Giao Linh (ca sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giao Linh
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhĐỗ Thị Sinh
Tên gọi khácGiao Linh
Sinh8 tháng 9, 1949 (74 tuổi)
Sài Gòn, Liên Bang Đông Dương
Thể loạiNhạc vàng
Nghề nghiệp
  • Ca sĩ
  • Giám khảo chương trình truyền hình
Năm hoạt động1966–nay
Hãng đĩa
Hợp tác vớiTuấn Vũ
Chế Linh
Phượng Vũ
Trường Hải
Trường Thanh
Giang Tử (trước 1975)
Thanh Phong (trước 1975)
Bài hát tiêu biểuGiọng ca dĩ vãng
Lòng Mẹ
Đường tình đôi ngả
Màu tím Pensée
Mùa sao sáng
Hai lối mộng
Sầu lẻ bóng
Chiều mưa biên giới
Nhật kí đời tôi
Sầu tím thiệp hồng
Chuyến tàu hoàng hôn
Hoa mười giờ
WebsiteYouTube Giao Linh Official

Giao Linh (tên khai sinh: Đỗ Thị Sinh, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1949) là một nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng người Việt Nam, bà thành danh từ những năm thập niên 60 tại Sài Gòn thuộc Việt Nam Cộng hòa. Bà được báo chí Việt Nam Cộng hòa đương thời mệnh danh là "Nữ hoàng sầu muộn"[1] do tiếng ca và phong cách biểu diễn trầm buồn của bà. Vào năm 1987, Giao Linh cộng tác với ca sĩ Tuấn Vũ tạo nên một cặp song ca cực kỳ nổi tiếng trong làng băng đĩa.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bà sinh ra tại Sài Gòn trong một gia đình nghèo gồm bảy anh chị em nhưng không ai tham gia lĩnh vực nghệ thuật.[2] Cha quê ở tỉnh Hà Nam;[3] mẹ quê ở tỉnh Quảng Bình nhưng đã di cư vào miền Nam Việt Nam từ bé.[4] Bà đam mê ca hát từ thuở nhỏ, và mẹ bà vẫn lén cho bà đi học thầy cổ nhạc dù rằng cha cấm đoán.[4] Tuy vậy, Giao Linh tâm sự bà vẫn yêu thích tân nhạc hơn.

Trước 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một chuyến đi chơi Đà Lạt vào năm 1965, khi Đỗ Thị Sinh bày tỏ ước muốn ca hát của mình với người bạn thân và xin tư vấn đặt nghệ danh thì người bạn gợi ý tên "Giao Linh" vì tin rằng "nghệ danh này sẽ gặp nhiều may mắn";[1][2] "Giao Linh" có ý nghĩa là "hai tâm hồn giao nhau".[4]

Thấy bà hát hay, người anh kết nghĩa là nhạc sĩ Ngọc An dẫn bà xin vào làm ở hãng hàng không Air Vietnam ở vị trí nhân viên soát vé, khi nào đoàn văn nghệ của hãng thiếu người thì bà thế vào.[5] 3 tháng sau, Giao Linh bắt đầu nghiệp cầm ca kể từ dấu mốc giành huy chương vàng khi đại diện đoàn Air Vietnam tham dự chương trình văn nghệ của đoàn "Kim Hoàng - Như Mai" vào năm 1966. Trong một buổi giao lưu văn nghệ cũng trong năm này, nhạc sĩ Thu Hồ nghe được giọng hát Giao Linh và hẹn bà hôm sau lên hãng đĩa Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để thử giọng,[2] mở ra cơ hội giúp Giao Linh ký được với hãng Continental hợp đồng thu đĩa độc quyền trong 3 năm.[2] Bà luôn ghi ơn nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vì bản hợp đồng có giá trị lớn lao: 150.000 đồng, so với lương tầm trung là 4.600 đồng/tháng ở Air Vietnam trước đó, xét hoàn cảnh của một cô gái trẻ nhà bình dân lao động nghèo. Giao Linh từng dành 2 năm để học cổ nhạc theo mong muốn của nhạc sĩ, song bà cho rằng mình "không có duyên" với thể loại này.[6] Một ví dụ về dĩa tân cổ có Giao Linh tham gia hồi đầu là EP Continental Hận tình Tô Ánh Nguyệt với tân nhạc Ngọc Sơn, vọng cổ Yên Sơn, hát chung với Ngọc Giàu, Hữu Phước, Thành Được và Tuyết Hồng, được phát hành năm 1966.

