Giải Oscar lần thứ 87

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải Oscar lần thứ 87
Poster chính thức
Ngày22 tháng 2 năm 2015
Địa điểmDolby Theatre
Hollywood, Los Angeles, California, Hoa Kỳ
Chủ trì bởiNeil Patrick Harris
Nhà sản xuấtNeil Meron
Craig Zadan[1]
Đạo diễnHamish Hamilton[2]
Điểm nhấn
Phim hay nhấtBirdman hay (The Unexpected Virtue of Ignorance)
Nhiều giải thưởng nhấtBirdman hay (The Unexpected Virtue of Ignorance)The Grand Budapest Hotel (4)
Nhiều đề cử nhấtBirdmanThe Grand Budapest Hotel (9)
Phủ sóng truyền hình
Kênh truyền hìnhABC

Lễ trao giải Oscar lần thứ 87, được tổ chức bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ (Academy of Motion Picture Arts and Sciences - AMPAS), đã diễn ra vào ngày 22 tháng 2 năm 2015 tại nhà hát Dolby, số 6801 Đại lộ Danh vọng Hollywood, Los Angeles.[3] Buổi lễ kéo dài trong vòng hơn 4 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ 08:30 giờ miền Đông. Giải thưởng được trao nhằm tôn vinh những thành tựu xuất sắc của nền điện ảnh Hoa Kỳ nói riêng và của thế giới nói chung trong năm 2014.

Buổi lễ được đạo diễn bởi Hamish Hamilton, chỉ đạo sản xuất bởi Neil Meron và Craig Zadan. Diễn viên Neil Patrick Harris là người dẫn chương trình, đánh dấu lần đầu tiên anh đảm nhận công việc này.[4] Lễ trao thưởng được phát sóng trên 225 quốc gia, tại Hoa Kỳ bởi ABC, tại châu Á bởi kênh HBO.[5]

Birdman hay (The Unexpected Virtue of IgnoranceThe Grand Budapest Hotel giành được nhiều giải thưởng nhất với 4 tượng vàng Oscar cho mỗi bộ phim. Trong đó, Birdman chiến thắng các hạng mục Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản gốc và Quay phim xuất sắc nhất. Trong khi đó The Grand Budapest Hotel chiến thắng các hạng mục Nhạc phim hay nhất, Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất, Thiết kế phục trang và Hóa trang xuất sắc nhất. Whiplash giành được 3 tượng vàng Oscar bao gồm cả hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất dành cho J. K. Simmons. Big hero 6 chiến thắng hạng mục Phim hoạt hình hay nhất. Những phim giành giải khác bao gồm The Theory of Everything, Still Alice, Boyhood, The Imitation Game, Ida, Citizenfour, Crisis Hotline: Veterans Press 1, The Phone Call, Feast, Selma, American SniperInterstellar.

Bên lề, buổi lễ trao giải thưởng của Hội đồng Viện Hàn thường niên lần thứ 6 đã được tổ chức tại Phòng khiêu vũ lớn, tòa nhà Hollywood and Highland Center vào ngày 8 tháng 11 năm 2014. Sau đó, vào ngày 7 tháng 2 năm 2015, buổi lễ giải thưởng của Viện Hàn lâm dành cho những thành tựu công nghệ [của ngành điện ảnh] đã diễn ra tại khách sạn Beverly Hills, Beverly Hills, California.

Đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo diễn J.J. Abrams cùng đạo diễn Alfonso Cuarón (trái); diễn viên Chris Pine cùng chủ tịch Cheryl Boone Isaacs (phải) tại buổi lễ công bố trực tiếp 121 đề cử của 24 hạng mục trao giải Oscar năm 2015.

