", trang 171
  12. ^ a b Frederick II (the Great) (1712-1786), king of Prussia (1740-1786)
  13. ^ Norwood Young, "The Life of Frederick the Great", BiblioBazaar, LLC, 2009, trang 13
  14. ^ Robert Bateman Paul, "A history of Germany, from the invasion of Germany by Marius to... 1813, on the plan of mrs. Markham's histories. To 1850", trang 365
  15. ^ a b c d e f g h i j k Linda Frey, Marsha Frey, The treaties of the War of the Spanish Succession: an historical and critical dictionary, trang 170
  16. ^ a b c Norwood Young, sách đã dẫn, trang 14
  17. ^ a b c d Stanley Sandler, Ground warfare: an international encyclopedia, Tập 1, trang 297
  18. ^ a b Norwood Young, sách đã dẫn, trang 15
  19. ^ a b c d Eleanor L. Turk, The history of Germany, trang 57
  20. ^ Carl Cavanagh Hodge, "Encyclopedia of the Age of Imperialism, 1800-1914: A-K", trang 327
  21. ^ J. O. Lindsay, New Cambridge Modern History: The Old Regime, 1713-1763, trang 11-12
  22. ^ a b Deborah Vess, Ph.D., "SAT Subject Test: World History", trang 252
  23. ^ a b c P. V. N. Myers, A General History For Colleges And High Schools, trang 500
  24. ^ a b World and Its Peoples, trang 328
  25. ^ a b c d Francis Ludwig Carsten, Essays in German history, Continuum International Publishing Group, 1985, trang 171
  26. ^ Fuhrmann: Die Langen Kerls - Die preussische Riesengarde 1675/1713-1806, Zeughaus Verlag, Berlin 2007
  27. ^ a b c d e f Jackson J. Spielvogel, "Western Civilization: Volume B: 1300 to 1815", Tập 1.
  28. ^ Heinrich August Winkler, Alexander Sager, Der lange Weg nach Westen, trang 28
  29. ^ Bruce D. Porter, War and the Rise of the State, trang 115
  30. ^ David Avrom Bell, The first total war: Napoleon's Europe and the birth of warfare as we know it, Houghton Mifflin Harcourt, 2007, trang 37
  31. ^ Edwin Hartrich, The Fourth and richest Reich, Macmillan, 1980.
  32. ^ “militaergeschichte.de”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2010.
  33. ^ John P. McKay, Bennett D. Hill, John Buckler, "A History of Western Society: From antiquity to the Enlightenment", Houghton Mifflin, 1999, trang 574
  34. ^ Birdsall S. Viault, Schaum's Outline of Modern European History, trang 125
  35. ^ Houghton Mifflin Company, "The Houghton Mifflin dictionary of biography", trang 561
  36. ^ Frederick William I of Prussia
  37. ^ Sinclair Ramsay Atkins, From Utrecht to Waterloo: a history of Europe in the eighteenth century, Methuen, 1965, trang 61
  38. ^ John S. C. Abbott, "History of Frederick the Second, Called Frederick the Great", tr. 25
  39. ^ Alma Homze, Edward L. Homze, "Germany: the divided nation", Nelson, 1970, tr. 39
  40. ^ Philip S. Gorski, The disciplinary revolution: Calvinism and the rise of the state in early modern Europe, University of Chicago Press, 2003, trang 96
  41. ^ Will Cuppy, Fred Feldkamp, The decline and fall of practically everybody, trang 150
  42. ^ Ostpreußen: The Great Trek
  43. ^ Mario Reading, The Complete Prophecies of Nostradamus, trang 464
  44. ^ World: Europe - On the trail of the Amber Room
  45. ^ Peter the Great's amber room reborn - BBC NEWS
  46. ^ Margaret Shennan, The rise of Brandenburg-Prussia, tr. 47
  47. ^ Kunisch (2004), p.13
  48. ^ Reiners, p. 33
  49. ^ Farquhar, Michael (2001). A Treasure of Royal Scandals, p.114. Penguin Books, New York. ISBN 0739420259.
  50. ^ N. Mitford, Frederick the Great, New York, 1970
  51. ^ Reiners, p. 52
  52. ^ Thomas Henry Dyer, "The history of modern Europe: from the fall of Constantinople, in 1453, to the war in the Crimea, in 1857", 1864, trang 341
  53. ^ Robert Reinhold Ergang, The Potsdam führer, Frederick William I: father of Prussian militarism, trang 56

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • J. O. Lindsay, New Cambridge Modern History: The Old Regime, 1713-1763, Cambridge University Press, 1957,
  • Mario Reading, The Complete Prophecies of Nostradamus, Sterling Publishing Company, Inc., 2009.
  • World and Its Peoples, Marshall Cavendish, 2009.
  • Heinrich August Winkler, Alexander Sager, Der lange Weg nach Westen, Oxford University Press, 2006.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Friedrich Wilhelm I của Phổ
Sinh: 14 tháng 7, 1688 Mất: 31 tháng 5, 1740
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Friedrich I
Vua ở Phổ
1713 — 1740
Kế nhiệm
Friedrich II
Tuyển hầu tước xứ Brandenburg
như Friedrich Wilhelm II

1713 — 1740
Vương công xứ Neuchâtel
như Friedrich Wihelm I

1713 — 1740