Tuyên Mục Hoàng hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tuyên Mục Hoàng hậu
宣穆皇后
Đường Chiêu Tông Hoàng hậu
Hoàng hậu nhà Đường
Tại vị896904
Tiền nhiệmChiêu Đức Vương hoàng hậu
Kế nhiệmHoàng hậu cuối cùng
Hoàng thái hậu nhà Đường
Tại vị904905
Tiền nhiệmHiếu Minh Trịnh Thái hậu
Kế nhiệmHoàng thái hậu cuối cùng
Thông tin chung
Sinh?
Đông Thục, Tử Châu, Đại Đường
Mất22 tháng 1, năm 906
Tích Thiện cung, Lạc Dương
An tángHòa lăng (和陵)
Phối ngẫuĐường Chiêu Tông
Lý Diệp
Hậu duệ
Thụy hiệu
Tuyên Mục hoàng hậu
(宣穆皇后)

Tích Thiện Hà hoàng hậu (chữ Hán: 積善何皇后, ? - 22 tháng 1, năm 906[1][2].), cũng gọi Tích Thiện Hà Thái hậu (積善何太后), là Hoàng hậu dưới thời Đường Chiêu Tông Lý Diệp, mẫu thân của Đường Ai Đế Lý Chúc.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tích Thiện Hà thái hậu nguyên quán ở vùng Đông Thục, Tử Châu (梓州; nay là vùng Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên)[3].

Sử sách không cho biết thêm gì nhiều về gia thế của bà, có lẽ do bà xuất thân trong một gia đình bình thường, không nổi bật. Vào thời Đường Hi Tông (873 - 888), khi Chiêu Tông còn giữ tước vị Thọ vương, Hà thị được tuyển vào làm thiếp của ông[4]. Hà thị xinh đẹp đoan trang lại hiền thục, dịu dàng và khôn khéo nên rất được lòng Thọ vương[5][6].

Năm Văn Đức nguyên niên (888), Đường Hi Tông giá băng, Lý Kiệt trở thành Hoàng đế kế nhiệm, tức Đường Chiêu Tông[7]. Thứ phi Hà thị được tấn phong làm Thục phi (淑妃)[4], cấp bậc thứ hai trong hậu cung chỉ sau Hoàng hậu. Trong khoảng thời gian này, Hà Thục phi hạ sinh cho Chiêu Tông ba người con, lần lượt là Đức vương Lý Dụ, Huy vương Lý Tộ[4][8] và một con gái duy nhất là Bình Nguyên công chúa.

Hoàng hậu nhà Đường[sửa | sửa mã nguồn]

Chạy loạn sách lập[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Càn Ninh thứ 3 (896), Tiết độ sứ Phượng Tường[9]Lý Mậu Trinh tấn công kinh đô Trường An, Chiêu Tông phải đưa cả triều đình chạy đến Hoa châu[10][11].

Sang năm sau (897), tháng 11 (âm lịch), Đường Chiêu Tông hạ chiếu lập Hà Thục phi làm Hoàng hậu[12][13][14], trước đó ông đã ra chỉ lập con trai bà là Đức vương Lý Dụ làm Hoàng thái tử. Trong vòng hơn 100 năm kể từ sau khi Chiêu Đức hoàng hậu Vương thị của Đường Đức Tông Lý Quát qua đời, thì nhà Đường mới có một vị Hoàng hậu chính thức được sách lập[4][15]. Sách văn năm đó, sách lập Hà Thục phi làm Hoàng hậu có viết:

Cung biến Canh Thân[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Quang Hóa nguyên niên (898), sau khi giảng hòa với Lý Mậu Trinh, Đường Chiêu Tông cùng Hà hậu và triều đình trở về Trường An. Năm thứ 3 (900), năm Canh Thân, triều đình xảy ra một biến cố lớn, làm thay đổi vận mệnh triều Đường.