Các thành viên từ 17 chuyên ngành khác nhau của Viện Hàn lâm đã bỏ phiếu để xác định các đề cử theo từng hạng mục tương ứng của mỗi ngành. Riêng các đề cử hạng mục Phim hoạt hìnhPhim nói tiếng nước ngoài được lựa chọn bởi một cuộc bỏ phiếu của các hội đồng kiểm tra là tập hợp của nhiều ban khác nhau. Trong khi đó toàn bộ thành viên đều có đủ tư cách bầu chọn các đề cử hạng mục Phim hay nhất.[6]

Buổi lễ công bố[sửa | sửa mã nguồn]

Lần đầu tiên trong lịch sử, danh sách đề cử giải Oscar cho 24 hạng mục được công bố trực tiếp vào lúc 5:30 và 5:38 sáng giờ Thái Bình Dương (tức 13:38 giờ UTC) tại Nhà hát Samuel Goldwyn, Beverly Hills, California bởi Cheryl Boone Isaacs, chủ tịch hiện thời của Viện Hàn lâm, đạo diễn J. J. Abrams, đạo diễn Alfonso Cuarón và nam diễn viên Chris Pine:[6][7][8]

  • Đạo diễn Abrams và Cuarón công bố đề cử các hạng mục: Phim hoạt hình, Phim tài liệu, Phim tài liệu ngắn, Biên tập, Ca khúc gốc trong phim, Thiết kế sản xuất, Phim hoạt hình ngắn, Phim ngắn, Biên tập âm thanh và Hiệu ứng hình ảnh.
  • Chủ tịch Cheryl Boone Isaacs và nam diễn viên Chris Pine công bố đề cử các hạng mục: Nam diễn viên chính, Nữ diễn viên chính, Nam diễn viên phụ, Nữ diễn viên phụ, Quay phim, Thiết kế trang phục, Đạo diễn, Phim nói tiếng nước ngoài, Hóa trang, Nhạc phim gốc, Kịch bản chuyển thể và Phim hay nhất.[9]

Birdman hay (The Unexpected Virtue of Ignorance)The Grand Budapest Hotel cùng giành được nhiều đề cử nhất với 9 hạng mục.[10]

Phim nhận được nhiều đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Trong danh sách đề cử trên có 17 phim nhận được trên 2 đề cử,[10] đó là:

Số đề cử Phim
9 Birdman hay (The Unexpected Virtue of Ignorance)
The Grand Budapest Hotel
8
The Imitation Game
6 American Sniper
Boyhood
5 Foxcatcher
Interstellar
The Theory of Everything
Whiplash
4 Mr. Turner
3 Into the Woods
Unbroken
2 Guardians of the Galaxy
Ida
Inherent Vice
Selma
Wild

