Đặng hoàng hậu (Hán Hòa Đế)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hòa Hi Đặng Hoàng hậu)
Hòa Hi Đặng Hoàng hậu
和熹鄧皇后
Hán Hòa Đế Hoàng hậu
Nhiếp chính nhà Hán
Tại vị105 - 121
(16 năm)
Quân chủHán Thương Đế Lưu Long
Hán An Đế Lưu Hỗ
Tiền nhiệmĐậu Thái hậu
Kế nhiệmDiêm Thái hậu
Hoàng hậu nhà Hán
Tại vị102 - 105
Tiền nhiệmPhế hậu Âm thị
Kế nhiệmAn Tư Diêm Hoàng hậu
Hoàng thái hậu nhà Hán
Tại vị105 - 121
Tiền nhiệmChương Đức Đậu Thái hậu
Kế nhiệmAn Tư Diêm Thái hậu
Thông tin chung
Sinh81
Tân Dã, Nam Dương
Mất17 tháng 4, 121 (41 tuổi)
Lạc Dương
An tángThuận lăng (顺陵)
Phối ngẫuHán Hòa Đế
Lưu Triệu
Tên thật
Đặng Tuy (鄧綏)
Thụy hiệu
Hòa Hi Hoàng hậu
(和熹皇后)
Thân phụĐặng Huấn
Thân mẫuÂm thị

Hòa Hi Đặng Hoàng hậu (chữ Hán: 和熹鄧皇后; 81 - 121), hay còn gọi Hòa Hi Đặng thái hậu (和熹鄧太后), Đông Hán Đặng thái hậu (東漢鄧太后), là Hoàng hậu thứ hai của Hán Hòa Đế Lưu Triệu nhà Đông Hán.

Xuất thân gia tộc họ Đặng ở Tân Dã, Đặng hậu là cháu nội của Đặng Vũ - khai quốc công thần của triều Đông Hán. Sau khi nhập cung, bà được sủng ái và trở thành Kế hậu của Hán Hòa Đế. Sau khi Hòa Đế băng, trước cục diện “Chủ ấu quốc nguy”, Đặng hậu với cương vị Hoàng thái hậu đã thực hiện nhiếp chính triều đình nhà Hán dưới thời Hán Thương ĐếHán An Đế, được tán dương là người uyên bác và lễ độ[1]. Trong lịch sử Trung Quốc nói chung và triều Hán nói riêng, bà được đánh giá là chính trị gia cai trị hiệu quả cuối cùng của thời Đông Hán, vì các Hoàng đếThái hậu của các triều đại sau đều bị cuốn vào việc tranh giành quyền lực và hưởng lạc, khiến chính quyền nhà Hán suy vong. Dưới thời đại của bà, có cuộc hạn hán lớn kéo dài 10 năm được gọi là "Thủy hoạn Thập niên", cùng sự nổi dậy của thế lực Hung Nôngười Khương từ phương Bắc dữ dội, Đặng thái hậu thân là nhiếp chính đã giải quyết ổn thỏa, được lưu danh sử sách.

Dẫu có thực hiện lâm triều xưng chế kiêng kỵ của Nho giáo, nhưng Đặng thái hậu cùng Minh Đức Mã hoàng hậu vẫn được đời sau gọi ["Mã Đặng hiền hậu"], là chuẩn mực một Hoàng hậu hiền huệ tài năng, hiếm có khó tìm. Thời đại xưng chế của bà cũng là cao nhất trong các Thái hậu triều Hán, tổng cộng 15 năm. Mặc dù vang danh hiền minh nhưng Đặng thái hậu vẫn vướng vào khúc mắc chuyên quyền khi nắm giữ đại cục hơn 10 năm mà không chịu hoàn chính cho Hán An Đế, lại còn chủ động thực hiện một việc rất kiêng kỵ là "Phế trưởng lập Ấu", về phương diện chính trị hành động của bà đã để lại không ít lời phê bình.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Hòa Hi Đặng hoàng hậu, húy Tuy (綏), sinh năm Kiến Sơ thứ 6 (81) thời Hán Chương Đế. Đặng Tuy xuất thân trong gia tộc quyền thế, chính là họ ĐặngTân Dã, quận Nam Dương (nay là Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc), một thế tộc rất lâu đời và hiển hách, có mối quan hệ với dòng họ Tân Dã Âm thị cùng vùng, cũng chính là gia tộc của Quang Liệt hoàng hậu Âm Lệ Hoa. Tổ phụ bà là Thái phó Cao Mật hầu Đặng Vũ, công thần khai quốc Đông Hán, từng hướng Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú trình lên “Đồ thiên hạ sách”, vang danh thiên hạ, cũng là người đứng đầu trong Vân Đài nhị thập bát tướng trứ danh của Đông Hán. Phụ thân Đặng Huấn (鄧訓), được phong làm "Hộ Khương giáo úy" (護羌校尉), mẫu thân Âm phu nhân (阴夫人) là cháu gái trong gia tộc của Quang Liệt Âm hoàng hậu. Trong nhà bà có ba người anh trai là Đặng Chất (鄧騭), Đặng Khôi (鄧悝), Đặng Hoằng (鄧弘); 1 người chị Đặng Yến (鄧燕) và người em trai Đặng Dung (鄧容).

