Giải cứu thần chết

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải cứu thần chết
Áp phích phim Giải cứu thần chết.
Đạo diễnNguyễn Quang Dũng
Sản xuấtĐinh Thanh Hương
Tác giảNguyễn Quang Dũng
Diễn viênMinh Hằng
Chí Thiện
Saetti Baggio
Đông Nhi
Tường Vy
Võ Ngọc Trai
Thành Lộc
Hồng Nhung
Phương Thanh
Hương Giang
Âm nhạcVõ Thiện Thanh
Quay phimTrinh Hoan
Dựng phimVõ Thạch Thảo
Dương Anh Tôn
Hãng sản xuất
Cinebox
Công ty cổ phần truyền thông Thanh Niên
Phát hànhGalaxy Studio
HKFilm
Công chiếu
15 tháng 1 năm 2009
Độ dài
120 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Doanh thu119 tỷ[1]

Giải cứu thần chết (tựa tiếng Anh: Saving The Death) là bộ phim hài hước - giả tưởng của Việt Nam do đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thực hiện, ra mắt khán giả vào dịp Tết năm 2009. Phim được xem là phần tiếp nối của phim Nụ hôn thần chết. Đây là một bộ phim hài dài 90 phút, có đầu tư dàn dựng vũ đạo và kỹ xảo cùng một số bài hát được viết riêng cho phim.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

An là một cô nữ sinh mơ mộng, luôn ước ao có chàng Thần Chết đẹp trai đến rút hồn mình như cô gái cùng tên trong phim Nụ hôn thần chết. Một ngày kia, Thần Chết Teen bất ngờ xuất hiện nhưng có nằm mơ, cô nàng An cũng không tưởng tượng nổi chính mình sẽ là người "Giải cứu thần chết"!

Hớn hở với cuộc gặp gỡ bất ngờ, An ngay lập tức vạch ra kế hoạch bắt Thần Chết giúp mình từ một cô gái vụng về trở thành ngôi sao ca nhạc. Cô nàng sung sướng nghĩ tới viễn cảnh sẽ chinh phục trái tim anh bạn trai chơi bóng rổ Quang Anh và trả thù những kẻ từng ức hiếp mình. Nhưng Thần Chết Teen càng tích cực trổ tài thì An càng lãnh hậu quả bi đát. "Đuổi thì thương mà vương thì tội", cô nàng An "cùng đường" nảy ra âm mưu để ai cũng xấu như mình. Thần Chết Teen được lệnh phải làm tung tóe những bí mật bấy lâu nay đào sâu chôn chặt, những cuộc tình tay ba éo le, bóng tối đời tư của các thầy cô đáng kính, những học sinh tài năng, thông minh... để họ hiểu cảm giác bị người khác coi thường là thế nào.

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Các cuộc thi bên lề[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng giống như Nụ hôn thần chết, trước khi phim ra mắt, để thu hút khán giả, các nhà phát hành liên tục tổ chức những cuộc thi bên lề như Cuộc thi thiết kế tờ rơi.[2]

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Giải cứu thần chết đã phát triển các tình huống, bổ sung những điều mà Nụ hôn thần chết chưa nói hết. Nếu Nụ hôn thần chết thiên về tưởng tượng lãng mạn thì Giải cứu thần chết hướng tới những tình huống hài đời thường. Nụ hôn thần chết nói về tình yêu thì Giải cứu thần chết nói tới tình cảm học sinh, mâu thuẫn giữa đố kỵ và yêu thương.

Bên cạnh truyện phim liền mạch, Giải cứu thần chết còn có những màn ca nhạc, vũ đạo, thể hiện ước mơ làm ngôi sao của nữ nhân vật chính.

Rút kinh nghiệm từ Nụ hôn thần chết, kỹ xảo của phim cũng được làm tốt hơn, mang tới cho khán giả những màn đánh nhau, quăng bóng rổ, trình diễn phép thuật.

Tuy nhiên, Giải cứu thần chết được đánh giá là mang hơi hướng của nhiều bộ phim ngoại khác nhau và có một số chi tiết đã xuất hiện trong phim nước ngoài như Mean Girls hay High School Musical.[3]

Ca khúc trong phim[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc trong phim do nhạc sĩ Võ Thiện Thanh đảm nhận với mức cát-xê 150 triệu VNĐ[4]

Cuối tháng 2 năm 2009, album nhạc phim Giải cứu thần chết được phát hành, album bao gồm cả âm nhạc trong phim Nụ hôn thần chết.[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Những con số khủng của doanh thu phim Việt. Lưu trữ 2014-05-05 tại Wayback Machine, Zing News.
  2. ^ “Cuộc thi đồng hành cùng "Giải cứu thần chết". Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2010.
  3. ^ Nhiều dấu ấn phim ngoại trong "Giải cứu thần chết".
  4. ^ a b Hoàng Nguyễn (14 tháng 3 năm 2009). “Nhạc phim 09: Thời vàng son đã đến”. Mực Tím Online. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]