Người công bố giải và biểu diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Người công bố giải[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Vai trò
Nyong'o, LupitaLupita Nyong'o[11] Công bố người giành giải ở hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất
Neeson, LiamLiam Neeson[12] Công bố các phim The Grand Budapest HotelAmerican Sniper được đề cử ở hạng mục Phim hay nhất
Johnson, DakotaDakota Johnson[13] Giới thiệu màn trình diễn ca khúc được đề cử ở hạng mục Ca khúc trong phim hay nhất "Lost Stars"
Lopez, JenniferJennifer Lopez[13]
Pine, ChrisChris Pine[14]
Công bố người giành giải ở hạng mục thiết kế phục trang đẹp nhất
Witherspoon, ReeseReese Witherspoon[15] Công bố người giành giải ở hạng mục hóa trang xuất sắc nhất
Tatum, ChanningChanning Tatum[12] Công bố sáu người giành chiến thắng cuộc thi Team Oscar
Ejiofor, ChiwetelChiwetel Ejiofor[13]
Kidman, NicoleNicole Kidman[12]
Công bố người giành giải ở hạng mục Phim ngoại ngữ hay nhất
MacLaine, ShirleyShirley MacLaine[14] Công bố các phim Boyhood, The Theory of Everything, và Birdman (phim) được đề cử ở hạng mục Phim hay nhất
Cotillard, MarionMarion Cotillard[15] Giới thiệu màn trình diễn ca khúc được đề cử ở hạng mục Ca khúc trong phim hay nhất "Everything is Awesome"
Bateman, JasonJason Bateman[12]
Washington, KerryKerry Washington[16]
Công bố phim giành giải ở các hạng mục Phim ngắn hay nhấtPhim tài liệu ngắn xuất sắc nhất
Davis, ViolaViola Davis[14] Công bố Giải Thống đốc
Paltrow, GwynethGwyneth Paltrow[12] Giới thiệu màn trình diễn ca khúc được đề cử ở hạng mục Ca khúc trong phim hay nhất "I'm Not Gonna Miss You"
Robbie, MargotMargot Robbie
Teller, MilesMiles Teller[13]
Công bố Giải Oscar cho thành tựu kỹ thuậtGiải Gordon E. Sawyer
Chris EvansChris Evans[13]
Miller, SiennaSienna Miller[16]
Công bố phim giành giải ở hạng mục hoà âm hay nhấtbiên tập âm thanh xuất sắc nhất
Leto, JaredJared Leto[11] Công bố người giành giải ở hạng mục Giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
Hutcherson, JoshJosh Hutcherson[17] Giới thiệu màn trình diễn ca khúc được đề cử ở hạng mục Ca khúc trong phim hay nhất "Grateful"
Elgort, AnselAnsel Elgort[12]
Moretz, Chloë GraceChloë Grace Moretz[13]
Công bố phim giành giải ở hạng mục Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất
Hart, KevinKevin Hart[14]
Anna Kendrick
Công bố phim giành giải ở hạng mục Phim hoạt hình ngắn
Johnson, DwayneDwayne Johnson[18]
Saldana, ZoeZoe Saldana[17]
Công bố phim giành giải ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất
Isaacs, Cheryl BooneCheryl Boone Isaacs (Chủ tịch AMPAS) Nói lời cảm ơn
Pratt, ChrisChris Pratt[16]
Jones, FelicityFelicity Jones[19]
Công bố người giành giải ở hạng mục Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất
Chastain, JessicaJessica Chastain[14]
Elba, IdrisIdris Elba[12]
Công bố người giành giải ở hạng mục quay phim xuất sắc nhất
Streep, MerylMeryl Streep[15] Công bố màn kỷ niệm List of Latin phrases: I
Cumberbatch, BenedictBenedict Cumberbatch[15]
Watts, NaomiNaomi Watts[14]
Công bố người giành giải ở hạng mục Dựng phim xuất sắc nhất
Howard, TerrenceTerrence Howard[19] Công bố các phim Whiplash, The Imitation Game, và Selma được đề cử ở hạng mục Phim hay nhất on the Best Picture segment
Aniston, JenniferJennifer Aniston[16]
Oyelowo, DavidDavid Oyelowo[16]
Công bố phim giành giải ở hạng mục Phim tài liệu hay nhất
Spencer, OctaviaOctavia Spencer[17] Công bố người giành giải ở hạng mục "Glory (bài hát của Common và John Legend)"
Menzel, IdinaIdina Menzel
Travolta, JohnJohn Travolta[16]
Công bố bài hát giành giải ở hạng mục Ca khúc trong phim hay nhất
Johansson, ScarlettScarlett Johansson[17] Giới thiệu phần kỷ niệm 50 năm bộ phim Giai điệu hạnh phúc và màn trình diễn các ca khúc "The Sound of Music", "My Favorite Things", "Edelweiss" and "Climb Ev'ry Mountain"
Andrews, JulieJulie Andrews Công bố phim giành giải ở hạng mục nhạc phim hay nhất
Murphy, EddieEddie Murphy[13] Công bố người giành giải ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhất
Winfrey, OprahOprah Winfrey[15] Công bố người giành giải ở hạng mục kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất
Affleck, BenBen Affleck[14] Công bố người giành giải ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất
Blanchett, CateCate Blanchett[11] Công bố người giành giải ở hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
McConaughey, MatthewMatthew McConaughey[11] Công bố người giành giải ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Penn, SeanSean Penn Công bố phim giành giải ở hạng mục Phim hay nhất

Các hạng mục trao thưởng, đề cử và người chiến thắng[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách 24 hạng mục trao giải, 121 đề cử và tên của phim/người chiến thắng (in đậm)