Chỉ 3 tháng đi hát Giao Linh đã nổi tiếng, được báo chí đánh giá là "ca sĩ có đôi hài 7 dặm".[4] Hãng Continental có chương trình đào tạo riêng cho bà, chọn lựa kĩ bài hát sao cho phù hợp với giọng bà, và thế là sau này phần lớn các bài đó đều gắn với sự nghiệp của Giao Linh như "Thầm kín", "Mùa sao sáng" (Nguyễn Văn Đông), "Một loài chim biển" (Nguyễn Vũ), "Không bao giờ quên anh" (Hoàng Trang), "Màu tím pensée" (Ngọc Sơn & Đài Phương Trang), "Nửa đêm khấn hứa" (Tuấn Hải),...[7] Giao Linh từng kể rằng, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đặt ra yêu cầu rất khắt khe, có lần yêu cầu bà phải thu âm một ca khúc đến 48 lần đến khi thu đạt mới thôi.[8]

Năm 1970, hết hạn hợp đồng, Giao Linh tiếp tục cộng tác thêm với nhiêu hãng đĩa khác.[9] Bà cộng tác với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ở cả 2 hãng dĩa Continental và hãng dĩa Sơn Ca, được hãng Sơn Ca làm cho băng nhạc Sơn Ca 6 dành riêng cho bà đơn ca.

Sau 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1982, Giao Linh rời Việt Nam sang Canada để đoàn tụ với gia đình. Tiệm phở "Linh" ở Toronto là nguồn sống chính của gia đình bà.[10] Bà kết hôn năm 1987[2] và về sau thì sang định cư ở San Jose, California, Hoa Kỳ. Bà đi hát nhiều nơi và thu âm nhiều băng đĩa cho các trung tâm ca nhạc, ngoài ra có các CD với nhãn hiệu Trung tâm Băng nhạc Giao Linh (Giao Linh Productions) của chính bà tại Westminster, California.

Năm 1988, có người quen đưa một cuốn băng ca sĩ Tuấn Vũ cho bà nghe. Thấy đặc biệt nên bà hẹn gặp ông, để rồi Giao Linh tự gom góp tài chính thu một cuốn băng song ca với Tuấn Vũ tựa là Đôi mắt người xưa. Băng bán rất chạy, đại lý khắp nơi hỏi làm bà trả lời không xuể. Sau Giao Linh nhượng lại bản quyền cho trung tâm Giáng Ngọc, và băng đĩa Đôi mắt người xưa bán được hàng chục ngàn bản ngay lần in đầu.[11]

Năm 2000, Giao Linh trở về Việt Nam biểu diễn.[2] Tương tự hồi ở Canada, bà cũng mở một quán phở ở Quận 10 nhưng quán đã ngưng phục vụ do Giao Linh quá bận rộn với công việc.[2] Ghi chú thêm rằng trước năm 1975, địa chỉ của Giao Linh ở đường Nguyễn Kim, cũng thuộc Quận 10, Sài Gòn. Cho đến nay, giọng ca Giao Linh vẫn tiếp tục phục vụ khán thính giả yêu nhạc khắp mọi nơi, tham gia một số chương trình truyền hình và các hoạt động từ thiện giúp đỡ đồng bào mình.[12]

Trong đời Giao Linh có ba người thầy lớn là nhạc sĩ Thu Hồ, Nguyễn Văn Đông và Ngọc Sơn. Giao Linh quan niệm:

Cuộc sống riêng[sửa | sửa mã nguồn]

Giao Linh và chồng từng gặp gỡ nhau từ năm bà mới 17 tuổi, nhưng phải đến 20 năm sau thì hai ông bà mới về chung tổ ấm. Tuy không làm văn nghệ nhưng chồng Giao Linh là người sẻ chia, đồng cảm với bà trong bước đường nghệ thuật. Dù Giao Linh không có con ruột nhưng bà và các con riêng của chồng đều dành những tình cảm tốt đẹp cho nhau.[10] Bà có quan hệ rất thân thiết với Phi Nhung.[3]

Chương trình truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Danh mục băng, đĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách chưa đầy đủ liệt kê tên các băng magnetophon (tức băng ma-nhê, băng reel, băng cối) và băng cassette, chưa liệt kê các dĩa hát có bài hát do Giao Linh trình bày (liệt kê theo tên băng).