Vào một ngày tháng 11, lúc Chiêu Tông say rượu đã hạ lệnh giết vài thái giám và cung nữ, khiến các hoạn quan lo lắng. Chỉ huy đội quân Thần Sách là Trung úy Lưu Quý Thuật (劉季述) quyết định tiến hành binh biến, nhân khi ở cửa cung đã bắt cóc Thái tử Lý Dụ. Ngày hôm sau, Lưu Quý Thuật đem Thái tử Lý Dụ vào triều, bắt buộc Chiêu Tông thoái vị, nhường ngôi cho Lý Dụ. Khi hà hoàng hậu nghe tin, nói:"Quân dung trưởng quan hộ giá Quang gia! Chớ khiến ngài hoảng sợ! Có việc thì Quân dung cùng thương lượng!". Cuối cùng thì Chiêu Tông phải miễn cưỡng chấp nhận thoái vị, Hà hoàng hậu sai người đến ngự tiền, lấy Ngọc tỷ trao tặng cho Lưu Quý Thuật. Thế là Thái tử Lý Dụ nối ngôi, tôn Chiêu Tông làm Thái thượng hoàng, Hà hậu làm Thái thượng hoàng hậu. Ngày hôm ấy, các hoạn quan đỡ Chiêu Tông cùng Hà hoàng hậu ngồi chung một liễn giá, đi theo hai người còn có các Tần ngự trong hậu cung, Công chúa và Thị tỳ, tất cả đều dời đến tại Thiếu Dương viện (少陽院) thuộc Đông Cung.

Lưu Quý Thuật cho đổi tên Thiếu Dương viện làm Vấn An cung (問安宮), cho người nung sắt nóng chảy khóa chặt cửa cung, mỗi ngày chỉ đưa cơm qua cửa sổ. Lúc ấy trời mùa đông rất lạnh, Công chúa cùng Tần ngự đi theo không đủ trang phục giữ ấm, từ bên ngoài có thể nghe thấy bọn họ khóc lóc thảm thiết trong cung. Vào tháng 12 cùng năm, các hoạn quan là Tôn Đức Chiêu (孫德昭), Đổng Ngạn Bật (董彥弼), Chu Thừa Hối (周承誨) hợp mưu với Tể tướng Thôi Dận chống lại và thanh trừng bọn Lưu Quý Thuật, đưa Chiêu Tông phục vị. Hà hoàng hậu trở lại ngôi vị Hoàng hậu, còn Lý Dụ phải giáng làm Đức vương[16][17].

Biến loạn Chu Toàn Trung[sửa | sửa mã nguồn]

Sang đầu năm Thiên Phục (901), Đường Chiêu Tông phục vị, Tể tướng Thôi Dận xin Chiêu Tông chấp Thần Sách quân về cho mình, mà không phải vào tay các hoạn quan. Chiêu Tông cự tuyệt, đem Thần Sách quân giao lại cho hoạn quan Hàn Toàn Hối (韓全誨), khiến Thôi Dận và hoạn quan nảy sinh vết nứt. Về sau, các hoạn quan Hàn Toàn HốiTrương Ngạn Hoằng (張彥弘) nảy sinh bất hòa với tể tướng Thôi Dận, và Thôi Dận đã cầu Tiết độ sứ Tuyên Vũ[18]Chu Toàn Trung tiến quân vào kinh tiêu diệt hoạn quan. Bọn hoạn quan sợ hãi, bắt Chiêu Tông và Hà hoàng hậu đưa đến Phượng Tường. Nhưng không được bao lâu, Chu Toàn Trung bao vây Phượng Tường[19].