Phim hay nhất Đạo diễn xuất sắc nhất
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
Kịch bản gốc xuất sắc nhất Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất
  • The Imitation Game – Graham Moore, chuyển thể từ Alan Turing: The Enigma bởi Andrew Hodges
    • American Sniper – Jason Hall, chuyển thể từ American Sniper bởi Chris Kyle, Scott McEwen và Jim DeFelice
    • Inherent Vice – Paul Thomas Anderson, chuyển thể từ Inherent Vice bởi Thomas Pynchon
    • The Theory of Everything – Anthony McCarten, chuyển thể từ Travelling to Infinity: My Life with Stephen bởi Jane Wilde Hawking
    • Whiplash – Damien Chazelle, chuyển thể từ phim ngắn cùng tên của anh
Phim hoạt hình hay nhất Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất
Phim tài liệu hay nhất Phim tài liệu ngắn hay nhất
  • Citizenfour – Laura Poitras, Mathilde Bonnefoy và Dirk Wilutsky
    • Finding Vivian Maier – John Maloof và Charlie Siskel
    • Last Days in Vietnam – Rory Kennedy và Keven McAlester
    • The Salt of the Earth – Wim Wenders, Lélia Wanick Salgado, David Rosier, Julia de Abreu, Fakhrya Fakhry, Andrea Gambetta và Christine Ponelle
    • Virunga – Orlando von Einsiedel, Joanna Natasegara và Jon Drever
  • Crisis Hotline: Veterans Press 1 – Ellen Goosenberg Kent và Dana Perry
    • Joanna – Aneta Kopacz
    • Our Curse – Tomasz Śliwiński và Maciej Ślesicki
    • The Reaper (La Parka) – Gabriel Serra Arguello
    • White Earth – J. Christian Jensen
Phim ngắn hay nhất Phim hoạt hình ngắn hay nhất
  • The Phone Call – Mat Kirkby và James Lucas
    • Aya – Oded Binnun và Mihal Brezis
    • Boogaloo and Graham – Michael Lennox và Ronan Blaney
    • Butter Lamp (La Lampe Au Beurre De Yak) – Hu Wei và Julien Féret
    • Parvaneh – Talkhon Hamzavi và Stefan Eichenberger
  • Feast – Patrick Osborne và Kristina Reed
    • The Bigger Picture – Daisy Jacobs và Christopher Hees
    • The Dam Keeper – Robert Kondo và Dice Tsutsumi
    • Me and My Moulton – Torill Kove
    • A Single Life – Joris Oprins
Nhạc phim hay nhất Ca khúc trong phim hay nhất
  • "Glory" trong SelmaJohn Legend và Common
    • "Everything Is Awesome" trong The Lego Movie – Shawn Patterson
    • "Grateful" trong Beyond the Lights – Diane Warren
    • "I'm Not Gonna Miss You" trong Glen Campbell: I'll Be MeGlen Campbell và Julian Raymond
    • "Lost Stars" trong Begin Again – Gregg Alexander và Danielle Brisebois
Biên tập âm thanh xuất sắc nhất Hòa âm xuất sắc nhất
  • American Sniper – Alan Robert Murray và Bub Asman
  • Whiplash – Craig Mann, Ben Wilkins và Thomas Curley
    • American Sniper – John T. Reitz|John Reitz, Gregg Rudloff và Walt Martin
    • Birdman – Jon Taylor, Frank A. Montaño]] và Thomas Varga
    • Interstellar – Gary A. Rizzo, Gregg Landaker và Mark Weingarten
    • Unbroken – Jon Taylor, Frank A. Montaño và David Lee
Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất Quay phim xuất sắc nhất
  • The Grand Budapest Hotel – Adam Stockhausen (Thiết kế sản xuất); Anna Pinnock (Thiết kế trường quay)
    • The Imitation Game – Maria Djurkovic (Thiết kế sản xuất); Tatiana Macdonald (Thiết kế trường quay)
    • Interstellar – Nathan Crowley (Thiết kế sản xuất); Gary Fettis (Thiết kế trường quay)
    • Into the Woods – Dennis Gassner (Thiết kế sản xuất); Anna Pinnock (Thiết kế trường quay)
    • Mr. Turner – Suzie Davies (Thiết kế sản xuất); Charlotte Watts (Thiết kế trường quay)
Hóa trang xuất sắc nhất Thiết kế trang phục xuất sắc nhất
Biên tập phim xuất sắc nhất Hiệu ứng hình ảnh đẹp nhất
  • Whiplash – Tom Cross
    • American Sniper – Joel Cox và Gary D. Roach
    • Boyhood – Sandra Adair
    • The Grand Budapest Hotel – Barney Pilling
    • The Imitation Game – William Goldenberg