Trong gia đình quyền thế, Đặng Tuy được dạy dỗ chu đáo từ nhỏ. Bà vô cùng hiểu chuyện và thông minh. Khi Đặng Tuy lên 5 tuổi, Thái phó phu nhân yêu quý cháu gái, đích thân cắt gọn tóc tai cho cháu mình. Thế nhưng phu nhân do tuổi cao nên mắt không được tốt, tay chân không còn nhanh nhẹn, làm trán của Đặng Tuy bị thương, nhưng Đặng Tuy ráng nín nhịn không hé răng lời nào. Người bên cạnh lấy làm lạ, hỏi Đặng Tuy không thấy đau sao mà không khóc, bà nói:"Không phải không đau, nhưng bà nội đã vì cháu mà cắt tóc, nếu cháu khóc thì làm bà buồn lắm!"[2].

Khoảng năm 6 tuổi, Đặng Tuy đã học sách sử, năm 12 tuổi đã thuộc Kinh ThiLuận Ngữ. Khi nghe các anh đọc sách, bà thường đến gần đặt câu hỏi. Thấy thiên hướng con gái thiên về sách vở, ít chú ý đến việc nữ công, Âm phu nhân nói:"Con không học nữ công, đi học sách vở làm gì? Có thể làm Tiến sĩ được sao?". Do đó để tránh bị Âm phu nhân phàn nàn, Đặng Tuy phải lén đọc sách vào buổi tối, người trong nhà gọi là [Chư Sinh; 諸生]. Cha bà Đặng Huấn lấy thế làm lạ, về sau hễ cứ việc to nhỏ trong nhà đều sẽ hỏi qua Đặng Tuy một chút[3][4].

Nhập cung Hán[sửa | sửa mã nguồn]

Đắc sủng khiêm nhường[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Vĩnh Nguyên thứ 7 (95), Đặng Tuy cùng nhiều nữ tử khác được tuyển chọn vào cung. Bà cao 7 thước 2 tấc, dung mạo thập phần mỹ lệ, tả hữu ai nấy đều kinh ngạc khi trông thấy dáng vẻ của bà[5]. Khi Đặng Tuy nhập cung, Hán Hòa Đế đang sủng ái Âm quý nhân, chắt của Âm Thức (陰識) - huynh trưởng của Quang Liệt Âm hoàng hậu, cũng là người có nhan sắc và học vấn. Bản thân Đặng Tuy và Âm thị có quan hệ họ hàng với nhau.

Năm Vĩnh Nguyên thứ 8 (96), Hán Hòa Đế lập Âm quý nhân làm Hoàng hậu. Từ đó, Âm hoàng hậu tỏ ra kiêu căng[6]. Cùng năm, vào khoảng mùa đông, Đặng Tuy được phong làm Quý nhân, địa vị chỉ dưới Hoàng hậu, năm đó 16 tuổi[7].

