Giải Oscar lần thứ 82

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải Oscar lần thứ 82
Hình quảng bá giải
Ngày7 tháng 3 năm 2010
Địa điểmKodak Theatre
Hollywood, Los Angeles, California
Chủ trì bởiAlec Baldwin
Steve Martin[1]
Chủ trì preshowJess Cagle
Kathy Ireland
Sherri Shepherd[2]
Đạo diễnHamish Hamilton[3]
Điểm nhấn
Phim hay nhấtThe Hurt Locker
Nhiều giải thưởng nhấtThe Hurt Locker (6)
Nhiều đề cử nhấtAvatarThe Hurt Locker (9)
Phủ sóng truyền hình
Kênh truyền hìnhABC
Thời lượng3 giờ 37 phút[4]
Rating41.62 triệu
26 (thang Nielsen)

Lễ trao giải Oscar lần thứ 82 của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS) nhằm tuyên dương những bộ phim điện ảnh xuất sắc nhất trong năm 2009 được tổ chức vào ngày 7 tháng 3 năm 2010, tại Rạp Kodak (nay là nhà hát Dolby tại Trung tâm Hollywood & Highland) số 6801 đường Hollywood, khu Hollywood, thành phố Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Chương trình bắt đầu vào lúc 17:30 giờ PST / 20:30 giờ EST (08:30 Giờ chuẩn Đông Nam Á, ngày 8 tháng 3). Lễ trao giải lần này được tổ chức vào tháng ba, khác với những buổi lễ các năm trước là vào cuối tháng hai, để tránh trùng với sự kiện Thế vận hội Mùa đông 2010.[5] Trong buổi lễ, Viện Hàn lâm đã nêu danh sách đề cử và chiến thắng Giải thưởng Viện Hàn lâm (còn gọi là Giải Oscar) về 24 hạng mục. Buổi lễ được truyền hình trực tiếp tại Hoa Kỳ bởi đài truyền hình ABC. Dẫn chương trình là hai diễn viên Alec BaldwinSteve Martin. Đây là lần thứ ba Martin dẫn chương trình lễ trao giải Oscar, trước đó ông đã tham gia dẫn chương trình tại Giải Oscar lần thứ 73Giải Oscar lần thứ 75; đây cũng là lần đầu tiên Baldwin dẫn chương trình này. Kể từ Giải Oscar lần thứ 59, lễ trao giải Oscar lần thứ 82 là lần đầu tiên có sự tham gia dẫn chương trình của nhiều người.[6]

Ngày 24 tháng 6 năm 2009, chủ tịch Viện Hàn lâm Sid Ganis tuyên bố trong một hội nghị báo chí rằng, để đón nhận sự quan tâm của khán giả đến các giải thưởng, lễ Oscar năm 2010 sẽ bao gồm 10 đề cử Giải Oscar cho phim xuất sắc nhất thay vì chỉ là 5,[7] lần đầu tiên kể từ Giải Oscar lần thứ 16 (tổ chức năm 1944). Ngày 20 tháng 2 năm 2010, trong một buổi lễ tại khách sạn Beverly Wilshire, Beverly Hills, California, Giải thưởng Viện Hàn lâm cho Thành tựu Kỹ thuật đã được tổ chức với người dẫn chương trình là Elizabeth Banks.[8]

The Hurt Locker chiến thắng tại 6 hạng mục, gồm có Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất cho Kathryn Bigelow, người phụ nữ đầu tiên nhận được giải Oscar cho Đạo diễn xuất sắc nhất.[9] Những bộ phim khác cũng chiến thắng tại lễ trao giải lần này là Avatar tại ba hạng mục, Crazy Heart, Precious: Based on the Novel "Push" by Sapphire, và Up, tại hai hạng mục, và The Cove, Inglourious Basterds, The Blind Side, Logorama, Music by Prudence, The New Tenants, The Secret in Their Eyes, Star Trek, và The Young Victoria tại một hạng mục. Gần 42 triệu người (tại Bắc Mỹ) đã theo dõi buổi lễ lần này, khiến lễ trao giải Oscar lần thứ 82 trở thành một trong những buổi lễ Oscar có số lượng người xem đông đảo nhất kể từ Giải Oscar lần thứ 77 vào năm 2005.

Đề cử và chiến thắng[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách đề cử giải được công bố vào lúc 5:38 giờ PST (13:38 giờ UTC) ngày 2 tháng 2 năm 2010, tại Nhà hát Samuel GoldwynBeverly Hills, California, bởi Tom Sherak, Chủ tịch Viện Hàn lâm, và diễn viên Anne Hathaway.