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có rất nhiều chỉ trích xung quanh giải Oscar năm nay mà chủ yếu là do các vấn đề về sắc tộcbình đẳng giới.

Lần thứ ba trong lịch sử cả 20 đề cử diễn xuất đều thuộc về những diễn viên da trắng.[20][21][22] Hai lần trước đó là các năm 1998 và 2011.[23] David Sims của tạp chí The Atlantic nói: "Điều trơ trẽn đến ngạc nhiên đối với bộ phim tiểu sử về Martin Luther King, Con.Selma [là rằng bộ phim] được đề cử hạng mục phim hay nhất nhưng không có một đề cử nào cho Nam diễn viên, Đạo diễn hay Kịch bản gốc xuất sắc nhất cả – với một sự thật rằng toàn bộ 20 đề cử diễn xuất năm nay đều là da trắng. Lần đầu tiên một điều như vậy đã xảy ra kể từ lễ trao giải Oscar tôn vinh những bộ phim năm 1995."[24] Selma được đạo diễn bởi Ava DuVernay, bản thân bà cũng là một người Mỹ gốc Phi.

Trong khi đó, nhà bình luận của tờ The Guardian Bidisha cũng chú ý đến sự áp đảo của người da trắng trong danh sách đề cử và đồng thời nhấn mạnh rằng: "mỗi đạo diễn, biên kịch, người chuyển thể kịch bản và nhà soạn nhạc được đề cử đều là những người đàn ông da trắng, điều này cho thấy rằng sẽ có một sự thiếu vắng cố hữu sự hiện diện của những người phụ nữ trong buổi lễ trao giải Oscar năm nay, ngoài những đề cử cho hạng mục Nữ diễn viên chínhNữ diễn viên phụ xuất sắc nhất."

Bên cạnh đó, có hàng loạt phản ứng tiêu cực từ các fan và giới phê bình, chẳng hạn như bộ phim The Lego Movie không nhận được đề cử trong hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Điều tương tự đến từ việc bài hát "Yellow Flicker Beat" trong bộ phim The Hunger Games: Mockingjay – Part 1 của ca sĩ Lorde không được đề cử cho hạng mục Ca khúc gốc hay nhất.[25]

