Giảo cổ lam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giảo cổ lam
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Cucurbitales
Họ (familia)Cucurbitaceae
Tông (tribus)Gomphogyninae
Chi (genus)Gynostemma
Loài (species)G. pentaphyllum
Danh pháp hai phần
Gynostemma pentaphyllum
(Thunb.) Makino, 1902[1]
Danh pháp đồng nghĩa

Giảo cổ lam (tiếng Trung: 絞股藍) hay còn gọi là Cổ yếm, Thư tràng năm lá, dây lõa hùng, trường sinh thảo hoặc thất diệp đảm (七葉膽), ngũ diệp sâm (五葉蔘), thất diệp sâm (七葉蔘) với danh pháp khoa học là Gynostemma pentaphyllum thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Nó là một loài cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt). Lá đơn xẻ chân vịt rất sâu trông như lá kép chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen. Cây mọc ở độ cao 200 - 2.000 m, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước châu Á khác.

Giảo cổ lam là cây thuốc đã được dùng theo y học cổ truyền Trung Quốc. Người Trung Quốc từ lâu xem cây này như thuốc trường sinh, bởi lẽ người dân ở tỉnh Quý Châu uống trà giảo cổ lam thường xuyên thì sống rất thọ[6][7]. Cây này còn được gọi là nhân sâm phương Nam hay nhân sâm 5 lá, mặc dù thực tế loài này không có họ hàng gì với nhân sâm đích thực. Cây này cũng được dùng ở Nhật Bản với tên amachazuru, ở Hàn Quốc với tên gọi dungkulcha và nhiều nước khác.

Ở Việt Nam, vào năm 1997 giáo sư Phạm Thanh Kỳ (Đại học Dược Hà nội) đã phát hiện cây thất diệp đảm trên núi Fansipan và được giáo sư Vũ Văn Chuyên (Đại học Dược Hà nội) xác định đúng là loại Gynostemma pentaphyllum. Ngoài ra, thất diệp đảm còn được tìm thấy ở một số địa phương thuộc vùng đồi núi phía Bắc.

Thành phần hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phần hóa học chính của giảo cổ lam là flavonoit và saponin. Số sapoin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 - 4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hoá học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (ginsenozit). Ngoài ra giảo cổ lam còn chứa các vitamin và các chất khoáng như selen, kẽm, sắt, mangan, phosphor...

Độc tính[sửa | sửa mã nguồn]

Không giống như phần lớn các loài trong họ Cucurbitaceae, giảo cổ lam không thể hiện là có độc tính[8][9]

Các nghiên cứu về tác dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Giảm cholesterol trong máu[sửa | sửa mã nguồn]

Đề tài cấp Nhà nước mang mã số: KC.10.07.03.03 nghiên cứu thực hiện từ năm 1997 do giáo sư Phạm Thanh Kỳ chủ trì đã đi đến kết luận: "Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u một cách rõ rệt". Nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng giảo cổ lam trong vòng 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần tới 71% so với nhóm không sử dụng. Kết quả đã được đăng tải trên Tạp Chí Dược Liệu năm 1999 cho Viện dược liệu quản lý.[10]

Một nghiên cứu khác của tác giả Samer Megalli ở Đại học Sydney (2005) cũng khẳng định tác dụng  làm giảm lượng triglycerid trong máu 85%, cholesterol toàn phần 44% và giảm lượng LDL 35%. Tác dụng này gần như tương đương với atorvastatin là thuốc được ưu tiên  lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu hiện nay.[11]

Các nghiên cứu khác trên thế giới cũng đã đánh giá tác dụng của Giảo cổ lam trong việc cải thiện tình trạng mỡ máu, cholesterol hiệu quả[12][13]

Tác dụng lên tim mạch[sửa | sửa mã nguồn]

Giảo cổ lam làm giảm vùng bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của tổn thương não và tim do đột quỵ hoặc đau tim, đồng thời đẩy nhanh quá trình chữa lành và phục hồi. [14][15]

Loại thảo dược này cũng đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa bệnh cơ tim (bệnh cơ tim) và bảo vệ cơ tim cũng như chức năng của chúng khỏi bị tổn thương do bệnh tiểu đường[16][17]

Ổn định đường huyết[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, Viện Dược liệu Trung ương kết hợp với Viện Karolinska Thụy Điển đã tìm ra hoạt chất mới từ cây giảo cổ lam đặt tên là Phanosid. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, phanosid đáp ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là khi nồng độ glucose cao, độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với phanosid tốt hơn so với nồng độ glucose thấp. Điều này có nghĩa là giảo cổ lam hầu như không làm hạ đường huyết khi nồng đường trong máu ở giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết ở những người có nồng độ đường huyết cao. [18]