Hai phim có nhiều đề cử nhất là AvatarThe Hurt Locker, với 9 đề cử cho mỗi phim. Những bộ phim chiến thắng tại Giải lần này đã được công bố trong buổi Lễ vào ngày 7 tháng 3 năm 2010.[10][11][12]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Những phim chiến thắng tại từng hạng mục được đưa lên đầu và in đậm.

Kathryn Bigelow, Đạo diễn xuất sắc nhất
Jeff Bridges, nam diễn viên chính xuất sắc nhất
Sandra Bullock, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Christoph Waltz, nam diễn viên phụ xuất sắc nhất
Mo'Nique, nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
Phim xuất sắc nhất Đạo diễn xuất sắc nhất
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
Kịch bản gốc xuất sắc nhất Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất
Phim hoạt hình hay nhất Phim ngoại ngữ hay nhất
Phim tài liệu hay nhất Phim tài liệu ngắn hay nhất
Phim ngắn hay nhất Phim hoạt hình ngắn hay nhất
  • The New Tenants – Joachim Back và Tivi Magnusson
    • The Door – Juanita Wilson và James Flynn
    • Instead of Abracadabra – Patrik Eklund và Mathias Fjellström
    • Kavi – Gregg Helvey
    • Miracle Fish – Luke Doolan và Drew Bailey
Nhạc phim hay nhất Ca khúc trong phim hay nhất
Biên tập âm thanh xuất sắc nhất Âm thanh xuất sắc nhất
Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất Quay phim xuất sắc nhất
Hóa trang xuất sắc nhất Thiết kế trang phục xuất sắc nhất
Biên tập xuất sắc nhất Kỹ xảo xuất sắc nhất

Giải Oscar danh dự[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Hàn lâm tổ chức Governors Awards lần đầu tiên vào ngày 14 tháng 11 năm 2009. Trong buổi lễ, đã có những giải sau được trao:[13][14][15]

Giải Oscar danh dự[sửa | sửa mã nguồn]

Giải Tưởng nhớ Irving G. Thalberg[sửa | sửa mã nguồn]

Các phim nhận được nhiều đề cử và chiến thắng tại nhiều hạng mục[sửa | sửa mã nguồn]

Những người trao giải và biểu diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Những người sau đây giải cho các giải thưởng hoặc trình bày âm nhạc/biểu diễn nhạc cụ:[16]

Người trao giải[sửa | sửa mã nguồn]

Người trao giải (theo thứ tự xuất hiện)
Tên Xuất hiện trong vai
Gina Tuttle Bình luận viên của Giải Oscar lần thứ 82
Penélope Cruz Người trao giải cho Giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất
Ryan Reynolds Người trao giải cho The Blind Side trong hạng mục Phim xuất sắc nhất
Steve Carrell
Cameron Diaz
Những người trao giải cho Giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất
Miley Cyrus
Amanda Seyfried
Những người trao giải cho Giải Oscar cho ca khúc trong phim hay nhất
Chris Pine Người trao giải cho District 9 trong hạng mục Phim xuất sắc nhất
Robert Downey, Jr.
Tina Fey
Những người trao giải cho Giải Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất
Matthew Broderick
Jon Cryer
Macaulay Culkin
Anthony Michael Hall
Judd Nelson
Molly Ringwald
Ally Sheedy
Những người trao giải trong phần tưởng nhớ John Hughes
Samuel L. Jackson Người trao giải cho Up trong hạng mục Phim xuất sắc nhất
Carey Mulligan
Zoe Saldana
Những người trao giải cho Giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn, Giải Oscar cho phim tài liệu ngắn hay nhấtGiải Oscar cho phim ngắn
Ben Stiller Người trao giải cho Giải Oscar cho hóa trang xuất sắc nhất
Jeff Bridges Người trao giải cho A Serious Man trong hạng mục Phim xuất sắc nhất
Jake Gyllenhaal
Rachel McAdams
Những người trao giải cho Giải Oscar cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất
Queen Latifah Người trao giải cho các Giải Oscar danh dựGiải Tưởng nhớ Irving G. Thalberg
Robin Williams Người trao giải cho Giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
Colin Firth Người trao giải cho An Education trong hạng mục Phim xuất sắc nhất
Sigourney Weaver Người trao giải cho Giải Oscar cho chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất
Tom Ford
Sarah Jessica Parker
Những người trao giải cho Giải Oscar cho thiết kế trang phục
Charlize Theron Người trao giải cho Precious: Based on the Novel "Push" by Sapphire trong hạng mục Phim xuất sắc nhất
Taylor Lautner
Kristen Stewart
Những người trao giải cho màn trình diễn mở đầu của các phim kinh dị
Zac Efron
Anna Kendrick
Những người trao giải cho Giải Oscar cho biên tập âm thanh xuất sắc nhấtGiải Oscar cho hòa âm hay nhất
Elizabeth Banks Người trao giải cho Giải thưởng Viện Hàn lâm cho Thành tựu Kỹ thuậtGiải Gordon E. Sawyer
John Travolta Người trao giải cho Inglourious Basterds trong hạng mục Phim xuất sắc nhất
Sandra Bullock Người trao giải cho Giải Oscar cho quay phim xuất sắc nhất
Demi Moore Người trao giải cho phần tưởng nhớ In Memoriam
Jennifer Lopez
Sam Worthington
Những người trao giải cho Giải Oscar cho nhạc phim hay nhất
Bradley Cooper
Gerard Butler
Những người trao giải cho Giải Oscar cho kỹ xảo
Jason Bateman Người trao giải cho Up in the Air trong hạng mục Phim xuất sắc nhất
Matt Damon Người trao giải cho Giải Oscar cho phim tài liệu hay nhất
Tyler Perry Người trao giải cho Giải Oscar cho biên tập
Keanu Reeves Người trao giải cho The Hurt Locker trong hạng mục Phim xuất sắc nhất
Pedro Almodóvar
Quentin Tarantino
Những người trao giải cho Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất
Kathy Bates Người trao giải cho Avatar trong hạng mục Phim xuất sắc nhất
Vera Farmiga
Colin Farrell
Julianne Moore
Michelle Pfeiffer
Tim Robbins
Kate Winslet
Những người trao giải cho Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất
Sean Penn
Peter Sarsgaard
Michael Sheen
Stanley Tucci
Forrest Whitaker
Oprah Winfrey
Những người trao giải cho Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Barbra Streisand Người trao giải cho Giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất
Tom Hanks Người trao giải cho Giải Oscar cho phim xuất sắc nhất