Mặc dù được Hòa Đế sủng ái nhưng Đặng quý nhân luôn hiểu chuyện, khiêm túc mục, cẩn thận tiểu tâm, nhất cử nhất động đều vô cùng chừng mực. Bà làm tròn bổn phận thị thiếp, hầu cận chính thất Âm hậu nhưng vẫn ngày đêm nơm nớp lo sợ làm phật ý Trung cung, hậu hoạn khó lường. Mỗi khi Âm hậu ghen tuông trách móc, Đặng Tuy không tỏ thái độ thù địch mà luôn tuân theo lễ pháp, do đó Hán Hòa Đế và cung nhân bên dưới đều rất tôn trọng bà. Có lần Đặng quý nhân bị ốm, theo quy định chỉ có hoạn quan và cung nữ được ra vào chăm sóc, nhưng Hán Hòa Đế ân chuẩn cho gia đình Quý nhân vào thăm để bà mau lành bệnh. Tuy nhiên, Đặng Tuy lại khiêm tốn từ chối đặc ân, nói rằng: "Trong cung cấm, hành sự cần cẩn trọng, bây giờ thiếp chỉ là tần phi mà Bệ hạ cho người nhà vào thăm, sẽ tổn hại đến Thánh dự, nói Bệ hạ thiên vị thần thiếp, mà thiếp đối với kẻ dưới cũng thêm phần hỏ thẹn. Cả hai bên cùng chịu thương tổn, không nên chút nào!". Hán Hòa Đế lại nói: "Người khác đều cho rằng có thể thường xuyên ra vào cung cấm là vinh dự, mà nàng lại tự lấy đó làm điều sầu khổ, nguyện chịu thiệt thòi chứ không muốn nhận ân vinh, thật hiếm có a!"[8].

Mỗi khi có yến hội, chúng phi tần đều tranh nhau tô son điểm phấn, kim thoa trâm gắn vô cùng bắt mắt, mặc cả thường y lụa hoa tiên minh chiếu sáng ngời ngời, riêng Đặng Tuy cô tình dùng y phục trắng, không trang điểm, tự nhiên thuần khiết. Nếu có y phục gần giống với Âm hậu, bà lập tức thay đổi. Mỗi khi diện kiến Hòa Đế và Âm hậu, Đặng Tuy đều không dám ngồi mà luôn đứng thẳng, khi Hoàng hậu đi thì cung kính lạy chào, hoàn toàn xem Hoàng hậu giống như Hoàng đế, hết mực tôn sùng. Mỗi khi hầu chuyện Hòa Đế mà có Âm hậu bên cạnh, bà càng cẩn trọng lời nói, hỏi mới dám đáp chứ không tranh tiếng cùng Hoàng hậu. Hòa Đế biết Đặng Tuy dụng tâm lương khổ, cảm thán mà nói:“Tu tâm dưỡng tính, lại gian nan như vậy sao?". Về sau Đế-Hậu bất hòa, mỗi lúc Hòa Đế triệu hạnh thì Đặng Tuy đều thoái thác cáo bệnh. Khi ấy Hòa Đế lần lượt mất đi hoàng tử, Đặng Tuy lo lắng hậu tự không nhiều, liền hiến dâng hiền nữ cho Hòa Đế ngự hạnh, mong muốn giúp hoàng gia khai chi tán diệp[9]. Tuy nhiên, hành động của bà đã khiến cho Âm hoàng hậu phẫn nộ.

Hiền huệ phong Hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Vĩnh Nguyên thứ 13 (101), Hán Hòa Đế lâm bệnh, ở trong Chương Đức cung hạ chỉ: "Không ai được vào nếu không được gọi". Nghĩ Hòa Đế không qua khỏi, Âm hậu nói với mọi người sau khi Hòa Đế mất sẽ đắc chí trả thù Đặng quý nhân. Cung nữ tên Triệu Ngọc vì thương Đặng quý nhân nên lén đi báo, Đặng Tuy ca thán: "Ta dụng tâm đối đãi Hoàng hậu, không những không được lòng cảm thương của người, lại bị xem là tội đồ. Ta tuy thân phận đàn bà, nhưng cũng xin như Chu Công thỉnh mệnh giúp bệnh Chu Vũ vương; Việt Cơ tự sát vì Sở Chiêu vương. Như thế, trên có thể báo đáp thiên ân của Hoàng đế, dưới có thể bảo toàn gia tộc họ Đặng tránh họa diệt môn, tránh cho bản thân ta bị biến thành Nhân trư nhục nhã". Ngay sau đó, bà lệnh cho cung nữ thị tỳ chuẩn bị hương án để làm lễ rồi định tự sát. Nhưng người cung nữ nghĩ ra kế hoãn binh, nói dối rằng bệnh của Hoàng đế đã giảm nên bà bèn thôi tự vẫn. 2 ngày sau đó, Hòa Đế quả nhiên khỏi bệnh[10].

