Gàu (da đầu)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gàu
ICD-9-CM690.18
DiseasesDB11911

Gàu hay gầu[1] là một hiện tượng rối loạn của da đầu, gây chứng đóng vảy trắng, vảy rời từng mảng hay rơi lấm tấm trên tóc. Các tế bào da đầu bình thường chết chậm, khi được các tế bào khác thay thì có thể tạo vảy rất nhỏ, không làm khó chịu hay ửng đỏ. Trong trường hợp bị gàu, số tế bào bị hủy rất nhiều và do đó tạo vảy lớn hơn, đôi khi làm ửng đỏ chỗ da mới và gây khó chịu.

Gàu khác với những chứng đóng vảy có thể do những bệnh da liễu khác, như nấm hay chấy, hay các chứng viêm da tiết bã nhờn, bệnh vẩy nến. Gàu chỉ là hiện tượng da đầu thay lớp quá nhanh chóng, không phải do nhiễm trùng hay ký sinh trùng gây ra, vì thế gàu không lây từ người này sang người khác.

Gàu không làm hại sức khỏe nhưng làm người bị gàu xấu hổ, mất tự tin. Do đó cần chữa trị gàu bằng các loại dầu gội đầu đặc biệt.

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp tế bào da ngoài cùng của đầu sau một thời gian khoảng một tháng sẽ bị tróc và rời da đầu tạo những vảy nhỏ li ti. Ở người bị gàu, thời gian này bị thu ngắn, chỉ 2-3 tuần, và da đầu thay quá nhanh, vảy rớt nhiều và thành mảng vảy lớn hơn, dính vào tóc làm tóc có vẻ bẩn, hay rớt lên vai áo.

Gàu do tác dụng bởi 3 yếu tố:[2]

  1. Dầu da - từ những chất dầu tiết từ những tuyến trong lỗ chân lông[3]
  2. Những chất chuyển hóa do vi khuẩn trên da (thường là do loại men Malassezia)[4][5][6][7][8]
  3. Những yếu tố cá nhân.

Trước đây loại nấm Malassezia furfur (còn gọi là Pityrosporum ovale) được xem như một nguyên nhân chính của gàu, nhưng ngày nay khoa học tìm thấy loại Malassezia globosa mới là thủ phạm.[9] Loại nấm này chuyển hóa triglycerit có trong dầu da nhờ có men lipaza, tạo ra một sản phẩm chất béo phụ là axit oleic (OA). OA thấm vào lớp trên cùng của biểu bì, lớp sừng, tạo ra phản ứng viêm ở những người bị gàu và làm rối loạn sự ổn định nội môi dẫn đến việc lớp sừng bong ra nhiều bất thường.[6]

Đôi khi, gàu do phản ứng của da đầu với những chất hóa học trong dầu gội đầu, thuốc xịt tóc, ngay cả thuốc chống gàu (như ketoconazole) có thể tạo phản ứng làm chứng gàu trở nên nặng hơn.

Những yếu tố như thức ăn, thời tiết, mồ hôi, không ảnh hường gì đền sự phát triển của gàu.

Chứng tróc vảy da của bệnh viêm da Seborrheic dermatitis khác gàu ở chỗ làm đỏ, thành mảng lớn, có thể phát triểnlông mày.

Điều trị[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều phương pháp trị gàu. Gội đầu nhiều làm sạch vảy gàu [10], nhưng cần phải trị chứng men nấm bằng thuốc để tránh gàu tái phát.

Thuốc Sản phẩm
Sodium Bicarbonate Baking Soda
Ketoconazole[11] Haicneal, Nizoral, or Fungoral
Zinc pyrithione[12] Head & Shoulders, Clinic All Clear, Pantene Pro V
Selenium sulphide Selsun Blue, Vichy Dercos Anti-Dandruff shampoo, other varieties of Head & Shoulders
Tea tree oil[13] Himalaya Anti-dandruff shampoo
Tar[14] Neutrogena T/Gel
Piroctone olamine (INCI)[15] Octopirox

Thuốc chống nấm men ketoconazole trong dầu gội đầu có hiệu lực hơn zinc pyrithione.[16][17][18]