Người biểu diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Người biểu diễn (theo thứ tự xuất hiện)
Tên Xuất hiện trong vai Biểu diễn
Marc Shaiman Sắp xếp âm thanh Dàn nhạc giao hưởng
Harold Wheeler Nhạc trưởng Dàn nhạc giao hưởng
Neil Patrick Harris Người biểu diễn Phần mở đầu
James Taylor Người biểu diễn "In My Life" trong phần tưởng nhớ "In Memoriam" thường niên
Quân đoàn vũ công Người biểu diễn Biểu diễn múa theo nhạc của các bài từ đề cử Nhạc phim hay nhất

Thông tin buổi lễ[sửa | sửa mã nguồn]

Vì số lượng người theo dõi các buổi lễ Oscar trước đó có xu hướng giảm, Viện Hàn lâm đã tìm kiếm ý tưởng để cải tổ chương trình, cùng với việc đổi mới sự quan tâm của khán giả với các bộ phim đã được đề cử. Sau lễ trao giải Oscar năm trước đó, với lượng người xem tăng 13%, nhiều chuyên gia ở Viện Hàn lâm đã đề xuất những cách mới để thu hút nhiều hơn nữa sự chú ý của khán giả cho các giải thưởng Oscar. Chủ tịch AMPAS lúc này là Sid Ganis tuyên bố rằng, lễ trao giải lần này sẽ gồm 10 phim được đề cử tại hạng mục Phim xuất sắc nhất, thay vì chỉ có 5 phim theo truyền thống. Việc mở rộng này là một bước lùi của Viện Hàn lâm, về những năm 1930 và 1940, khi đó đã có từ tám đến mười phim nằm trong danh sách đề cử mỗi năm. "Có 10 phim trong đề cử Phim xuất sắc nhất sẽ cho phép các giám khảo của Viện Hàn lâm đánh giá bao gồm cả những bộ phim tuyệt vời thường có mặt trong những hạng mục khác, nhưng đã bị loại bỏ khỏi cuộc đua tranh giành vị trí cao nhất," Sid Ganis đã nói trong một hội nghị báo chí.[7] "Tôi không thể đợi được đến lúc được xem danh sách đó, gồm mười ứng viên, sẽ được công bố vào tháng hai."[7] Ganis cũng nói thêm rằng việc thay đổi số lượng đề cử sẽ gây khó khăn cho việc tìm được một phim chiến thắng rõ ràng, vì thế hệ thống bầu chọn đã được chuyển từ kiểu chọn phim ưa thích nhất sang xếp các phim theo thứ tự từ thích nhất đến không thích nhất (bầu cử thay thế).[17]

Vũ công Adam ShankmanBill Mechanic được thuê làm nhà sản xuất cho buổi lễ. Shankman cho biết trong một cuộc phỏng vấn trước đó, trong chương trình Fresh Air của National Public Radio rằng ông và Mechanic lúc đầu đã chọn Sacha Baron Cohen làm người dẫn chươg trình, nhưng Viện Hàn lâm đã từ chối yêu cầu này.[18]