Năm 2011, TS. Vũ Thị Thanh Huyền (Bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội) phối hợp với Hội Đái tháo đường Thụy Điển thực hiện thử nghiệm lâm sàng, trên 65 bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương. Các bệnh nhân có chỉ số đường huyết trong khoảng 9 đến 14 mmol/l, sử dụng giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày (tương đương 3 gói trà giảo cổ lam 2g), trong thời gian 12 tuần. Kết quả: sau 12 tuần sử dụng trà giảo cổ lam làm giảm đường huyết xuống 3 mmol/l so với nhóm chứng (nhóm không sử dụng giảo cổ lam). Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy sử dụng trà giảo cổ lam làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, do đó giúp ổn định đường trong máu.[19]

Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch[sửa | sửa mã nguồn]

Gypenosides (saponin trong giảo cổ lam) làm giảm hàm lượng superoxide anion và hydrogen peroxide trong bạch cầu trung tính ở người và làm giảm sự bùng phát oxy hóa phát quang hóa học được kích hoạt bởi zymosan trong bạch cầu đơn nhân ở người. [20] [21]

GS.TS. Phạm Thanh Kỳ cùng PGS.TS.Trần Lưu Vân Hiền đã chứng minh chiết xuất giảo cổ lam có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển khối u một cách rõ rệt. Kết quả đã được đăng tải trên tạp chí dược học số 5/2011.[18][22]

Năm 2012, GS.TS. Phạm Thanh Kỳ cùng các cộng sự Hàn Quốc đã lần đầu tiên tìm thấy hoạt chất saponin mới trong giảo cổ lam và đặt tên là gypenosid VN 01 – 07. Các chất này được chứng minh là có khả năng tiêu diệt mạnh tế bào ung thư phổi, vú, đại tràng, tử cung[18]

Ổn định huyết áp[sửa | sửa mã nguồn]

Giảo cổ lam kích thích sản xuất Nitric Oxide giúp điều hòa lưu lượng máu và huyết áp đến các mạch máu và động mạch.[23] [24]

Một nghiên cứu lâm sàng mù đôi trên bệnh nhân cao huyết áp cho thấy Giảo cổ lam có hiệu quả gần như tương đương với Indapamide (một loại thuốc điều trị huyết áp cao) và gần như hiệu quả gấp đôi so với Panax Ginseng (lần lượt là 82%, 93% và 46%) trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. huyết áp cao[25]

Lưu ý[sửa | sửa mã nguồn]

Các danh pháp Vitis pentaphylla không theo nghĩa của Thunberg là không hợp lệ (nom. illeg.) và là đồng nghĩa của các danh pháp loài sau:

