Giáo hoàng Innôcentê XI

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chân phúc Giáo hoàng Innôcentê XI
Tựu nhiệm21 tháng 9 1676
Bãi nhiệm12 tháng 8 1689
Tiền nhiệmClement X
Kế nhiệmAlexander VIII
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhBenedetto Odescalchi
Sinh(1611-05-16)16 tháng 5, 1611
Como, Công quốc Milan
Mất12 tháng 8, 1689(1689-08-12) (78 tuổi)
Rôma, Lãnh thổ Giáo hoàng
Huy hiệu
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Innocent

Giáo hoàng Innôcentê XI (Tiếng Latinh: Innocentius XI, tiếng Ý: Innocenzo XI) là vị giáo hoàng thứ 239 của giáo hội Công giáo. Ông đã được giáo hội suy tôn lên hàng chân phước sau khi qua đời.

Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1676 và ở ngôi Giáo hoàng trong 12 năm 10 tháng 23 ngày[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ông đắc cử Giáo hoàng ngày 12 tháng 8 năm 1676, ngày khai mạc chức vụ mục tử đoàn chiên Chúa là ngày 4 tháng 10 và ngày kết thúc triều đại của ông là ngày 12 tháng 8 năm 1689.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hoàng Innôcentê XI sinh tại Como, Milan, Ý ngày 19 tháng 5 năm 1611 với tên thật là Benedetto Odescalchi trong một gia đình quý tộc và đạo đức. Ông đi tu từ rất sớm và được sự giáo dục của các linh mục dòng Tên tại Como, Ý - Giám mục giáo phận Novara và Hồng y Sant' Onofrio.

Ông đắc cử Giáo hoàng thứ 240 của Giáo hội Công giáo, lấy tông hiệu là Innôcentê XI ngày 21 tháng 9 năm 1676. Ông được xem là một người thẳng thắn và nghiêm khắc chống lại tính cách gia đình trị.

Nội bộ giáo hội[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đề ra các biện pháp giảm bớt chi tiêu trong giáo triều. Giáo hoàng đã nhắc nhở các tu sĩ phải chặt chẽ tuân giữ các lời khấn của họ và đã tỏ ra nghiêm khắc trong việc lựa chọn các chức sắc của Giáo hội. Ông lập lễ kính Thánh Danh nước Đức Mẹ Maria. Ông sống đơn giản và rất thánh thiện.

Cuối thế kỷ XVII, ngoài thuyết Jansénius còn xuất hiện một giáo thuyết gây nên cuộc tranh luận thần học không kém phần sôi nổi là thuyết Quietisme. Thuyết này bắt nguồn từ M. Molinos (1628-1696), một linh mục người Tây Ban Nha. Năm 1675, ông xuất bản cuốn: Chỉ đạo thiêng liêng chủ trương loại bỏ mọi vương vấn trần tục, việc phụng tự, các bí tích Rửa tội, Thánh thể, Hôn phối, chỉ cần phó thác vào Thiên Chúa sẽ được nên trọn lành.

Năm 1678, Giáo hoàng Innocent XI lên án 68 luận đề rút trong cuốn Chỉ đạo thiêng liêng. Molinos đã chết sau 9 năm bị cầm tù tiếp theo việc ông bị Bộ Thánh Vụ lên án.

Chiến tranh chống Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Innocent đã phải chiến đấu một cuộc chiến cam go với vua Louis XIV của Pháp.

Hạn từ Pháp giáo (Gallicanisme) có nhiều nghĩa khác nhau. Các thần học gia đề cao công đồng hơn Giáo hoàng, các phán quan thì muốn những quyết định của Roma phải đợi họ cho phép mới có giá trị pháp lý trong nước Pháp, Còn các vua, từ thời vua Philippe le Bel xưa, muốn chiếm đoạt tài sản Giáo hội và chỉ đạo về tự do tôn giáo. Tất cả đều xác định rõ ràng Giáo hội Pháp có quyền tự trị đối với Roma. Năm 1610, Giám mục Richer, một thần học gia Paris đề ra tổ chức hội đồng Giáo hội tại Pháp (Collégiale).

Đẩy mạnh phong trào Pháp giáo, vua Louis XIV tìm cách giải quyết JansenismeQuietisme bằng cách bãi bỏ sắc lệnh Nantes (1598: cho tự do chọn tôn giáo). Louis XIV cố phục hồi sự thống nhất tôn giáo theo nguyên tắc cũ: "Một Thiên Chúa, một đức vua, một luật lệ, một đức tin". Louis nghĩ điều này khiến Giáo hoàng chấp nhận cho Louis về vương quyền. Louis cưỡng ép những người R.P.R. (Religion Prétendue Réformée: tôn giáo tự nhận là cải cách) phải gia nhập Công giáo. Louis hạn chế việc phụng tự, cấm một số hệ phái Tin Lành. Một ngân quỹ lo việc cải đạo được thành lập. Kị binh nhà vua (Long kỵ binh) đóng quân ngay tại khu vực anh em cải cách làm gia tăng việc cải đạo cưỡng bức.