Năm diễn viên có liên quan đến các phim đề cử được mời đại diện cho các giải Nam diễn viên chính và Nữ diễn viên chính. Shankman và Mechanic cho biết rằng họ muốn rút ngắn thời gian thu hình lại.[19] Hầu hết những người trao giải giới thiệu những phim/người chiến thắng bằng câu "Và phim/người chiến thắng là..." thay vì "Và giải Oscar thuộc về..." như lần đầu tiên từ năm 1988. Viện Hàn lâm không đưa ra lý do gì khi chuyển về câu tuyên bố đã có lần gây cho những ứng viên khác sự bẽ mặt; tuy nhiên rõ ràng Viện đã đồng ý với ý định của Shankman và Mechanic về việc chuyển về câu tuyên bố trước đây.[20]

Bầu chọn và sơ kết[sửa | sửa mã nguồn]

Lần đầu tiên kể từ năm 2003, khung dành cho các ứng viên sáng giá có ít nhất một phim bom tấn công chiếu tại Hoa Kỳ và Canada. Năm trong số những phim trong đề cử đã đạt doanh thu trên 100 triệu đôla Mỹ trước khi danh sách đề cử được công bố.[21] Nhiều nhà phê bình, nhà báo và các nhà phân tích ngành công nghiệp giải trí cho rằng quyết định tăng lên mười đề cử của AMPAS đã là một trong những lý do cho điều này.[21][22][23]

Ba trong số mười đề cử Phim xuất sắc nhất nằm trong danh sách mười phim hàng đầu của các rạp phim vào thời điểm danh sách đề cử được công bố. Vào thời điểm công bố - ngày 2 tháng 2, Avatar là bộ phim đạt doanh thu cao nhất nằm trong đề cử, với doanh thu 596 triệu đôla Mỹ.[21] Các phim khác cũng nằm trong số 10 phim hàng đầu và được đề cử là Up với 293 triệu đôla Mỹ,[21]The Blind Side với 237.9 triệu đôla Mỹ.[21] Trong số bảy phim còn lại trong đề cử, Inglourious Basterds có doanh thu 120.5 triệu đôla Mỹ,[21] đứng thứ tư, tiếp theo là District 9 (115.6 triệu đôla Mỹ),[21] Up in the Air (73 triệu đôla Mỹ),[24] Precious: Based on the Novel "Push" by Sapphire (45 triệu đôla Mỹ),[24] The Hurt Locker (12 triệu đôla Mỹ),[24] An Education (9.4 triệu đôla Mỹ),[24] và cuối cùng là A Serious Man (9.2 triệu đôla Mỹ).[24]

Trong số 50 phim đạt doanh thu cao nhất năm, 46 đề cử nằm vào 13 phim thuộc danh sách này. Chỉ có Avatar (1), Up (5), The Blind Side (8), Inglourious Basterds (25), District 9 (27), The Princess and The Frog (32), Julie & Julia (34), Up in the Air (41), and Coraline (43) nhận được đề cử cho Đạo diễn, Diễn xuất, Kịch bản, Phim hay nhất hoặc Phim hoạt hình hay nhất.[25] Những phim khác thuộc 50 phim trên cũng nhận được đề cử là Harry Potter and the Half-Blood Prince (2), Transformers: Revenge of the Fallen (3), Star Trek (7) và Sherlock Holmes (10).[25]

Ý kiến bình luận[sửa | sửa mã nguồn]

Buổi lễ nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ các phương tiện truyền thông. Nhà phê bình điện ảnh Roger Ebert chỉ trích rằng phần thoai mở đầu của Baldwin và Martin đã "không hề gây cười chút nào  – theo một cách đáng ngạc nhiên". Tiếp sau đó ông nói rằng việc The Hurt Locker chiến thắng thật là thú vị, nhưng chọn Baldwin và Martin làm dẫn chương trình là một sai lầm.[26] Nhà báo Mary McNamara của Los Angeles Times châm biếm rằng buổi diễn đã quá mất thời gian, rằng "Dù mọi người đã nỗ lực hết sức, giải Oscar năm nay dường như đã phải trải qua một cuộc khủng hoảng niềm tin."[27] Nhà phê bình James Poniewozik của Time cũng chỉ trích nhịp độ không đều của buổi diễn lúc bắt đầu, đó đã là "một thất bại kinh điển của Oscar". Nhà phê bình cũng cho rằng có đến hai dẫn chương trình là một bất lợi.[28]