Băng
Dĩa

Rất nhiều dĩa hát của các hãng Continental, Sơn Ca, Capitol,...

Sau năm 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách chưa đầy đủ liệt kê tên các băng cassette và CD mà số bài hát do Giao Linh trình bày (đơn ca hay song ca) chiếm từ một nửa trở lên so với tổng số bài (liệt kê theo hãng sản xuất/phát hành).

Hải ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giao Linh 1: Trường Hải 3 - Tiếng xưa (1983) [13]
  • Giao Linh 2: Trường Hải 5 - Lòng mẹ (1984) [14]
  • Giao Linh 3: Trường Hải 14 - Yêu người như thế đó (1985) [15]
  • Giao Linh 4: Thanh Lan 21 - Thương muộn (1985)
  • Giao Linh 5: Làng Văn 28 - Màu tím penseé (1987) (Làng Văn CD 161 - Nó và tôi) [16]
  • Giao Linh: Đôi mắt người xưa (1987) với Tuấn Vũ
  • Giao Linh 6: Tâm sự với anh (1988) [17] (Phượng Hoàng 4)
  • Giao Linh 7: Cuối nẻo đường tình (1990) [18]
  • Giao Linh 8: Đêm ru điệu nhớ (1991) [19]
  • Giao Linh 9: Ngày con về (1992) với Duy Khánh, Việt Dzũng, Phượng Vũ [20]
  • Giao Linh 10: Ngày buồn (1993) với Phượng Vũ [21]
  • Giao Linh 11: Đò tình (1994) [22]
  • Giao Linh 12: Đôi ngả chia ly (1994) với Trường Hải [23]
  • Giao Linh 14: Giọng ca dĩ vãng (1995) [24]
  • Giao Linh 15: Những đứa con của mẹ (1996) [25]
  • Giao Linh 16: Mùa sao sáng (1996) với nhiều ca sĩ [26]
  • Giao Linh 17: Rước xuân về nhà (1997) với nhiều ca sĩ [27]
  • Giao Linh 18: Do You Miss Me (199?) Jenny Hiền
  • Giao Linh 19: You'll See (199?) Lilian, Thiên Kim, Đặng Lý, Alan Khôi
  • Đại Dương 1 - Chuyện tình dở dang (1998) với Hương Lan, Hà Duy [28]
  • Đại Dương 2 - Tình thu xưa (199?) với Huy Tâm [29]

Trung tâm Trường Hải:

  • Trường Hải 15: Khổ qua - Nhạc yêu cầu (1986) với Trường Hải
  • Trường Hải Productions 2: Mũi tên tình ái (1994) với Trường Hải
  • Trường Hải Productions 4: Hận tình sử (1994) với Trường Hải
  • Mây Tím CD 2: Sương trắng miền quê ngoại (1995) (tái bản Trường Hải Productions 2)
  • Giáng Ngọc CD: Những chuyện tình ngang trái (1996) (tái bản Trường Hải Productions 4)

Trung tâm Giáng Ngọc:

  • Giáng Ngọc 27 - Hồn trinh nữ (1987) với Thanh Tuyền, Hương Lan [30]
  • Giáng Ngọc 47 - Hồn trinh nữ 2 (1988) với Thiên Trang, Hương Lan
  • Giáng Ngọc 52 - Tình ngoại ô (1988) với Tuấn Anh, Tuấn Vũ [31]
  • Giáng Ngọc 55 - Đôi mắt người xưa (1988) tái bản
  • Giáng Ngọc 62 - Ngỏ ý (1988) với Tuấn Vũ [32]
  • Giáng Ngọc 66 - Anh ở đâu (1988) với Phượng Mai
  • Giáng Ngọc 79 - Ai cho tôi tình yêu (1989) với Thiên Trang, Tuấn Vũ [33]
  • Giáng Ngọc 97 - Tình sầu biên giới (1989) với Thanh Tuyền, Tuấn Vũ
  • Giáng Ngọc 123 - Đêm gọi người yêu (1991) với Anh Vũ
  • Giáng Ngọc 135 - Giọt buồn không tên (1991) với Phượng Mai, Anh Vũ
  • Giáng Ngọc 147 - Em sắp về chưa (1992) với Tuấn Vũ [34]