Cuộc xung đột thế kỷ XVII từ chuyện tiền bạc trong cuộc tranh chấp về vương quyền (Régal: nhà vua thu bổng lộc những tòa Giám mục trống ngôi). Vua Louis XIV đòi áp dụng vương quyền trên mọi địa phận, thay vì hạn chế trong các địa phận cổ xưa nhất. Thế nhưng, Innocentê XI không chấp nhận các Giám mục do Louis chỉ định. Chẳng bao lâu 35 địa phận Pháp không có Giám mục.

Đáp lại, vua Louis triệu tập hội nghị giáo sĩ Pháp năm 1681. Giám mục địa phận Meaux, đã giảng một bài danh tiếng tại hội nghị về sự duy nhất của Giáo hội và soạn thảo bản tuyên ngôn bốn khoản (19-3-1682) là hiến chương của thuyết Pháp giáo: Nhà vua là thủ lĩnh tối cao trong vương quốc và Công đồng hơn Giáo hoàng (theo CĐ. Constancia), Các tập tục Giáo hội Pháp phải được tôn trọng và Sắc lệnh của Giáo hoàng có thể thay đổi.

Giáo hoàng Innocentê XI không kết án bản tuyên ngôn, nhưng ông phạt vạ các Giám mục trực tiếp soạn thảo. Tranh chấp lên cao độ. Năm 1685, Louis XIV làm ra vẻ tin rằng trong nước Pháp không còn ai theo Tin Lành, tuyên bố hủy bỏ sắc lệnh Nantes làm nhiều giáo sĩ được thỏa mãn. Thế nhưng RPR không biến mất. Khoảng 200.000 giáo dân đã rời nước Pháp lên vùng Liên Tỉnh (Provinces Unies) đến thành phố Hesse hoặc Brandebourg. Thế hệ tiếp theo của họ sẽ vùng dậy tại Cévennes (nhóm Camisards 1702) hoặc tổ chức "Giáo hội sa mạc" (Antoine Court 1715).

Năm 1693, nhân dịp Giáo hoàng Innocentê XII lên ngôi và vì phải đối đầu với liên quân các nước, vua Louis XIV nhượng bộ và các Giám mục Pháp rút lại bản tuyên ngôn.

Chiến tranh chống đế quốc Ottoman[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1683, quân Thổ Ottoman vây hãm Viên, thủ đô của đế quốc La Mã Thần thánh. Bằng những nguồn tài chính khổng lồ, Giáo hoàng Innôcentê XI giúp vua Ba Lan là Jan III Sobieski trong trận đánh với quân Ottoman diễn ra ngay ở các cửa ngõ của Viên. Chiến thắng thuộc về Sobieski

Do việc tổ chức lại đội quân thập tự chinh để chống lại quân Ottoman, Giáo hoàng Innôcentê đã thành công ghép đế quốc La Mã Thần thánh, Ba Lan, MaltaVenezia lại thành một khối. Để chống lại quân Ottoman, ông cầu viện Jan III Sobieski, người đã từng đánh thắng quân Ottoman tại Viên.

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ông qua đời ngày 12 tháng 8 năm 1689 tại Rôma, Ý. Ông được Giáo hoàng Piô XII tôn phong Chân phước ngày 07 tháng 10 năm 1956 mặc dù tất cả các vị vua, hoàng đế và các chính quyền Pháp từ thời Louis XV đã đạt được việc ngăn cản phong chân phước cho Giáo hoàng Innôcentê XI.

Hiện nay thi hài bất hoại của ông còn nguyên vẹn an nghĩ dưới bàn thờ Thánh Sebastiano trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô tại Vatican, Rôma.

Ông là một trong ba vị Giáo hoàng mà thi hài được đặt trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô để cho các tín hữu hành hương kính viếng và cầu nguyện xin ơn.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
  • Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam [1] Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine
  • Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.
  • Lịch sử đạo Thiên Chúa, Jean – Baptiste Duroselle và Jean – Marie Mayeur. Bộ sách giới thiệu những kiến thức thời đại: Que sais-je? Tôi biết gì? Người dịch: Trần Chí Đạo, Nhà xuất bản Thế giới tháng 4/2004.
  • Cuộc lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu OP Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo.
  • Lịch sử Giáo hội Công giáo, Linh mục O.P Bùi Đức Sinh – giáo sư sử học, Tập I và II, Nhà xuất bản Chân Lý, Giấy phép số: 2386 BTT/PHNT Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm 1972.
  • Phỏng dịch theo Patron Saints & Santi-Baeti-Testimoni.


Người tiền nhiệm
Clement X
Danh sách các giáo hoàng
Người kế nhiệm
Alexander VIII