Giải Demidov

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pavel Nikolaievich Demidov, người thiết lập giải

Giải Demidov (tiếng Nga: Демидовская премия) là một giải thưởng khoa học quốc gia của Đế quốc Nga được trao hàng năm cho các viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, và là một trong các giải thưởng khoa học uy tín nhất và lâu đời nhất trên thế giới, có ảnh hưởng tới các giải thưởng cùng loại, trong đó có giải Nobel.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1831 Pavel Nikolaievich Demidov, người đại diện của gia đình Demidov nổi tiếng, đã lập ra giải thưởng khoa học mang tên ông. Viện hàn lâm Khoa học Sankt-Peterburg (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Nga) được chọn làm cơ quan trao giải này. Năm 1832, Sergei Uvarov, chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Sankt-Peterburg trao giải này lần đầu.

Từ năm 1832 tới 1866 Viện hàn lâm Khoa học Sankt-Peterburg đã trao 55 giải thưởng đầy đủ (5.000 ruble) và 220 giải thưởng từng phần. Trong số những người đoạt giải có nhiều nhà khoa học Nga nổi tiếng như: người sáng lập lãnh vực giải phẫu và sáng chế phương pháp giữ cố định chỗ gãy xương bằng thạch cao, Nikolai Pirogov; nhà địa lý kiêm người đi biển Adam Johann von Krusenstern; người sáng tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố, Dmitri Mendeleev; nhà phát minh động cơ điện, Boris Yakobi; cùng nhiều nhà khoa học nổi tiếng khác.

Từ năm 1866, 25 năm sau khi Pavel Demidov qua đời, thời hạn tài sản di tặng của ông chấm dứt nên giải này đã bị ngưng.

Năm 1993, do sáng kiến của phó chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Nga Gennady Mesyats và thống đốc tỉnh Sverdlovsk Eduard Rossel, giải Demidov lại được phục hồi để trao cho những thành tựu xuất sắc trong khoa học tự nhiênnhân văn. Những người đoạt giải được tuyển chọn trong số các viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Theo truyền thống thì hàng năm Viện tuyển chọn 3 hoặc 4 viện sĩ để trao giải.

Giải thưởng gồm một huy chương, một bằng chứng nhận, và khoản tiền là 10.000 dollar Mỹ. Buổi lễ trao giải thưởng diễn ra tại dinh thống đốc tỉnh Sverdlovsk, ở thành phố Yekaterinburg, Nga. Những người đoạt giải cũng có bài nói chuyện ở Đại học vùng Ural.

Những người đoạt giải[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Hình Người đoạt giải Lãnh vực Tham khảo
1832

