Giám định mớn nước

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giám định mớn nước là việc xác định khối lượng hàng bằng phép đo mớn nước. Đây là một phương pháp giám định dùng trong hàng hải để xác định khối lượng của hàng hóa được xếp lên tàu.

Với tàu hàng tổng hợp: Ta phải tiến hành đo 2 lần khi tàu đến và khi tàu đi. Sau đó ta lấy hiệu số giữa hai lần xác định khối lượng sẽ cho ta khối lượng hàng xếp hoặc dỡ.

Phương thức đo[sửa | sửa mã nguồn]

Để xác định khối lượng hàng ta làm như sau:

Đầu tiên ta đọc mớn nước (gồm mũi trái, phải. Giữa trái, phải. Lái trái, phải). Sau đó ta tính mớn trung bình. Mớn mũi= mũi trái+ mũi phải chia 2.tương tự với mớn giữa và lái.

Hiệu chỉnh do thước đọc mớn không trùng với các đường thủy trực. Sau đó ta tính mớn trung bình= ((mớn tb mũi+ mớn tb lái)*2 + mớn tb giữa) chia cho 4

Tra bảng thủy trực sẽ cho ta khối lượng toàn tàu trong nước biển (tỉ trọng 1.025):(D). Dùng tỉ trọng kế đo tỉ trọng nước tại nơi tàu đậu (td). Khi đó khối lượng tàu thực tế = D * td chia cho 1.025.

Với tàu dầu: Người ta đã tính sẵn khối lượng trong các bảng barem. Ta chỉ cần xác định nhiệt độ và chiều cao dầu trong các két, sau đó hiệu chỉnh do chênh lệch mớn (trim) trong barem sẽ cho kết quả.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]