Trung tâm khác:

  • Ca Dao 19 - Cơn mê tình ái (1997) với Trường Vũ
  • Dân Chúa - Hồng ân Thiên Chúa (1987)
  • Đời 21 - Mỹ nhân (1988) với Thanh Tuyền, Hương Lan
  • Đời 26 - Nếu đời không có anh (1988) với Tuấn Vũ, Sơn Tuyền
  • Làng Văn 23 - Áo em chưa mặc một lần (1987) với Chế Linh [35]
  • Làng Văn 70 - Đêm tâm giao (1988) với Hương Lan, Tuấn Vũ [36]
  • NĐBD 15 - Mơ hoa (1988) với Tuấn Vũ, Hưong Lan, Nhật Linh
  • Phượng Nga 7 - Bơ vơ ngõ hẹn hò (1992) với Thế Anh, Lưu Hồng, Carol Kim
  • Thanh Hằng 2 - Ru anh (1994) với Hương Lan
  • Thanh Hằng - Định Mệnh Trong Tình Yêu (1994) với Tuấn Vũ
  • Thanh Lan 107 - Tâm sự nàng Buram (1987) với Thanh Tuyền, Thanh Phong [37]
  • Thúy Anh 4 - Thân phận (1987) với Thanh Tuyền, Băng Châu, Phượng Mai
  • Thúy Anh 29 - Khu phố ngày xưa (1989) với Chế Linh, Băng Châu [38]
  • Thúy Anh 33 - Ai khổ vì ai (1989) với Hương Lan, Như Mai
  • Thúy Anh 49 - Sao chưa thấy hồi âm (1990) với Hương Lan, Anh Thoại, Lưu Hồng
  • Trọng Hải - Một nửa vòng sầu với Trọng Hải, Bảo Yến
  • Trường Thanh 15 - Hoa trắng thôi cài trên áo tím (1991) với Trường Thanh
  • Trường Thanh Music - Tôi sợ tình yêu (2016) với Trường Thanh, Hưong Lan

Album tổng hợp:

  • Ca Dao 69 - Những tình khúc bất hủ 1 (1999) [39]
  • Ca Dao 126 - Những tình khúc bất hủ 2
  • Ca Dao 180 - Chuyện một người đi (tái bản Phượng Hoàng 48)
  • Làng Văn CD 103 - The best of Giao Linh (1991)
  • Làng Văn CD 341 - Chuyến đò vĩ tuyến (2001 - 4 CDs)
  • Phượng Hoàng 48 - Hai lối mộng (1993)
  • Thái Lan CD - Đêm bơ vơ - Giao Linh nhạc tuyển (1995)
  • Thúy Anh 121 - Đam mê (1996)

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

  • Rạng Đông:
    • CD Đổi thay (Giao Linh & Tuấn Vũ)
    • CD Một lần lỡ bước (2001)
    • CD Tình hững hờ (2001)
  • Hồng Lộc Film (phát hành):
    • CD Giao Linh Vol. 19: Hàn Mặc Tử (2010)
  • Tuấn Trinh:
    • CD Chuyến phà dĩ vãng (Giao Linh & Tiến Vinh; 2012)

Thu hình[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Thúy Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Paris By Night[sửa | sửa mã nguồn]

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Trả lại em (Lam Phương) đơn ca Paris By Night 3 1986
2 Chuyện một đêm (Anh Bằng) đơn ca Giọt nước mắt cho Việt Nam 1987
3 Chiếc Bóng Công Viên (Phượng Linh) đơn ca Paris By Night 125 2018
4 Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp (Nguyễn Văn Đông) Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Vũ Khanh, Anh Khoa, Ý Lan, Anh Dũng, Don Hồ, Ngọc Anh, Minh Tuyết, Nguyễn Hồng Nhung, Thiên Tôn, Đình Bảo, Hương Thủy, Mai Thiên Vân, Lam Anh, Trần Thái Hòa, Hạ Vy, Khải Đăng, Hà Thanh Xuân, Châu Ngọc Hà Paris By Night 125 2018
5 LK Xuân Này Con Không Về & Mùa Xuân Của Mẹ (Trịnh Lâm Ngân) Hoàng Oanh Paris By Night 132 2022