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tomitarô Makino, 1902. Gynostemma pentaphyllum. Botanical Magazine 16: 179.
  2. ^ Carl Peter Thunberg, 1784a. Vitis pentaphylla trong J. A. Murray, 1784. Systema Vegetabilium (ấn bản lần 14): 244.
  3. ^ Carl Peter Thunberg, 1784b. Vitis pentaphylla. Flora Japonica 105.
  4. ^ Carl Ludwig Blume, 1825. Gynostemma pedatum. Bijdragen tot de flora van Nederlandsch Indië 1: 23.
  5. ^ Carl Ludwig Blume, 1825. Gynostemma simplicifolium. Bijdragen tot de flora van Nederlandsch Indië 1: 24.
  6. ^ David Winston & Steven Maimes (2007). Adaptogens: Herbs for Strength, Stamina, and Stress Relief. Healing Arts Press. ISBN 978-1-59477-158-3.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Contains a detailed herbal monograph on jiaogulan and highlights health benefits.
  7. ^ Dan Bensky & Andrew Gamble, Steven Clavey, Erich Stöger (2004). Chinese Herbal Medicine: Materia Medica, 3rd Edition. Eastland Press. ISBN 978-0-939616-42-8.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Attawish A, Chivapat S, Phadungpat S, Bansiddhi J, Techadamrongsin Y, Mitrijit O, Chaorai B, Chavalittumrong P (9-2004). “Chronic toxicity of Gynostemma pentaphyllum”. Fitoterapia. 75 (6): 539–51. doi:10.1016/j.fitote.2004.04.010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Choi HS, Park MS, Kim SH, Hwang BY, Lee CK, Lee MK (2010). “Neuroprotective effects of herbal ethanol extracts from Gynostemma pentaphyllum in the 6-hydroxydopamine-lesioned rat model of Parkinson's disease” (PDF). Molecules. 15 (4): 2814–24. doi:10.3390/molecules15042814.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ Phạm Thanh Kỳ, Vũ Đức Cảnh, Phạm Thanh Hương, Nguyễn Kim Phượng; Nghiên cứu tác dụng hạ cholesterol máu của dược liệu Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, đăng tải Số: 373 - Tháng 5/2007 - Trang 9-10
  11. ^ Nghiên cứu của Samer Magalii, trường đại học Sydney Úc công bố năm 2005
  12. ^ Lin Zhuandi (2001). Tác dụng của gynostemma pentaphyllum trong việc điều hòa lipid máu . J. Quảng Đông Med. Coll. 193 , 200–201. 10.3969/j.issn.1005-4057.2001.03.020
  13. ^ Shen SH, Zhong TY, Peng C., Fang J., Lv B. (2020). Điều chỉnh cấu trúc của hệ vi sinh vật đường ruột trong quá trình làm giảm bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bằng Gynostemma pentaphyllum ở chuột . 20 , 34. 10.1186/s12906-020-2835-7 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32024509/
  14. ^ Liao Duan Fang và cộng sự; Tác dụng của Gypenosides chống lại tổn thương oxy hóa. Phần 2 Ảnh hưởng của Gypenoside đối với tổn thương mạch máu cổ tử cung do các gốc tự do gây ra ; Khoa Dược ; 1993-03
  15. ^ Lê L, Cao XL, Đinh BX, Viên BX; Ảnh hưởng của tổng flaveos Gymostemma pentaphyllum đến sự biểu hiện protein của gen Fas/FasL và nồng độ TNF-alpha trong tế bào cơ tim của chuột sơ sinh được nuôi cấy với tình trạng thiếu oxy-tái oxy hóa ; Zhongguo Zhong Yao Za Zhi . Tháng 9 năm 2007;32(18):1925-7.
  16. ^ Min Ge, Shanfeng Ma, Liang Tao, Sudong Guan: Tác dụng của gypenoside đối với chức năng tim và biểu hiện gen tế bào của cơ tim ở chuột mắc bệnh cơ tim do tiểu đường ; Tạp chí Y học Trung Quốc Hoa Kỳ ; 2009;37(6):1059-68.
  17. ^ Circosta C, De Pasquale R, Occhiuto F; Tác dụng tim mạch của chiết xuất nước của Gynostemma pentaphyllum Makino ; Thuốc thực vật . Tháng 9 năm 2005;12(9):638-43.
  18. ^ a b c Tác dụng của giảo cổ lam với sức khỏe con người. Giaocolam.vn
  19. ^ Huyền VT, Phan DV, Thắng P, Hòa NK, Ostenson CG (tháng 5 năm 2010). "Tác dụng chống đái tháo đường của trà Gynostemma pentaphyllum ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 được chỉ định ngẫu nhiên". Nghiên cứu này được đăng ký tại ClinicTrial.gov với ID: NCT00786500
  20. ^ L Li, L Jiao, BH Lau. Tác dụng bảo vệ của gypenoside chống lại stress oxy hóa trong thực bào, tế bào nội mô mạch máu và microsome gan . Khoa Vi sinh, Trường Y, Đại học Loma Linda, CA. Liệu pháp sinh học ung thư 02/1993; 8(3):263-72. DOI: 10.1089/cbr.1993.8.263
  21. ^ Thân Thị Kiều My, Phạm Thanh Kỳ, Nguyễn Thị Vân An; Đánh giá tác dụng bảo vệ gan, chống oxy hóa của loài Gynostemma burmanicum King ex Chakrav. var molle C. Y. Wu, đăng tải Số: 530 - Tháng 6/2020 - Trang 81-84 trên Tạp chí Dược học
  22. ^ Thân Kiều My, Phạm Thanh Tùng, Phạm Thanh Kỳ, Nguyễn Trọng Thông; Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan, chống oxy hoá của saponin chiết xuất từ giảo cổ lam; Số: 456 - Tháng 4/2014 - Trang 45-48 đăng tải trên Tạp chí Dược Học
  23. ^ Im sa.; Choi, HS; Choi, SO; Kim, K.-H.; Lee, S.; Hwang, BỞI; Lee, MK; Lee, CK; Phục hồi khả năng ức chế miễn dịch do sốc điện ở chuột bằng các thành phần Gynostemma pentaphyllum . Phân tử 2012, 17, 7695-7708
  24. ^ Miles A. Tanner, Xin Bu, J.Alan Steimle, Paul R. Myers. Sự giải phóng trực tiếp oxit Nitric của Gypenosides có nguồn gốc từ thảo dược Gynostemma pentaphyllum . Oxit Nitric , Tập 3, Số 5, tháng 10 năm 1999, Trang 359-365
  25. ^ Lữ, GH. et al. Nghiên cứu so sánh về tác dụng chống tăng huyết áp của Gypenoside, Nhân sâm và Indapamide ở bệnh nhân tăng huyết áp vô căn. Tạp chí Y khoa Quý Châu 1996; 20:1.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • David Winston & Steven Maimes. "ADAPTOGENS: Herbs for Strength, Stamina, and Stress Relief," Healing Arts Press, 2007. Contains a detailed herbal monograph on Jiaogulan and highlights health benefits.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]