Hòa Bình, Vĩnh Bảo

Hòa Bình
Xã Hòa Bình
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHải Phòng
HuyệnVĩnh Bảo
Địa lý
Tọa độ: 20°39′51″B 106°33′45″Đ / 20,66417°B 106,5625°Đ / 20.66417; 106.56250
Hòa Bình trên bản đồ Việt Nam
Hòa Bình
Hòa Bình
Vị trí xã Hòa Bình trên bản đồ Việt Nam
Diện tích9,48 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng7.951 người[1]
Mật độ839 người/km²
Khác
Mã hành chính11890[2]

Hòa Bình là một thuộc huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Phía Đông giáp với xã Trấn Dương, phía Tây giáp xã Lý Học, Tam Cường, phía Nam giáp xã Vĩnh Tiến, phía Bắc giáp địa phận của huyện Tiên Lãng qua sông Hàn, một nhánh của hệ thống sông Thái Bình.

Tổng diện tích tự nhiên 9,48 km², dân số 8.636 nhân khẩu, 2.499 hộ, mật độ dân số đạt 911 người/km².

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-HĐND, ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về việc sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố, hiện nay xã Hòa Bình có 4 làng, 7 thôn (sau khi sáp nhập 12 thôn vào tháng 10 năm 2022):

  • Làng Lôi Trạch: Thôn Lôi Trạch.
  • Làng Hàm Dương: Gồm 2 thôn Đông Hàm Dương (Thôn 5 và thôn 6 cũ) và Tây Hàm Dương (Thôn 3 và thôn 4 cũ).
  • Làng Ngãi Am: Gồm 2 thôn Nam Ngãi Am (Thôn 9 và thôn 10 cũ); thôn Bắc Ngãi Am (Thôn 7 và thôn 8 cũ) và thôn 13.
  • Làng Bắc Bình: Thôn Bắc Bình (Thôn 11 và thôn 12 cũ).

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Nền kinh tế chủ yếu của Hòa Bình là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hòa Bình xưa nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói, nhưng hiện đã mai một dần do sự xuất hiện của các loại chiếu sản xuất công nghiệp như chiếu ni-lông, chiếu tre, chiếu gỗ. Hơn chục năm trở lại đây nhiều xưởng sản xuất đồ mộc phát triển mạnh chuyên làm nhà cổ giá trị cao tập trung thôn Bắc Ngãi Am làng Ngãi Am, thôn Lôi Trạch và thôn Tây Hàm Dương làng Hàm Dương. Trên địa bàn xã có các công ty, cơ sở công nghiệp hoạt động trên địa bàn: Công ty TNHH giầy da Kỳ Khởi, Công ty TNHH đồ chơi Khang Văn, Công ty may Bảo Long, Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Hải. Về thương nghiệp, toàn xã có một chợ nằm ở trung tâm xã hoạt động phục vụ nhu yếu phẩm thiết yếu cho bà con trong xã. Ngoài ra còn các cửa hàng dịch vụ nhu yếu phẩm nằm ở trung tâm các làng.

Đặc sản nổi tiếng nhất của Hòa Bình là thuốc lào và con rươi. Cây thuốc lào ở đây trồng với diện tích lớn 140 ha thành vùng sản xuất tập trung, được đánh giá rất cao về chất lượng, mùi thơm cũng như hương vị, được coi là một trong những vùng đất sản xuất thuốc lào tốt nhất Việt Nam.

Xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016, nông thôn mới nâng cao năm 2022, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.

Văn hóa - Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có 02 tôn giáo: Phật giáo và Thiên chúa giáo. Phật giáo có 7 chùa: Phúc Lâm (Lôi Trạch); Tây Linh, Dương Khánh (Hàm Dương); Chùa Lau, Địa Linh (Ngãi Am); Chùa Triều (Bắc Bình). Thiên chúa giáo có nhà xứ Xuân Điện gồm các họ giáo: Xuân Điện, Lôi Mía, Địa Linh, Xuân Am. Họ giáo Lôi Làng thuộc giáo xứ Nam Am.

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, thành phố: Đình, chùa làng Hàm Dương; đình, chùa làng Lôi Trạch; đình Ngãi Am; Họ Phạm; Họ Hoàng Hữu.

Có hệ thống giáo dục đủ 3 cấp: Mầm non, Tiểu học và THCS đều đạt chuẩn quốc gia. Tại Quyết định số 7236 ngày 27/12/2023 của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo về việc sáp nhập trường THCS Hoà Bình và trường THCS Trấn Dương thành trường THCS Hoà Bình - Trấn Dương, Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên MS
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]