Tuy nhiên buổi lễ cũng nhận được nhiều nhận xét tích cực từ các kênh thông tin khác. Bruce Fetts của Tạp chí TV Guide đã khen ngợi hai người dẫn chương trình Baldwin và Martin, "Họ nhập vào vai của mình một cách thoải mái, từ đầu đến cuối chương trình".[29] Báo Chicago Tribune có bài tuyên dương những người thực hiện chương trình.[30]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Có 41.62 triệu người tại Hoa Kỳ đã xem từ đầu chương trình đến hết, nghĩa là tăng 13% so với buổi lễ năm 2009.[31] Đã có khoảng 79.78 triệu người đã xem toàn bộ hoặc một phần của buổi lễ.[32] Chương trình cũng có chỉ số Nielsen cao hơn của hai buổi lễ trước, với 24.75% hộ gia đình theo dõi.[33] Đây là chương trình thu hình có số người xem cao nhất kể từ Giải Oscar lần thứ 77 diễn ra vào năm 2005.[34][35]

Tháng 7 năm 2010, buổi trình chiếu nhận được 12 đề cử tại Giải Primetime Emmy lần thứ 62[36] Tháng sau đó, buổi lễ chiến thắng một trong số các đề cử đó, tại hạng mục "Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc cho âm nhạc, các chủ đề khác hoặc chương trình không hư cấu" (David Rockwell và Joe Celli).[37]

Phần tưởng nhớ In Memoriam[sửa | sửa mã nguồn]

Phần tưởng nhớ "In Memoriam" được sản xuất bởi Chuck Workman,[38] được trình bày bởi nữ diễn viên Demi Moore. Trong phần này, ca sĩ James Taylor biểu diễn bài hát "In My Life" của nhóm nhạc The Beatles.[39][40]

Dư luận[sửa | sửa mã nguồn]

Bài diễn văn của "Phim tài liệu hay nhất"[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phần nhận giải của hạng mục Phim tài liệu hay nhất The Cove, các máy quay của ABC bỗng nhiên chuyển sang quay khán giả bên dưới, trong đó có người huấn luyện cá heo Ric O'Barry đang giơ cao băng-rôn ghi "Text Dolphin to 44144" ("Nhắn Cá heo đến 44144") và cảnh quay này không hề bị cắt trong nhiều giây. TV Guide đặt tên cho khoảnh khắc này là "Đoạn cắt nhanh nhất".[41]

Tiểu phẩm khôi hài của Sacha Baron Cohen bị hủy[sửa | sửa mã nguồn]

Người đầu tiên được Mechanic và Shankman dự tính sẽ mời làm người dẫn chương trình trước khi bị Viện Hàn lâm từ chối, Sacha Baron Cohen, còn không được mời tham dự buổi lễ. Các nhà sản xuất sợ rằng tiểu phẩm khôi hài do ông này và Ben Stiller chuẩn bị sẵn có thể sẽ xúc phạm đến đạo diễn James Cameron. Tiểu phẩm có phần Baron Cohen mặc như một cô gái người Na'vi, và Ben Stiller phiên dịch những điều Cohen nói, kết thúc với câu nói của Cohen rằng ông đã "có thai với đứa con hoang của James Cameron".[42] Mặc dù Cameron cho biết rằng ông không cảm thấy khó chịu khi xem tiểu phẩm này,[43] Baron Cohen đã bị cho ra khỏi danh sách những người trao giải.[44] Sau cùng, tiểu phẩm được Ben Stiller biểu diễn trong trang phục người Na'vi.[39]

Cắt bỏ phần biểu diễn Ca khúc trong phim hay nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 2 năm 2010, Mechanic và Shankman cho biết rằng buổi lễ sẽ không có phần biểu diễn của các đề cử giải Ca khúc trong phim hay nhất, như các năm trước đã có. Thay vào đó, năm ca khúc sẽ chỉ xuất hiện trong đoạn phim giói thiệu bộ phim chứa đựng ca khúc đó. Một vài nhà sản xuất đã phản đối hành động này, cho rằng nó đi ngược lại truyền thống của lễ trao giải Oscar.[45]

Thư điện tử của nhà sản xuất The Hurt Locker[sửa | sửa mã nguồn]

Nicolas Chartier, một nhà sản xuất của bộ phim được đề cử Phim hay nhất The Hurt Locker, đã bị cấm tham dự buổi lễ vì đã có hành động vi phạm điều luật Oscar, sau khi Chartier gửi thư điện tử đến các nhiều người thuộc Viện Hàn lâm, khuyên họ nên bầu chọn cho phim của ông này và đừng chọn cho phim có số đề cử ngang bằng Avatar.[46] Nhà sản xuất này sau đó đã gửi thư điện tử xin lỗi cho hành động trên.[47][48][49]