Năm Vĩnh Nguyên thứ 14 (102), Âm hậu bí mật nhờ bà ngoại là Đặng Chu (鄧朱) nuôi trùng độc hại Đặng quý nhân, còn thực hiện thuật Vu cổ. Hoàng đế hạ chỉ giam lỏng rồi phế truất. Đặng quý nhân khi đó nhiều lần thỉnh cầu Hán Hòa Đế tha thứ cho Hoàng hậu mà không thành. Sau khi bị phế, Âm hậu u uất qua đời. Hán Hòa Đế sủng ái Đặng Tuy nhưng bà viện cớ bệnh nghiêm trọng, thâm cư bế hộ mà cự tuyệt thị tẩm. Lúc này quản sự thỉnh trọng lập Hoàng hậu, Hán Hòa Đế nói: "Hoàng hậu tôn sư, cùng Hoàng đế vị của Trẫm là một thể, quý trọng ngang nhau, thừa tự tông miếu xã tắc, vì thiên hạ mẫu, không dễ dàng a! Trong hậu cung chỉ có Đặng Tuy phẩm đứng cao nhất, thực xứng là người làm chủ Hậu vị". Mùa đông năm đó, Đặng Tuy được lập làm Hoàng hậu, trước đó bà đã nhiều lần từ chối, còn tự thân viết thư nói bản thân đức mỏng hạnh bạc, không dám nhận vị trí Hoàng hậu[11].

Khi ấy, các quan lại địa phương cống tiến rất nhiều châu báu để mong Hoàng đế để ý tới. Đặng hoàng hậu từ khi nhập chủ Trung cung, chủ trương cần kiệm, bèn đề nghị bãi bỏ lệnh tiến cống châu báu mà chỉ yêu cầu các quan cống một ít giấy mực. Hành động đó của bà được Hán Hòa Đế khen là tiết kiệm. Khi Hòa Đế tỏ ý muốn phong cho người nhà Đặng hậu giữ chức vụ lớn trong triều, bà từ chối mà chỉ đề nghị phong anh bà là Đặng Chất giữ chức võ quan hạng trung là Dũng sĩ Trung lang tướng[12].

Lâm triều xưng chế[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Hán Thương Đế[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Nguyên Hưng nguyên niên (105), Hán Hòa Đế qua đời khi mới 27 tuổi. Việc lựa chọn người kế vị do Đặng hậu quyết định. Khi đó, Hòa Đế có hai người con trai. Con lớn là Lưu Thắng và con nhỏ là Lưu Long, đều là con của phi tần. Lưu Thắng lên 8 tuổi bị tật nguyền, Lưu Long thì mới 100 ngày tuổi đang gửi nuôi ở ngoài. Đặng hậu sai người đón Lưu Long về cung kế vị, tức là Hán Thương Đế. Bà phong cho Lưu Thắng làm Bình Nguyên vương (平原王), còn mình trở thành Hoàng thái hậu, lâm triều nhiếp chính[13].

Khi ấy, các cung nhân của Hán Hòa Đế là phải ra khỏi cung đến lăng viên cung phụng Tiên Đế[14]. Đặng thái hậu thương tiếc các phi tần là Chu thị và Phùng thị, bèn ban chiếu thư viết:

Đặng thái hậu giữ quyền chấp chính, ra chiếu thư xưng "Trẫm" (朕), được quần thần xưng "Quyền tá trợ thính chính" (權佐助聽政), thực tế nắm quyền hành tối cao của nhà Hán lúc bấy giờ. Để nắm vững quyền hành, bà bắt đầu dùng ngoại thích, phong cho anh là Đặng Chất làm Xa kỵ tướng quân (車騎將軍), kiêm "Nghi đồng Tam tư" (儀同三司)[15][16], các em trong họ Đặng cũng được phong Liệt hầu; mẹ Đặng thái hậu là Âm phu nhân được phong tước Tân Dã quân (新野君), thực ấp 10.000 hộ[17]. Đồng thời, Đặng thái hậu còn trọng dụng các hoạn quan của Hòa Đế là Thái Luân. Bà còn tin dùng Ban Chiêu, một nữ sử gia uyên bác về học thức và đức độ, cũng là em gái của nhà sử học Ban Cố.