Sang đầu năm sau (902), trước tình thế bị vây hãm, Lý Mậu Trinh ở Phượng Tường phải giao Đế-Hậu cho Chu Toàn Trung đưa về Trường An. Nhưng trước đó vào năm Thiên Phục thứ 3 (903), Lý Mậu Trinh đã ép Chiêu Tông kết thông gia với mình. Chiêu Tông phải gả con gái của Hà hoàng hậu là Bình Nguyên công chúa cho Lý Kế Khản (李继侃) - là con Lý Mậu Trinh, và cưới con gái của Tể tướng Tô Kiểm (蘇檢) - người mà Mậu Trinh tin tưởng cho Hoàng tử Cảnh vương Lý Bí (李秘). Hà hoàng hậu nghi ngại điều này, nhưng Chiêu Tông lại quyết định đồng ý đề xuất của Lý Mậu Trinh vì muốn nhanh chóng thoát khỏi ông ta. Sau đó, Chiêu Tông và Hà hoàng hậu được theo Chu Toàn Trung trở lại Trường An[20]. Tuy nhiên về sau, Chiêu Tông đã buộc Lý Mậu Trinh trả lại công chúa. Tuy được về kinh, nhưng Chiêu Tông lại phải chịu sự kiểm soát của Chu Toàn Trung. Toàn Trung tàn sát các hoạn quan, giải tán Thần Sách quân âm mưu khống chế triều đình, khiến tể tướng Thôi Dận lo ngại và lên kế hoạch chống lại. Cuối cùng sự việc thất bại, Thôi Dận bị Chu Toàn Trung giết chết.

Năm Thiên Hữu nguyên niên (904), do lo sợ Lý Mậu Trinh có thể tấn công chiếm lại Trường An, Chu Toàn Trung quyết định đưa triều đình đến Lạc Dương để dễ kiểm soát. Lúc này, Hà hoàng hậu đang mang thai, Chiêu Tông lấy cớ đó để tìm cách làm chậm cuộc hành trình và tranh thủ sai người cầu cứu các Tiết độ sứ các nơi đến giúp mình chống lại Chu Toàn Trung, nhưng Vương KiếnTây Xuyên[21], Lý Khắc DụngHà Đông[22]Dương Hành MậtHoài Nam[23] không ai nghe lệnh. Đường Chiêu Tông lại bị Chu Toàn Trung ép buộc phải nhanh chóng đi tới Lạc Dương[24].

Chu Toàn Trung lại lo ngại Đức vương Lý Dụ về sau sẽ chống đối mình nếu được lên ngôi, nên muốn diệt trừ, Chiêu Tông ban đầu không đồng ý. Nhưng có lẽ Hà hoàng hậu cũng biết rằng mình và con trai cũng khó thoát khỏi tay họ Chu nên chỉ biết cùng Chiêu Tông uống rượu và khóc. Khi Chu Toàn Trung biết Chiêu Tông bất mãn việc mình muốn giết Lý Dụ, cộng thêm việc nhiều Tiết độ sứ lại dâng biểu xin dời đô về lại Trường An, khôi phục quyền lực cho Thiên tử; nên tỏ ra rất lo sợ. Nhận thấy Đường Chiêu Tông khó bề kiểm soát, Chu Toàn Trung bèn lập kế hoạch ám sát Chiêu Tông, lập Ấu Đế để có thể sai khiến.

Ngày 11 tháng 8 (tức ngày 22 tháng 9 dương lịch) cùng năm, Chu Toàn Trung sai con nuôi là Tả long vũ thống quân Chu Hữu Cung (朱友恭) cùng Hữu long vũ thống quân Thị Thúc Tông (氏叔琮) dẫn quân vào cung. Đường Chiêu Tông khi ấy đang ở cùng Hà hoàng hậu tại Tiêu Lan điện (椒蘭殿), Tưởng Huyền Huy (蒋玄晖) phái Long Vũ nha quan Sử Thái (史太) giết Chiêu Tông, kèm theo đó cùng hai Cung tần Bùi Trinh Nhất (裴貞一) và Lý Tiệm Vinh (李漸榮), nhưng Hà hoàng hậu được Sử Thái và Tưởng Huyền Huy tha cho, vì mật lệnh của Chu Toàn Trung chỉ yêu cầu giết Chiêu Tông. Các tể tướng Liễu Xán (柳璨) và Độc Cô Tổn giả chỉ dụ của Hà hoàng hậu, tuyên bố rằng: "Hoàng đế bị cung nhân giết hại, Huy vương Tộ lên ngôi Hoàng đế" (Nguyên văn: 帝為宮人害,輝王祚宜升帝位。).

