Giải Kavli

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải Kavli
Trao choNhững đóng góp xuất sắc trong Vật lý thiên văn, Công nghệ nano và Khoa học thần kinh.
Quốc giaNa Uy
Được trao bởiViện hàn lâm Khoa học Na Uy
Quỹ Kavli
Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Na Uy
Lần đầu tiên2008
Trang chủhttp://www.kavliprize.no

Giải Kavli là một giải thưởng quốc tế của Na Uy dành cho các nhà khoa học có cống hiến xuất sắc trong các ngành Vật lý thiên văn, Công nghệ nanoKhoa học thần kinh. Giải này được thiết lập năm 2005 với sự phối hợp giữa Viện hàn lâm Khoa học Na Uy, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Na UyQuỹ Kavli (ở California), được trao mỗi 2 năm cho 3 ngành khoa học nói trên.

Giải Kavli gồm một huy chương bằng vàng [1][2], một bằng chứng nhận cùng một khoản tiền thưởng là 1 triệu dollar Mỹ, và được trao lần đầu ngày 9.9.2008 bởi thái tử Haakon của Na Uy.

Việc tuyển chọn các người đoạt giải[sửa | sửa mã nguồn]

Viện hàn lâm Khoa học Na Uy bổ nhiệm 3 Ủy ban tuyển chọn cho 3 ngành gồm các nhà khoa học quốc tế hàng đầu theo sự tiến cử của:

Ba ủy ban nói trên sẽ tuyển chọn những người đoạt giải dựa trên một danh sách các ứng viên được đề cử và Viện hàn lâm Khoa học Na Uy sẽ công bố tên những người đoạt giải.

Những người đoạt giải[sửa | sửa mã nguồn]

Vật lý thiên văn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Người đoạt giải Nơi làm việc Quốc gia Chú thích
2008 Maarten Schmidt Học viện Công nghệ California Hà Lan "cho những đóng góp của họ ảnh hưởng mạnh đến sự hiểu biết sau này về bản chất của các chuẩn tinh (quasar)"
Donald Lynden-Bell Đại học Cambridge Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
2010 Jerry E. Nelson Đài thiên văn Lick, Đại học California tại Santa Cruz Hoa Kỳ "cho những đóng góp của họ vào việc phát triển các kính viễn vọng khổng lồ"
Raymond N. Wilson Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam, Garching Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
James Roger Angel Đài thiên văn Steward, Đại học Arizona Hoa Kỳ
2012 David C. Jewitt Đại học California tại Los Angeles Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Hoa Kỳ "cho việc phát hiện và nêu rõ đặc tính của Vành đai Kuiper cùng các thiên thể của vành đai này của họ, một công trình dẫn tới sự hiểu biết nhiều hơn lịch sử của hệ hành tinh chúng ta."
Jane Luu Phòng thí nghiệm Lincoln, Học viện Công nghệ Massachusetts Hoa Kỳ
Michael E. Brown Học viện Công nghệ California Hoa Kỳ
2014 Alan H. Guth Học viện Công nghệ Massachusetts Hoa Kỳ "cho những công trình tiên phong về lý thuyết dãn nở vũ trụ của họ
Andrei D. Linde Đại học Stanford Nga Hoa Kỳ
Alexei A. Starobinsky Viện Landau về Vật lý lý thuyết Nga

Công nghệ nano[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Người đoạt giải Nơi làm việc Quốc gia Chú thích
2008 Louis Brus Đại học Columbia Hoa Kỳ cho ảnh hưởng lớn lao của họ trong việc phát triển lãnh vực công nghệ nano của các cấu trúc nano 0 chiều và một chiều trong Vật lý học, Hóa học và Sinh học"
Sumio Iijima Đại học Meijo Nhật Bản
2010 Donald Eigler IBM Almaden Research Center, San Jose, Hoa Kỳ Hoa Kỳ "cho việc phát triển các phương pháp mới của họ cho vấn đề kiểm soát nanoscale"
Nadrian C. Seeman Đại học New York Hoa Kỳ
2012 Mildred S. Dresselhaus Học viện Công nghệ Massachusetts Hoa Kỳ "cho những đóng góp tiên phong trong việc nghiên cứu các phonons, các tương tác electron-phonon, và việc truyền nhiệt trong các cấu trúc nano của họ."
2014 Thomas W. Ebbesen Đại học Louis Pasteur, Đại học Strasbourg Na Uy Pháp "cho những cống hiến có tính thay đổi trong lãnh vực quang học nano, qua đó đã phá bỏ quan niệm tồn tại lâu nay về những hạn chế của những giới hạn phân giải của kính hiển vi quang học"
Stefan W. Hell Max Planck Institute for Biophysical Chemistry Đức
John B. Pendry Imperial College London Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Khoa học thần kinh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Người đoạt giải Nơi làm việc Quốc gia Chú thích
2008 Sten Grillner Học viện Karolinska Thụy Điển "cho những phát hiện của họ về logic phát triển và chức năng của các mạch thần kinh"
Thomas Jessell Đại học Columbia Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Hoa Kỳ
Pasko Rakic Trường Y học Đại học Yale Serbia Hoa Kỳ
2010 Richard H. Scheller Genentech, South San Francisco, California Hoa Kỳ "cho việc phát hiện của họ về nền tảng phân tử của việc phát ra chất dẫn truyền thần kinh"
Thomas C. Südhof Trường Y học Đại học Stanford Đức
James E. Rothman Đại học Yale Hoa Kỳ
2012 Cornelia Isabella Bargmann Đại học Rockefeller Hoa Kỳ "cho việc làm sáng tỏ của họ về những bộ máy thần kinh cơ bản ở dưới nhận thức và sự quyết định."
Winfried Denk Viện nghiên cứu Y học Max Planck Đức
Ann M. Graybiel Học viện Công nghệ Massachusetts Hoa Kỳ
2014 Brenda Milner Montreal Neurological Institute, Đại học McGill Canada "cho những khám phá về mạng thần kinh não chuyên biệt về ghi nhớ và nhận thức"
John O’Keefe University College London Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Marcus E. Raichle Đại học Washington, St.Louis Hoa Kỳ

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ đường kính 70 mm, dày 5 mm, nặng 311 gram
  2. ^ Yngvar Reichelt: «Kavlimedaljen», NNF-Nytt. Norsk numismatisk tidsskrift, nr. 3, 2010, s. 21–25.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]