Trong thời gian điều hành triều chính, Đặng thái hậu chú ý đến việc sử dụng tư hình, đặc biệt là khâu thẩm vấn các bản án của người trong cung. Có người được Hòa Đế sủng ái là Cát Thành bị vu oan, vì thế triều đình hạ lệnh Dịch đình ngục khảo vấn, khẩu cung từ bản tường trình minh bạch không lầm. Thế nhưng Đặng thái hậu cảm thấy Cát Thành được Hòa Đế sủng ái nhưng hằng ngày đều khiêm nhường biết lễ, bèn đích thân tự điều tra kĩ càng, quả nhiên phát hiện Cát Thành bị oan uổng. Trong cung không có ai không thán phục, suy tôn Đặng thái hậu thánh minh anh triết[18].

Về phương diện khác, Đặng thái hậu không tin quỷ thần, nên hay bãi bỏ những tục lệ tế tự không cần thiết mà lại tốn kém. Bà lại chiếu lệnh đặc xá những người phạm tội vĩnh viễn không được xuất sĩ của hai nhà Mã, Đậu và những người bị vu oan bởi các thuật quỷ thần từ thời Kiến Vũ Hán Quang Vũ Đế. Những chức quan cúng tế, cần quá nhiều tiền cũng bị lược bỏ, trừ đi dần dần đã tiết kiệm hơn mấy nghìn vạn lượng. Quận quốc cống nạp vật phẩm, Đặng thái hậu cũng lệnh đều giảm đi hơn phân nửa. Nô dịch ở Thượng Lâm uyển đều phóng thích, Họa sư cung đình giảm đi hơn 30 người; các nơi Ngự phủ, Thượng phương, Chức thất cẩm tú, Băng hoàn, Khỉ du, Kim ngân, Châu ngọc, Tê tượng, Vương độc mạo chuyên sản xuất các đồ quý giá phục vụ thú vui trong hoàng cung đều bị đình chỉ không làm. Lại chiếu lệnh các vị Quý nhân, Cung nhân của tiên triều ở tại các lăng viên có thành viên tông tộc tuổi già sức yếu, không thể làm việc được nữa thì lập tức báo danh sách cho Viên giám, tự đến Bắc Cung chờ quan sát, sau đó thực hiện miễn trừ, được hơn 600 người[19][20].

Hán Thương Đế chỉ ở ngôi được 8 tháng đã qua đời. Chỉ còn lại Bình Nguyên vương Lưu Thắng là con duy nhất của Hán Hòa Đế, nhưng Đặng thái hậu e ngại vì trước đây bà đã không lập Thắng, nếu lúc đó lại lập có thể sau này Thắng sẽ trả thù bà, vì vậy bà cùng Đặng Chất quyết định lập người khác trong hoàng tộc là Lưu Hỗ - con của Thanh Hà Hiếu vương Lưu Khánh con trưởng của Hán Chương Đế và là anh ruột của Hán Hòa Đế – lúc đó mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Hán An Đế[21]. Bà tiếp tục nắm quyền điều hành. Do liên tiếp Hòa, Thương nhị Đế đại tang, dân mỏi quân mệt, Đặng thái hậu giảm rất nhiều nghi lễ của Thương Đế, chỉ bằng 1 phần 10 theo thường lệ[22].

Thời Hán An Đế[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Hán An Đế vừa được lập, Đặng thái hậu lâm triều ban chiếu, việc bà làm đầu tiên là chấn chỉnh ngoại thích họ Đặng. Bà cử với Tư lệ Giáo úy, Hà Nam doãn, Nam Dương Thái thú nhận chỉ rằng:

Từ đây, ngoại thích họ Đặng không có đặc quyền gì được đại xá cả, Đặng thái hậu nghiêm khắc răng dạy tông thân, không ai dám trái. Anh trai bà là Đặng Chất, được bái "Xa Kỵ tướng quân" đứng đầu triều đình, theo công lao đáng lẽ nên có tước Liệt hầu, Đặng thái hậu định phong làm Thượng Thái hầu (上蔡侯), thực ấp từ 10.000 hộ lại tăng thêm 3.000 hộ nữa, Đặng Chất khiêm tốn mà chối từ mãi, đến nỗi Đặng thái hậu giận ông ra mặt. Vì sợ em gái cả giận, Đặng Chất tự mình vào cung trình bày, mãi sau thì Đặng thái hậu mới chấp nhận không phong tước cho ông nữa[23]. Bên cạnh đó, bà cũng cảm khái Âm hậu bị phế năm xưa, nhân Âm hậu đã qua đời, bèn ban đặc xá cho người họ Âm trở về, trả lại của cải[24]. Đại thần Tư không Chu Chương (周章), vì muốn lập Bình Nguyên vương nên không bằng với việc điều hành của họ Đặng, bèn am mưu làm chính biến, bắt Đặng Chất cùng Trịnh Chúng rồi sẽ bắt Đặng thái hậu. Nhưng việc đó bị phát hiện, Chương phải tự sát[25].