Cái chết[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 8 (tức ngày 26 tháng 9 dương lịch), sau khi hoàn thành việc giết Chiêu Tông, Chu Toàn Trung tôn Huy vương Tộ lên ngôi, tức là Đường Ai Đế. Hà hoàng hậu được tôn làm Hoàng thái hậu[2][4]. Không lâu sau khi Ai Đế lên ngôi, Chu Toàn Trung cho giết hại 9 hoàng tử của Đường Chiêu Tông, trong đó có cả Đức vương Lý Dụ. Toàn Trung thực hiện việc này bằng cách dụ họ đến dự tiệc rồi sai Tưởng Huyền Huy bóp cho nghẹt thở[2].

Năm Thiên Hữu thứ 2 (905), tháng 5, cung mới của Hoàng thái hậu được xây dựng xong, tả hữu nội thần đều tấu xin gọi là Tích Thiện cung (積善宮). Thời Đường chưa có lệ đặt huy hiệu cho Hoàng thái hậu một cách trang trọng và truyền thống như nhà Minhnhà Thanh, mà thường lấy tên nơi ở để gọi nếu muốn chỉ trực tiếp vị Thái hậu ấy, vì thế Hà Thái hậu còn được gọi là Tích Thiện Thái hậu (積善太后).

Chu Toàn Trung lúc đó đã rất nôn nóng muốn cướp ngôi. Ba đại thần Liễu Xán, Tưởng Huyền HuyTrương Đình Phạm (张廷范) lại muốn theo quy tắc là ép Ai Đế gia phong cửu tích cho Chu Toàn Trung trước, nhưng Toàn Trung xem chừng không thể chờ đợi lâu nữa. Hà Thái hậu thì dùng hai cung nữ A Thu (阿秋), A Kiền (阿虔) qua lại với Tưởng Huyền Huy để xin ông này bảo toàn mạng sống cho mẹ con mình. Khi đó, có Vương Ân (王殷) và Triệu Ân Hành (赵殷衡) vu cáo Thái hậu thông mưu với đại thần mưu đồ khôi phục nhà Đường, diệt Toàn Trung. Chu Toàn Trung nghe xong giận lắm.

Năm ấy, ngày 29 tháng 12 ÂL (tức ngày 22 tháng 1 năm 906), Chu Toàn Trung sai Vương Ân và Triệu Âu Hành đột nhập Tích Thiện cung, sai người giết Hà Thái hậu bằng cách thắt cổ, còn hai cung nữ A Thu, A Kiền bị đánh tới chết. Ngày hôm sau, Chu Toàn Trung buộc Đường Ai Đế phải viết chiếu chỉ, rằng Hà Thái hậu vì tư thông với Tưởng Huyền Huy nên tự sát để tạ tội, đồng thời còn ép Ai Đế giáng bà làm [Thứ nhân; 庶人][2]. Đến năm thứ 4 (907), Chu Toàn Trung giết Ai Đế mà soán vị, nhà Đường diệt vong.