Những phương pháp tự nhiên không dùng hóa chất như xoa bóp, kích thích da đầu cũng có thể giảm chứng gàu.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Từ điển Tiếng Việt (Từ điển Hoàng Phê), Viện ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 2003.
  2. ^ DeAngelis YM, Gemmer CM, Kaczvinsky JR, Kenneally DC, Schwartz JR, Dawson TL (2005). “Three etiologic facets of dandruff and seborrheic dermatitis: Malassezia fungi, sebaceous lipids, and individual sensitivity”. J. Investig. Dermatol. Symp. Proc. 10 (3): 295–7. doi:10.1111/j.1087-0024.2005.10119.x. PMID 16382685.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Ro BI, Dawson TL (2005). “The role of sebaceous gland activity and scalp microfloral metabolism in the etiology of seborrheic dermatitis and dandruff”. J. Investig. Dermatol. Symp. Proc. 10 (3): 194–7. doi:10.1111/j.1087-0024.2005.10104.x. PMID 16382662.
  4. ^ Ashbee HR, Evans EG (2002). “Immunology of diseases associated with Malassezia species”. Clin. Microbiol. Rev. 15 (1): 21–57. PMID 11781265.
  5. ^ Batra R, Boekhout T, Guého E, Cabañes FJ, Dawson TL, Gupta AK (2005). “Malassezia Baillon, emerging clinical yeasts”. FEMS Yeast Res. 5 (12): 1101–13. doi:10.1016/j.femsyr.2005.05.006. PMID 16084129.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ a b Dawson TL (2006). “Malassezia and seborrheic dermatitis: etiology and treatment”. Journal of cosmetic science. 57 (2): 181–2. PMID 16758556.
  7. ^ Gemmer CM, DeAngelis YM, Theelen B, Boekhout T, Dawson Jr TL (2002). “Fast, noninvasive method for molecular detection and differentiation of Malassezia yeast species on human skin and application of the method to dandruff microbiology”. J. Clin. Microbiol. 40 (9): 3350–7. PMID 12202578. Đã bỏ qua tham số không rõ |url-http://jcm.asm.org/cgi/content/full/40/9/3350?view= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Gupta AK, Batra R, Bluhm R, Boekhout T, Dawson TL (2004). “Skin diseases associated with Malassezia species”. J. Am. Acad. Dermatol. 51 (5): 785–98. doi:10.1016/j.jaad.2003.12.034. PMID 15523360.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ BBC NEWS | Health | Genetic code of dandruff cracked
  10. ^ Mayo Clinic (27 tháng 11 năm 2006). “Dandruff”. Mayo Clinic. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2007.
  11. ^ McGrath J, Murphy GM (1991). “The control of seborrhoeic dermatitis and dandruff by antipityrosporal drugs”. Drugs. 41 (2): 178–84. PMID 1709848.
  12. ^ Warner RR, Schwartz JR, Boissy Y, Dawson TL (2001). “Dandruff has an altered stratum corneum ultrastructure that is improved with zinc pyrithione shampoo”. J. Am. Acad. Dermatol. 45 (6): 897–903. doi:10.1067/mjd.2001.117849. PMID 11712036.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ Prensner R (2003). “Does 5% tea tree oil shampoo reduce dandruff?”. The Journal of family practice. 52 (4): 285–6. PMID 12681088. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2008.
  14. ^ Piérard-Franchimont C, Piérard GE, Vroome V, Lin GC, Appa Y (2000). “Comparative anti-dandruff efficacy between a tar and a non-tar shampoo”. Dermatology (Basel). 200 (2): 181–4. PMID 10773717.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  15. ^ Dubini F, Bellotti MG, Frangi A, Monti D, Saccomani L (2005). “In vitro antimycotic activity and nail permeation models of a piroctone olamine (octopirox) containing transungual water soluble technology”. Arzneimittel-Forschung. 55 (8): 478–83. PMID 16149717.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  16. ^ Piérard-Franchimont C, Goffin V, Decroix J, Piérard GE (2002). “A multicenter randomized trial of ketoconazole 2% and zinc pyrithione 1% shampoos in severe dandruff and seborrheic dermatitis”. Skin Pharmacol. Appl. Skin Physiol. 15 (6): 434–41. PMID 12476017.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ Rapaport M (1981). “A randomized, controlled clinical trial of four anti-dandruff shampoos”. J. Int. Med. Res. 9 (2): 152–6. PMID 7014286.
  18. ^ Bulmer AC, Bulmer GS (1999). “The antifungal action of dandruff shampoos”. Mycopathologia. 147 (2): 63–5. PMID 10967964.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]