Quảng cáo Oscar và các vấn đề về người xem[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 3 năm 2010, WABC-TV New York, một kênh của ABC, thông báo rằng nó có thể sẽ chấm dứt dịch vụ với công ty truyền hình cáp Cablevision vào ngày 7 tháng 3 năm 2010,[50] vào thời điểm lễ trao giải Oscar. Kênh này đã không còn trong đường truyền của Cablevision từ 0:01 giờ ET ngày 7 tháng 3.[51][52][53] Gần 3.1 triệu người ở New York, trung tâm truyền thông lớn nhất nước, đã không thể theo dõi buổi lễ (và các chương trình khác cùng kênh, các chương trình khác của kênh ABC), và điều này đã được dự báo sẽ là một cú đánh mạnh vào doanh nghiệp quảng cáo cũng như người xem lễ trao giải Oscar.[54] Vào lúc 20:43 giờ ET, ba mươi phút sau khi buổi lễ bắt đầu, Cablevision mở lại đường truyền để khán giả có thể xem trực tiếp từ kênh WABC.[52][55][56]

Rút ngắn In Memoriam[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ tưởng nhớ In Memoriam chỉ gồm 30 trong số hơn 100 người trong ngành giải trí đã qua đời trong năm trước.[38] Trong số những người còn lại, đoạn phim đã bỏ sót Farrah Fawcett, Ed McMahon, Lou Albano, Henry Gibson, và Bea Arthur.[57] Nhà phê bình điện ảnh Roger Ebert đã phê bình việc bỏ sót Fawcett trên Twitter. Cũng có một số sự bất đồng ý kiến khi Michael Jackson xuất hiện trong đoạn phim, vì các đóng góp cho điện ảnh của Jackson không nổi bật lắm.[58] Danh sách những người được tưởng nhớ trong phần In Memoriam được biên tập bởi một hội đồng nhỏ của Viện Hàn lâm, không phải những nhà sản xuất.[38]

Bài diễn văn Music by Prudence[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đạo diễn Shortly Roger Ross Williams của Music by Prudence bắt đầu bài trình bày nhận giải Oscar cho Phim tài liệu ngắn, ông bị cắt ngang bởi đồng đạo diễn là Elinor Burkett. Việc này đã khiến phần nói của Williams trở thành khoảnh khắc lúng túng, đáng ngượng nhất của buổi lễ, và được so sánh với việc Kanye West ngắt lời Taylor Swift khi Swift đang nhận giải Video của nữ nghệ sĩ xuất sắc nhất tại MTV Video Music Awards 2009 trước đó 5 tháng.[59]

Burkett sống ở Zimbabwe, nơi quay phần lớn bộ phim, đã kiện Williams khi bộ phim được quay hoàn tất. Cô này giải thích với Salon.com, rằng cô cũng là một người đóng góp cho bộ phim tài liệu, rằng bộ phim đã là ý tưởng của cô. "Roger chưa bao giờ nghe nói đến Zimbabwe trước khi tôi nói cho anh ta biết." Cô đã rất tức giận khi Williams và HBO chỉ chọn tập trung vào một người thay vì cả nhóm như dự định ban đầu của cô. "Tôi cảm thấy vai trò của mình đã bị bôi nhọ hết lần này đến lần khác, và nó sẽ không xảy ra lần này." Cô này chen lên khán đài vì cho rằng, mẹ của Williams đã chặn đường cô bằng cây gậy của bà.[60]

"Cô ta làm tôi xấu hổ", Williams nói, "Tôi đã mong rằng cô ta chỉ đứng ở đó thôi. Tôi đã chuẩn bị sẵn bài diễn văn." Ông này cũng nói rằng Viện Hàn lâm đã cho biết chỉ có một người được trình bày diễn văn. Ông cũng cho biết rằng mẹ ông đơn giản chỉ là muốn lên ôm ông mà thôi.[60]

Phát sóng toàn cầu[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các kênh phát sóng trên toàn cầu
A, Ă & Â
B
C
D & Đ
E
F
  • Fiji – Mai TV Fiji 1
G
H
I
J
L
M
N
P
R
S
T
U
V
Y