Năm Vĩnh Sơ nguyên niên (107), người Khương nổi dậy, dân tộc này vốn bị chính quyền nhà Hán áp bức từ nhiều thập niên. Cuộc nổi dậy có quy mô lớn, lan ra các vùng đất bây giờ là Thiểm Tây, Cam Túc và phía Bắc Tứ Xuyên và quân lính của người Khương cũng bất ngờ tấn cong vào Sơn Tây, áp sát kinh đô Lạc Dương. Đặng thái hậu lệnh Xa Kỵ tướng quân Đặng Chất đánh dẹp, đích thân cùng Hán An Đế đưa tiễn tại Bình Lạc quan[26]. Cuộc nổi loạn kéo dài đến tận năm 118, khiến cho phía Tây đế quốc trở nên tàn mạt vì chiến tranh, nhưng Đặng Chất đã khải hoàn trở về, dẹp yên sự việc[27][28][29]. Cũng trong thời gian này, hạn hán, thiên tai xảy ra khắp nơi. Đặng thái hậu thân đến Lạc Dương quan xá, xem kỹ ký lục có tình huống oan khuất nào không. Có một tù nhân thật sự không có giết người nhưng bị định tội, Đặng thái hậu trực tiếp triệu đến xem xét, truy vấn ra được oan tình nên bà đã bắt quan lại ngục Lạc Dương phải đền tội. Kịp khi sự việc kết thúc thì trời đổ mưa[30]. Năm Vĩnh Sơ thứ 3 (109), Nam Hung Nô nhận thấy nhà Đông Hán sau bạo loạn của người Khương sẽ trở nên suy yếu, bèn đem quân đến biên giới quấy nhiễu. Đặng thái hậu ra lệnh tăng cường binh mã, người ngựa đều hùng dũng khiến Hung Nô khiếp sợ, bèn triều cống như cũ, từ đấy về sau Nam Hung Nô không còn dòm ngó đến biên cương nhà Hán nữa.

Sự ức chế ngoại thích của Đặng thái hậu được anh trai Đặng Chất kế thừa. Đặng Chất thân là Xa Kỵ tướng quân, quyền khuynh thiên hạ, sau khi bình định người Khương, danh tiếng đã nổi khắp cả nước, thế nhưng ông bản tính thuần hậu và khiêm tốn, rất được em gái Đặng thái hậu nể trọng. Khi Hán An Đế kế vị, nhiều lần phát sinh đạo tặc cùng phản loạn, Đặng Chất chủ trương chính sách của Đặng thái hậu, thực hiện tiết kiệm, còn tiến cử những hiền thần như Hà Chiếu (何熙), Lý Hợp (李郃), Dương Chấn (杨震), Trần Thiền (陈禅) để quản lý quốc chính, vì thế thiên hạ lại lần nữa yên ổn, Đặng Chất rất được dân chúng yêu kính[31][32].

Năm Vĩnh Sơ thứ 4 (110), Tân Dã quân Âm phu nhân, mẹ của Đặng thái hậu qua đời, các anh trai của bà tạm thời dừng chức để tang 3 năm. Dưới sự gợi ý của Nữ quan Ban Chiêu, bà tán thành và khi hết hạn mãn tang, bà trao cho họ nhiều chức vụ vô thực để duy trì ngoại thích họ Đặng. Thế nhưng Đặng Chất cùng người họ Đặng kiên quyết từ chối, Đặng thái hậu khuyên cũng không được, bèn nghĩ cách không phong chức tước cao nhưng vẫn tham dự được chính sự, bà cho họ chức vụ gọi là "Phụng triều thỉnh" (奉朝请), địa vị dưới Tam công mà trên Liệt hầu, mỗi lần có quốc gia đại sự, liền dẫn đầu bá quan, cùng Tam công và Cửu khanh tham nghị chính sự[33][34]. Trong thời gian nhiếp chính, Đặng thái hậu rất chú trọng việc học hành, cùng theo học sử sách với Ban Chiêu, xuất thân từ gia tộc có truyền thống chuộng thi sách. Bà coi Ban Chiêu như thầy, học thêm cả thiên văn, số học. Bà còn mời những người tài giỏi vào cung chỉnh lý kinh sách và dạy các cung nữ. Bà được đánh giá là người đã làm hưng thịnh phái Kinh học[35][36].