Magnus Georg Paucker

Vật lý học [1]
1832

Yulii Gagemeyster

Kinh tế học [1]
1833

Aleksandr Vostokov

Ngữ văn học [1]
1833

Filipp Reyf

Ngữ văn học [1]
1835

Fydor Sidonskiy

Triết học [1]
1835

Nikita Bichurin

Lịch sử [1]
1835

Pyotr Sokolov

Ngữ văn học [1]
1836

Fyodor Litke

Địa lý [1]
1836

Nikolai Brashman

Toán học [1]
1836 ´

Alexander Mikhailovsky-Danilevsky

Lịch sử [1]
1837

Ivan Kruzenshtern

Địa lý [1]
1837

Friedrich Wilhelm Argelander

Thiên văn học [1]
1837

Nikolay Ustryalov

Lịch sử [1]
1838

Stanislav Shoduar

Lịch sử [1]
1839

Nikita Bichurin

Ngữ văn học [1]
1839

Alexander Kazembek

Ngữ văn học [1]
1839

Nikolay Medem

Khoa học quân sự [1]
1840

Mikhail Pogodin

Ngữ văn học [1]
1840

David Chubinashvili

Ngữ văn học [1]
1840

Boris Yakobi

Vật lý học [1]
1841

Alexander Postels

Sinh học [1]
1840

Franz Josef Ruprecht

Sinh học [1]
1842

Ferdinand von Wrangel

Địa lý [1]
1844

Aleksandr Vostokov

Ngữ văn học [1]
1844

Gerasim Pavsky

Ngữ văn học [1]
1844

Nikolai Pirogov

Y học [1]
1845

Friedrich von Adelung

Địa lý [1]
1846

Aleksey Savich

Thiên văn học [1]
1846

Osip Kovalevsky

Ngữ văn học [1]
1846

Karl Ernst Claus

Hóa học [1]
1847

Alexander Keyserling

Địa lý [1]
1847

Pavel Kruzenshtern

Địa lý [1]
1847

Anatoly Demidov

Địa lý [1]
1847

Dmitry Tolstoy

Lịch sử [1]
1847

David Chubinashvili

Ngữ văn học [1]
1848

Johan Jakob Nervander

Khí tượng học [1]
1849

Pafnuty Chebyshev

Toán học [1]
1850

Fyodor Goremykin

Khoa học quân sự [1]
1851

Nikolai Pirogov

Y học [1]
1851

Mikhail Reyneke

Địa lý [1]
1852

Konstantin Nevolin

Lịch sử [1]
1852

Loggin Zeddeler

Khoa học quân sự [1]
1853

Dmitry Milyutin

Lịch sử [1]
1854

Mikhail Bulgakov

Thần học [1]
1854

Konstantin Nevolin

Lịch sử [1]
1855

Dmitrii Ivanovich Zhuravskii

Khoa học kỹ thuật [1]
1857

Nikolai Turchaninov

Sinh học [1]
1857

Heinz Christian Pander

Địa lý [1]
1858

Iosif Goshkevich

Ngữ văn học [1]
1859

Karl Maximovich

Sinh học [1]
1860

Nikolai Pirogov

Y học [1]
1860

Fyodor Dmitriyev

Luật học [1]
1861

Pyotr Pekarsky

Ngữ văn học [1]
1861

Modest Bogdanovich

Lịch sử [1]
1862

Modest Korf

Lịch sử [1]
1862

Dmitri Mendeleev

Hóa học [1]
1863

Grigory Butakov

Khoa học hàng hải [1]
1865

Fyodor Smit

Lịch sử [1]
1865

Lyudvig Shwarts

Khoa đo đạc [1]
Không trao giải từ năm 1866 tới năm 1992
1993

Sergei Vonsovsky

Vật lý học [1]
1993

Nikolay Kochetkov

Hóa học [1]
1993

Boris Chesnokov

Địa chất học [1]
1993

Valentin Yanin

Lịch sử [1]
1993

Anatoly Karpov

Kinh tế học [1]
1994

Boris Rauschenbach

Cơ học [1]
1994

Aleksandr Bayev

Sinh học [1]
1994

Pyotr Kropotkin

Địa chất học [1]
1994

Nikita Tolstoy

Ngữ văn học [1]
1995

Andrey Gaponov-Grekhov

Vật lý học [1]
1995

Genrich Tolstikov

Hóa học [1]
1995

Vladimir Magnitsky

Địa vật lý [1]
1995 Tập tin:Pokrovski Nikolai Nikolaevich (Academik).jpg

Nikolay Pokrovsky

Lịch sử [1]
1996

Nikolai Krasovsky

Toán họcCơ học [1]
1996

Vladimir Sokolov

Sinh học [1]
1996

Georgy Golitsyn

Khoa học Trái Đất [1]
1996

Yevgeni Chelyshev

Ngữ văn học [1]
1997