Chương trình Thúy Nga Music Box[sửa | sửa mã nguồn]

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Đêm Buồn Phố Thị (Ngọc Sơn) Hoàng Nhung Thúy Nga Music Box #33 2021
2 Màu Tím Pensée (Ngọc Sơn & Đài Phương Trang) đơn ca
3 Kể Từ Đêm Đó (Ngọc Sơn, Hoàng Trang) đơn ca
4 Gian Dối (Ngọc Sơn) Như Quỳnh, Hoàng Nhung
5 Sắc Hoa Màu Nhớ (Vì Dân) Phương Hồng Quế Thúy Nga Music Box #53 2022
6 Khổ Qua (Hoàng Trang) đơn ca
7 Thầm Kín (Phượng Linh)
8 Giờ Xa Lắm Rồi (Song Ngọc, Hoài Linh)
9 Thương Muộn (Phượng Linh) Phương Hồng Quế

Trung tâm Mây[sửa | sửa mã nguồn]

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Câu chuyện đầu năm (Hoài An) đơn ca Hollywood Night 18 1999
2 LK Một Mẹ Trăm Con (Phạm Duy), Lý Cây Đa, Lý Tình Tang, Lý Chim Quyên, Những Nẻo Đường Việt Nam (Thanh Bình) Chế Linh, Ý Lan, Thiên Trang Hollywood Night 19 1999

Trung tâm Mưa Rừng[sửa | sửa mã nguồn]

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Tâm Sự Với Anh (Hoàng Trang) đơn ca Mưa Rừng 4 2013
2 Ai cho tôi tình yêu (Trúc Phương) đơn ca Mưa Rừng 7 2014
3 Mưa Nửa Đêm (Trúc Phương) đơn ca Mưa Rừng 8 2015

Trung tâm Trường Thanh[sửa | sửa mã nguồn]

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Bừng sáng (Song Ngọc) Lê Uyên, Lưu Hồng, Thanh Mai Saigon-Paris-Hollywood 1993
2 Giọt lệ Vu Quy (Tuấn Khanh, Hoài Linh) đơn ca Trường Thanh 4
3 Không bao giờ quên anh (Hoàng Trang) đơn ca Trường Thanh
4 Giọng ca dĩ vãng (Bảo Thu) đơn ca Trường Thanh

Trung tâm Vân Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Tâm sự với anh (Hoàng Trang) đơn ca Vân Sơn 52 2016
2 Tuổi học trò (Minh Kỳ, Dạ Cầm) đơn ca Vân Sơn 53 2017

Jimmy TV[sửa | sửa mã nguồn]

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Gác Nhỏ Đêm Xuân (Minh Kỳ, Lê Dinh) đơn ca Xuân Tin Yêu 2021