Giải thưởng do Hội đồng Viện Hàn lâm trao tặng[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Danh dự của viện Hàn lâm[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng nhân đạo Jean Hersholt[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Craig Zadan And Neil Meron Return To Produce The 2015 Oscars®”. The Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2014. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  2. ^ “Oscars 2015 production team”. Deadline. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ “The Academy Selects 2014 and 2015 Show Dates”. The Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2014.
  4. ^ Gray, Tim (ngày 15 tháng 10 năm 2014). “Neil Patrick Harris to Host the Oscars”. Variety. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  5. ^ Patrick Brzeski. “Singapore: HBO to Broadcast the Oscars in Asia” (bằng tiếng (tiếng Anh)). hollywoodreporter.com. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2015. Chú thích có các tham số trống không rõ: |accessmonthday=|accessyear= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  6. ^ a b Natalie Kojen (ngày 15 tháng 1 năm 2015). “OSCAR NOMINATIONS” (bằng tiếng tiếng Anh). Gail Silverman. AMPAS. tr. http://www.oscars.org/. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết) Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  7. ^ “Oscars: Why Academy Decided To Announce All 24 Category Nominees”. Deadline.com. ngày 9 tháng 1 năm 2015.
  8. ^ “Oscar nominations 2015: live”. Guardian. ngày 15 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2015.
  9. ^ Welsh, Aaron. “Oscars 2015 Nominees Announcement and Live Stream” (bằng tiếng (tiếng Anh)). Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2015. Chú thích có tham số trống không rõ: |The Oscar pages= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  10. ^ a b “Birdman and The Grand Budapest Hotel lead Oscars race”. BBC News. ngày 15 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2015.
  11. ^ a b c d Hipes, Patrick (ngày 4 tháng 2 năm 2015). “Oscars: Last Year's Winners Blanchett, Leto, McConaughey & Nyong'o Aboard As Presenters”. Deadline. Penske Business Media, LLC. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2015.
  12. ^ a b c d e f g Goldstein, Micheline (ngày 13 tháng 2 năm 2015). “Jason Bateman, Idris Elba, Ansel Elgort, Nicole Kidman, Liam Neeson, Gwyneth Paltrow and Channing Tatum to Present at the 2015 Oscars”. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2015.
  13. ^ a b c d e f g Leung, Jason (ngày 12 tháng 2 năm 2015). “Chiwetel Ejiofor, Chris Evans, Dakota Johnson, Jennifer Lopez, Chloë Grace Moretz, Eddie Murphy and Margot Robbie to Present at the 2015 Oscars”. Oscar.com. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2015.
  14. ^ a b c d e f g Goldstein, Micheline (ngày 11 tháng 2 năm 2015). “Ben Affleck, Jessica Chastain, Viola Davis, Kevin Hart, Shirley MacLaine, Chris Pine, Miles Teller, and Naomi Watts to Present at the 2015 Oscars”. Oscar.com. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2015.
  15. ^ a b c d e Silverman, Gail (ngày 6 tháng 2 năm 2015). “Oscar® Nominees Cotillard, Cumberbatch, Streep, Winfrey And Witherspoon To Present At 87th Oscars®”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2015.
  16. ^ a b c d e f Leung, Jason (ngày 10 tháng 2 năm 2015). “Jennifer Aniston, Sienna Miller, David Oyelowo, Chris Pratt, John Travolta and Kerry Washington to Present at the 2015 Oscars”. Oscar.com. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2015.
  17. ^ a b c d “Josh Hutcherson, Scarlett Johansson, Zoe Saldana and Octavia Spencer to Present at 2015 Oscars”. Oscar.com. ngày 9 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2015.
  18. ^ Dwayne Johnson 2015 Oscar presenters
  19. ^ a b Goldstein, Micheline (ngày 17 tháng 2 năm 2015). “Terrence Howard and Felicity Jones to Present at the 2015 Oscars”. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2015.
  20. ^ “Acting Oscar Nominations Are All White”. Variety. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2015. Truy cập 25 tháng 1 năm 2015.
  21. ^ “The Oscars Haven't Been This White in 19 Years”. The Atlantic. Truy cập 25 tháng 1 năm 2015.
  22. ^ “2015 Oscars Nominations All-White Nominees Anger Twitter”. International Business Times. Truy cập 25 tháng 1 năm 2015.
  23. ^ Tatiana Siegel (ngày 15 tháng 1 năm 2014). “Oscars: Acting Nominees All White”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2015.
  24. ^ David Sims (ngày 15 tháng 1 năm 2015). “The Oscars Haven't Been This White in 19 Years”. The Atlantic.
  25. ^ “Peter Travers Blasts 'Selma,' 'Lego Movie' Oscars 2015 Snubs - Rolling Stone”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2015.
  26. ^ “Academy Unveils 2014 Governors Awards Recipients”. Variety. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2014.
  27. ^ “Honorary Oscars presented to Harry Belafonte, Maureen O'Hara, Hayao Miyazaki”. CBS News. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2014.
  28. ^ “Harry Belafonte, Hayao Miyazaki, Maureen O'Hara to get honorary Oscars”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]