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Natalie Finn (3 tháng 11 năm 2009). “Alec Baldwin & Steve Martin Tapped for Oscar Duty”. E! Online. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  2. ^ ABC announces Oscar pre-show hosts
  3. ^ Rebecca Paiement (20 tháng 11 năm 2009). “Hamish Hamilton to direct 82nd Academy Awards”. AOL. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  4. ^ Lowry, Brian (7 tháng 3 năm 2010). “The 82nd Annual Academy Awards”. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  5. ^ Hedley, Caroline (26 tháng 3 năm 2009). “Oscars ceremony moved to prevent clash with Winter Olympics”. The Daily Telegraph. Luân Đôn: Telegraph Media Group. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  6. ^ Marc Graser (3 tháng 11 năm 2009). “Steve Martin and Alec Baldwin to Co-host the Oscars”. RBI. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  7. ^ a b c “82nd Academy Awards to Feature 10 Best Picture Nominees”. AMPAS. AMPAS. 24 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  8. ^ Tom O'Neil (12 tháng 2 năm 2010). “Elizabeth Banks to emcee sci-tech Oscars”. Los Angeles Times. Tribune Company. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  9. ^ King, Susan (8 tháng 3 năm 2010). 'Hurt Locker' wins best picture”. Los Angeles Times. Tribune Company. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  10. ^ “Nominees & Winners for the 82nd Academy Awards”. AMPAS. AMPAS. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  11. ^ “List of Academy Award nominations”. CNN. CNN.com. 2 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  12. ^ Ditzian, Eric (8 tháng 3 năm 2010). “Oscar Night Belongs To 'The Hurt Locker'. MTV. MTV News. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  13. ^ “Bacall, Calley, Corman, and Willis to Receive Academy's Governors Awards”. AMPAS. AMPAS. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  14. ^ “Honorary Academy Awards - Oscar Statuette & Other Awards”. AMPAS. AMPAS. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  15. ^ “Irving G. Thalberg Memorial Award - Oscar Statuette & Other Awards”. AMPAS. AMPAS. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  16. ^ “Presenters”. AMPAS. AMPAS. 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  17. ^ Smith, Neil (1 tháng 3 năm 2010). “BBC News: Oscars 2010: Best picture voting changes explained”. BBC News. BBC. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  18. ^ “Shankman's Winning Job: Producing The Oscars”. National Public Radio. National Public Radio. 18 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  19. ^ Sperling, Nicole (12 tháng 2 năm 2010). “Looking Forward to The Big Show”. Entertainment Weekly. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  20. ^ Alexander, Bryan (8 tháng 3 năm 2010). “An Oscar Comeback: 'And the Winner Is...'. CNN NewsStand. Time Entertainment. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  21. ^ a b c d e f g Horn, John (3 tháng 2 năm 2010). “Oscar nominations that are for the people”. Los Angeles Times. Tribune Company. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  22. ^ Grat, Brandon (2 tháng 2 năm 2010). “2009 Academy Award Nominations”. Box Office Mojo. Box Office Mojo. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  23. ^ Spiegel, Josh (9 tháng 2 năm 2010). “In Contention”. Box Office Prophets. Box Office Prophets. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  24. ^ a b c d e “Box-office numbers for Oscar best-picture nominees”. Associated Press. Deseret News. 2 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  25. ^ a b “2009 Oscar nominations and wins by movie”. Box Office Mojo. Box Office Mojo. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  26. ^ Ebert, Roger (7 tháng 3 năm 2010). “No pain for "Hurt Locker," Bigelow”. Roger Ebert. Roger Ebert. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  27. ^ McNamara, Mary (8 tháng 3 năm 2010). “Oscars show has no sense of timing”. Los Angeles Times. Tribune Company. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  28. ^ Poniewozik, James (8 tháng 3 năm 2010). “The Oscarcast: Classic, Not Necessarily in a Good Way”. Time. Time Warner. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  29. ^ Fetts, Burce: "Cheers and Jeers", TV Guide, 22-28 tháng 3 năm 2010, page 104
  30. ^ “The Oscars: A bit of razzle-dazzle, some mainstream charm and not enough NPH”. Chicago Tribune. Tribune Company. 7 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  31. ^ Kissell, Rick (9 tháng 3 năm 2010). “FOX tops ABC's big week”. Reed Business Information. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  32. ^ 1 tháng 7 năm 2010/ “ABC Draws Its Biggest Weekly Audience Since September '08” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). The Futon Critic. 10 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |http://www.thefutoncritic.com/news.aspx?id= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  33. ^ Stransky, Tanner (9 tháng 3 năm 2010). “Ratings: Oscar's 41 million viewers win week's top prize”. Entertainment Weekly. Time Warner. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  34. ^ Scott Bowles (26 tháng 2 năm 2008). 