Alexander Skrinsky

Vật lý học [1]
1997

Nikolay Vatolin

Hóa học [1]
1997

Nikolay Laverov

Khoa học Trái Đất [1]
1997

Andrey Zaliznyak

Ngôn ngữ học [1]
1998

Oleg Gazenko

Sinh học [1]
1998

Andre Gonchar

Toán học [1]
1998

Valentin Sedov

Lịch sử [1]
1998

Nikolay Yushkin

Khoa học Trái Đất [1]
1999

Zhores Alferov

Vật lý học [1]
1999

Nikolay Dobretsov

Khoa học Trái Đất [1]
1999

Vladimir Tartakovsky

Hóa học [1]
2000

Victor Maslov

Toán học [1]
2000

Nikolay Semikhatov

Cơ học [1]
2000

Rem Petrov

Khoa học Trái Đất [1]
2000

Tatyana Zaslavskaya

Kinh tế họcXã hội học [1]
2001

Aleksandr Prokhorov

Vật lý học [1]
2001

Viktor Kabanov

Hóa học [1]
2001

Igor Gramberg

Khoa học Trái Đất [1]
2002

Ludvig Faddeev

Toán học [1]
2002

Viktor Savelyev

Y học [1]
2002

Vladimir Kudryavtsev

Luật học [1]
2002

Gennady Mesyats

Vật lý học [1]
2003

Boris Litvinov

Vật lý học [1]
2003

Irina Beletskaya

Hóa học [1]
2003

Oleg Bogatikov

Khoa học Trái Đất [1]
2004

Gury Marchuk

Toán học [1]
2004

Vladimir Bolshakov

Sinh học [1]
2004

Anatoly Derevyanko

Lịch sửKhảo cổ học [1]
2005

Oleg Krokhin

Vật lý học [1]
2005

Nikolay Lyakishev

Hóa lý [1]
2005 Tập tin:КОНТОРОВИЧ Алексей Эмильевич.jpg

Aleksey Kontorovich

Khoa học Trái Đất [1]
2006

Timur Eneev

Toán học [1]
2006

Veniamin Alekseyev

Lịch sử [1]
2006

Vladimir Kulakov

Y học [1]
2007

Boris Kovalchuk

Vật lý học [1]
2007

Oleg Chupakhin

Hóa học [1]
2007

Mikhail Kuzmin

Khoa học Trái Đất [1]
2008

Evgeny Mischenko

Toán học [1]
2008

Anatoly Grigoriev

Y học [1]
2008

Valery Makarov

Kinh tế học [1]
2009

Yuri Kagan

Vật lý học [1]
2009

Dmitry Rundkvist

Khoa học Trái Đất [1]
2009

Yuri Tretyakov

Hóa học [1]
2009

Alexey Olovnikov

Sinh học [1]
2010

Yury Osipov

Toán học [1]
2010

Gennady Sakovich

Hóa học [1]
2010

Sergei Alekseev

Nhân văn [1]
2011

Alexander Andreev

Vật lý học [1]
2011

Yuriy Zhuravlyov

Sinh học [1]
2011

Vladimir Kotlyakov

Khoa học Trái Đất [1]
2012

Yevgeny Primakov

Khoa học xã hội [2]
2012

Ilya Moiseev

Hóa học [2]
2012

Eugeny Avrorin

Vật lý học [2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj ak al am an ao ap aq ar as at au av aw ax ay az ba bb bc bd be bf bg bh bi bj bk bl bm bn bo bp bq br bs bt bu bv bw bx by bz ca cb cc cd ce cf cg ch ci cj ck cl cm cn co cp cq cr cs ct cu cv cw cx cy cz da db dc dd de df dg dh di dj dk dl dm dn do dp dq dr ds dt du dv “Лауреаты Демидовской премии” (bằng tiếng Nga). Russian Academy of Sciences. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ a b c “Евгению Примакову вручили Демидовскую премию” (bằng tiếng Nga). ngày 7 tháng 11 năm 2012. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
Thư mục
  • (tiếng Nga) N. A. Mezenin: Лауреаты Демидовских премий Петербургской Академии наук. Л., Наука, 1987.
  • (tiếng Nga) Yuri Alexandrovich Sokolov, Zoya Antonovna Bessudnova, L. T. Prizhdetskaya: Отечественные действительные и почетные члены Российской академии наук 18-20 вв. Геология и горные науки.- М.: Научный мир, 2000.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]