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Giao Linh lần đầu tiên biểu diễn ở Hà Nội”. VnExpress đăng lại bài của Tiền phong. 28 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013.
  2. ^ a b c d e f g h Minh Phong (20 tháng 8 năm 2011). “Ca sĩ Giao Linh: Bạn đặt cho tôi nghệ danh may mắn”. Báo điện tử Kiến thức. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013.[liên kết hỏng]
  3. ^ a b “Giao Linh, Trường Vũ hẹn thề: "50 năm nữa vẫn chống gậy song ca". Dân Trí. 13 tháng 11 năm 2016. Truy cập 25 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ a b c d “Danh ca Giao Linh: Tôi bị ba cấm đi hát vì cho rằng 'xướng ca vô loài'. Thanh Niên Online. 3 tháng 3 năm 2020. Truy cập 25 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ “Danh ca Giao Linh tiết lộ nghề nghiệp trước khi làm ca sĩ”. Tuổi Trẻ. 9 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Thụy Khuê (27 tháng 2 năm 2018). “Giao Linh: "2 năm đi học cổ nhạc, tôi trả hết cho thầy Nguyễn Văn Đông". Phụ Nữ Online. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2018.
  7. ^ 'Nữ hoàng sầu muộn' Giao Linh: Kiếp sau vẫn xin làm ca sỹ!”. Tiền Phong Online. 4 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ “Giao Linh từng mất 48 lần thu âm một ca khúc”. VnExpress. 7 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2018.
  9. ^ Song Minh (17 tháng 9 năm 2010). “Những "danh hiệu" một thời vang bóng: Bài 8: "Nữ hoàng sầu muộn" Giao Linh”. Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (Giáo dục Online).
  10. ^ a b Miên Thảo (27 tháng 11 năm 2012). “Những điều ít biết về người đẹp chuyên hát tình ca buồn”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013.
  11. ^ “Chuyện chưa biết về Tuấn Vũ qua lời kể của danh ca Giao Linh”. Dân Trí. 4 tháng 12 năm 2018.
  12. ^ Thanh Hiệp (26 tháng 1 năm 2012). “Nghệ sĩ hải ngoại tâm tình đầu Xuân”. Báo Người Lao động Điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013.
  13. ^ Giao Linh - Tiếng Xưa - Tiếng Hát Giao Linh 83 (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  14. ^ Giao Linh - Lòng Mẹ - Tiếng Hát Giao Linh 84 (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  15. ^ Giao Linh 3 - Yêu Người Như Thế Đó (Album 1985) | Nhạc Vàng Bất Hủ, truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2023
  16. ^ Màu Tím Pensée (Album 1987) | Giao Linh | Tuyệt Phẩm Nhạc Vàng, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  17. ^ Giao Linh - Tâm Sự Với Anh (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  18. ^ Giao Linh - Cuối Nẻo Đường Tình (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  19. ^ Giao Linh - Đêm Ru Điệu Nhớ (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  20. ^ Ngày Con Về (Album 1992) | Giao Linh | Nhạc Xưa Bất Hủ, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  21. ^ Ngày Buồn (Album 1993) | Giao Linh & Phượng Vũ | Nhạc Hải Ngoại Xưa Bất Hủ, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  22. ^ Giao Linh - Đò Tình (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  23. ^ Đôi Ngả Chia Ly (Album 1994) | Giao Linh & Trường Hải | Nhạc Hải Ngoại Bất Hủ, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  24. ^ Giọng Ca Dĩ Vãng (Album 1995) | Giao Linh | Nhạc Hải Ngoại Bất Hủ, truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023
  25. ^ Bông Hồng Cài Áo | Giao Linh | Đại Dương Official, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  26. ^ Mùa Sao Sáng (Album 1996) | Nhạc Giáng Sinh Năm Mới | Nhiều Danh Ca, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  27. ^ Đan Áo Mùa Xuân | Giao Linh | Nhạc Xuân Xưa Bất Hủ, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  28. ^ Chuyện Tình Dở Dang (Album) | Giao Linh, Hương Lan, Hà Duy | Nhạc Hải Ngoại Xưa Bất Hủ, truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023
  29. ^ Giao Linh, Huy Tâm, Song Ca - Tinh Thu Hua (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  30. ^ Hương Lan, Giao Linh, Thanh Tuyền - Hồn Trinh Nữ (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  31. ^ Tuấn Vũ, Giao Linh, Tuấn Anh - Tình Ngoại Ô (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  32. ^ Giao Linh, Tuấn Vũ - Ngỏ Ý - Giao Linh Tuấn Vũ 2 (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  33. ^ Giao Linh / Tuấn Vũ / Thiên Trang - Ai Cho Tôi Tình Yêu (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  34. ^ Tuấn Vũ, Giao Linh - Em Sắp Về Chưa - Tuấn Vũ 3 (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  35. ^ Áo Em Chưa Mặc Một Lần (Album 1987) | Chế Linh & Giao Linh | Nhạc Xưa Bất Hủ, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  36. ^ Giao Linh | Đêm Tâm Giao (Trầm Uyên Khanh) | Nhạc Hải Ngoại Bất Hủ, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  37. ^ Thanh Tuyền, Giao Linh, Thanh Phong - Tâm Sự Nàng Buram (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  38. ^ Giao Linh, Chế Linh, Băng Châu - Khu Phố Ngày Xưa (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023
  39. ^ Những Tình Khúc Bất Hủ (Album) | Giao Linh | Tuyệt Phẩm Nhạc Tình, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023