26 tháng 2 năm 2008-oscar-ratings_N.htm “Low Oscar Ratings Cue Soul-Searching” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). USA Today. Gannett Company. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  35. ^ Finke, Nikki (8 tháng 3 năm 2010). “Oscar Ratings: 'Avatar' Loses But ABC And AMPAS Aren't Blue Despite Greying Viewers”. Deadline Hollywood Daily. Nikki Finke. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  36. ^ O'Neil, Tom (12 tháng 7 năm 2010). “Emmys love for Oscars continues with 12 nominations”. Gold Derby. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  37. ^ Jones, Kenneth (21 tháng 8 năm 2010). “The 2009 Tony Awards Broadcast Wins Emmy; Neil Patrick Harris Is a "Glee"-ful Winner”. Playbill. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  38. ^ a b c Cohen, Sandy (8 tháng 3 năm 2010). 3 tháng 3 năm 2010-oscar-memorial-segment_N.htm “Oscar's 'In Memoriam' segment is touching to watch, painful to make” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Associated Press. USA Today. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  39. ^ a b Brooks, Xan (7 tháng 3 năm 2010). “Oscars 2010 liveblog: the 82nd Academy Awards as it happened”. The Guardian. Luân Đôn: Guardian Media Group. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  40. ^ “Organizers Defend Fawcett's Oscar Omission”. The Wrap. 8 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  41. ^ "11 Top Oscar Moments". TV Guide. 8 tháng 3 năm 2010. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  42. ^ Brodesser-Akner, Claude (3 tháng 2 năm 2010). “Vulture Exclusive: To Protect James Cameron's Feelings, Sacha Baron Cohen's Avatar Sketch Is Cut From Oscar Telecast”. NYmag. NYmag. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  43. ^ “James Cameron Doesn't Mind If Sacha Baron Cohen Spoofs 'Avatar' at Oscars”. World Entertainment News Network. 4 tháng 3 năm 2010.
  44. ^ Loomis, George (3 tháng 3 năm 2010). “Sacha Baron Cohen's Planned Oscar Night 'Avatar' Spoof Canned By The Academy”. MTV Movies. MTV Networks. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  45. ^ Finke, Nikki (17 tháng 2 năm 2010). “Oscar Spoilers: Best Original Song Artists Not Performing”. Deadline Hollywood Daily. Nikki Finke. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  46. ^ “Prohíben entrada de Nicolas Chartier a entrega del Oscar”. La Crónica (bằng tiếng Tây Ban Nha). Notimex. 3 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  47. ^ Pete Hammond (ngày 25 tháng 2 năm 2010). 'Hurt Letter' plot thickens after producer offers mea culpa”. Los Angeles Times. Tribune Company. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  48. ^ Adam Rosenberg (25 tháng 2 năm 2010). 'Hurt Locker' Producer Apologizes For Dissing 'Avatar'. MTV Movies. MTV. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  49. ^ “Hurt Locker producer barred from Oscars”. BBC News. BBC. 3 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  50. ^ Stelter, Brian, Brooks Barnes (8 tháng 3 năm 2010). “Disney and Cablevision Take ABC Fight Public”. The New York Times. The New York Times Company. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  51. ^ Kleinfield, N.R. (7 tháng 3 năm 2010). “Oscar Night Suspense, Then Poof! Cable's Back”. The New York Times. The New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  52. ^ a b Brian Stelter & Brooks Barnes (7 tháng 3 năm 2010). “WABC Returns to Cablevision”. The New York Times. The New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  53. ^ Kang, Cecilia (7 tháng 3 năm 2010). “ABC goes dark for New York Cablevision subscribers”. The Washington Post. The Washington Post Company. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  54. ^ Smith, Mariel (2 tháng 3 năm 2010). “Cablevision Customers May Lose ABC on Oscar Night”. NBC New York. NBC Universal. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  55. ^ Fixmer, Andy (7 tháng 3 năm 2010). “Cablevision, Disney's ABC Reach Accord, Avert Oscars Blackout”. BusinessWeek. Bloomberg L.P. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.[liên kết hỏng]
  56. ^ Brian Stelter (7 tháng 3 năm 2010). “At the Last Minute, a Disney-Cablevision Truce”. The New York Times. Brooks Barnes. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  57. ^ Wigler, Josh (ngày 8 tháng 3 năm 2010). “The Academy Awards Memoriam: Those Who Were Forgotten”. MTV Movies. MTV Networks. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  58. ^ Smit, Olivia (8 tháng 3 năm 2010). “Farrah Fawcett and Bea Arthur left out of Oscars memorial film highlights; John Hughes gets tribute”. Daily News. Mortimer Zuckerman. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  59. ^ Ryzik, Mylena (8 tháng 3 năm 2010). “A Kanye Moment at the Oscars”. The New York Times. The New York Times Company. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  60. ^ a b Lauerman, Kerry (8 tháng 3 năm 2010). “The story behind Oscar's "Kanye moment". Salon.com. Salon Media Group. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  61. ^ “Oscars 2010 Complete List of International Broadcasters”. BP Insider. BreadPit.net. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Trang mạng chính thức
Nguồn thông tin (tiếng Anh)
Phân tích, bình luận (tiếng Anh)
Các tài liệu khác (tiếng Anh)