Năm Trường Hưng thứ 4 (933), Hậu Đường Minh Tông truy tôn thụy hiệu cho Tích Thiện Thái hậu là Tuyên Mục hoàng hậu (宣穆皇后), phụng thờ ở Thái Miếu[25].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Academia Sinica - Chuyển hoán Trung Tây lịch
  2. ^ a b c d Tư trị thông giám, quyển 265.
  3. ^ Cựu Đường thư, quyển 52
  4. ^ a b c d e Tân Đường thư, quyển 77.
  5. ^ 《旧唐书·卷五十二》: 昭宗積善皇后何氏,東蜀人。入侍壽王邸,婉麗多智,特承恩顧
  6. ^ 《新唐书·卷七十七》:昭宗皇后何氏,梓州人,系族不顯。帝為壽王,後得侍,婉麗多智,恩答厚甚。
  7. ^ Tư trị thông giám, quyển 257
  8. ^ Cựu Đường thư, quyển 20 hạ
  9. ^ Trụ sở nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây, Trung Quốc
  10. ^ Vị Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc hiện nay
  11. ^ Tư trị thông giám, quyển 260
  12. ^ Tư trị thông giám, quyển 261
  13. ^ 钱珝《中书省请册皇后表》
  14. ^ 钱珝《史馆王相公请册淑妃何氏为皇后表》
  15. ^ 钱珝《册淑妃为皇后文》
  16. ^ Tư trị thông giám, quyển 262
  17. ^ 舊唐書/卷20上: 十一月乙酉朔。庚寅,左右軍中尉劉季述、王仲先廢昭宗,幽於東內問安宮,請皇太子裕監國。時昭宗委崔胤以執政,胤恃全忠之助,稍抑宦官。而帝自華還宮後,頗以禽酒肆志,喜怒不常,自宋道弼等得罪,黃門尤懼。至是,上獵苑中,醉甚,是夜,手殺黃門、侍女數人。庚寅,日及辰巳,內門不開。劉季述詣中書謂宰相崔胤曰:「宮中必有不測之事,人臣安得坐觀?我等內臣也,可以便宜從事。」即以禁兵千人破關而入,問訊中人,具知其故。即出與宰臣謀曰:「主上所為如此,非社稷之主也。廢昏立明,具有故事,國家大計,非逆亂也。」即召百官署狀,崔胤等不獲已署之。季述、仲先與汴州進奏官程岩等十三人請對,對訖,季述上殿待罪次。左右軍將士齊唱萬歲聲,遂突入宣化門,行至思政殿,便行殺戮,徑至乞巧樓下。帝遽見兵士,驚墮床下,起而將去,季述、仲先掖而令坐。何皇后遽出拜曰:「軍容長官護官家,勿至驚恐,有事取軍容商量。」季述即出百官合同狀,曰:「陛下倦臨寶位,中外群情,願太子監國,請陛下頤養于東宮。」帝曰:「吾昨與卿等歡飲,不覺太過,何至此耶!」皇后曰:「聖人依他軍容語。」即于御前取國寶付季述,即時帝與皇后共一輦,並常所侍從十余內人赴東宮。入後,季述手自扃鎖院門,日於窗中通食器。是日,迎皇太子監國,矯宣昭宗命稱上皇。甲午,宣上皇制,太子登皇帝位,宰臣、百僚、方鎮加爵進秩,又賜百僚銀一千五百兩、絹千匹、綿萬兩充救接,皆季述求媚於朝也。時朱全忠在定州行營,崔胤與前左僕射張浚告難於全忠,請以兵問罪,全忠自行營還大樑。十二月乙卯朔。癸未夜。護駕鹽州都將孫德昭、周承誨、董彥弼以兵攻劉季述、王仲先,殺仲先,攜其首詣東宮門,呼曰:「逆賊王仲先已斬首訖,請陛下出宮慰諭兵士。」宮人破鑰,帝與皇后方得出。
  18. ^ Trụ sở nay thuộc Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc
  19. ^ Tư trị thông giám, quyển 263
  20. ^ Tư trị thông giám, quyển 263
  21. ^ Trụ sở nay thuộc Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc
  22. ^ Trụ sở nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc
  23. ^ Trụ sở nay thuộc Dương Châu, Giang Tô, Trung Quốc
  24. ^ Tư trị thông giám, quyển 264
  25. ^ 《旧五代史》卷四十四