Không hoàn chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian nhiếp chính của một Hoàng thái hậu thường tối đa 10 năm, khi Hoàng đế trưởng thành sẽ phải lui về hậu cung, trao trả chính sự cho Hoàng đế. Thế nhưng khi Hán An Đế được 12 tuổi, được xem là tuổi trưởng thành, Đặng thái hậu vẫn không có động thái hoàn chính.

Thời gian Đặng thái hậu nhiếp chính có hiệu quả rất lớn đối với chính quyền Đông Hán, điều này ai cũng biết và công nhận, nhưng Hán An Đế vẫn là Hoàng đế danh chính ngôn thuận, việc Thái hậu không hoàn chính mặc dù Hoàng đế đã trưởng thành khiến nhiều người cảm thấy bất bình. Đại thần Lang trung Đỗ Căn, trước tình cảnh đó đã cùng một số người đồng suy nghĩ dâng chiếu thư khuyên Thái hậu trả quyền bính cho Hoàng đế. Đặng thái hậu giận lắm, ra lệnh quân lính đánh chết đám người Đỗ Căn trước cửa điện[37].

Việc Đặng thái hậu lâm triều nhiều năm không hoàn chính cũng khiến cho người họ Đặng sợ hãi. Có người trong tộc Thái hậu là Đặng Khang (邓康), vì duyên cớ này mà thường cáo bệnh không vào triều. Thái hậu cho quan tỳ đến hỏi rõ chuyện. Khi đó trong cung tỳ nữ ra vào, nhiều lời thị phi, trong đó những người từ nhỏ ở trong cung đều được gọi là [Trung đại nhân; 中大人]. Người Đặng thái hậu phái đến vốn trước kia từng là tỳ nữ trong phủ Đặng Khang, khi đến gặp thì tự gọi là Trung đại nhân, Đặng Khang quát mắng:"Ngươi là từ trong phủ của ta mới vào cung, sao dám tự xưng như vậy?!". Tỳ nữ tức giận, về cung liền đặt điều nói xấu Đặng Khang với Đặng thái hậu, gặp khi Thái hậu rất nghiêm khắc với người trong tộc, bèn bãi đi chức quan của Đặng Khang, còn loại ông ta ra khỏi tông tịch[38].

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyên bố hoàn chính[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Vĩnh Ninh thứ 2 (121), tháng 2, Đặng thái hậu lâm bệnh, bà vẫn cố lâm triều, và một trong những đại sự cuối cùng bà làm được là lập Hoàng tử Lưu Bảo làm Hoàng thái tử. Khi ấy Thái hậu đã bệnh rất nặng, truyền ngồi kiệu lên trước đại điện, bà chợt thấy Thị trung, Thượng thư và các quan đến hướng Bắc cung nơi vừa tu sửa cung điện của Thái tử.

Sau đó, Đặng thái hậu quay về tẩm điện, ban chiếu đại xá thiên hạ, thưởng cho các Viên quý nhân cùng Cung nhân của Tiên Đế, lại ra chiếu chỉ:

Ngày 13 tháng 3 (tức ngày 17 tháng 4 dương lịch) năm đó, Hoàng thái hậu Đặng thị băng hà, tại vị 20 năm, chung niên 41 tuổi, thụy hiệuHòa Hi hoàng hậu (和熹皇后). Ngày 26 tháng 3, hợp táng cùng Hán Hòa Đế vào Thuận lăng (顺陵)[39][40].

Gia tộc bị hại[sửa | sửa mã nguồn]

Đặng thái hậu mất khi Hán An Đế đã 28 tuổi, chính thức thân chính, phong Xa Kỵ tướng quân Đặng Chất làm Thượng Thái hầu (上蔡侯), thêm Đặc tiến. Các hoạn quan Giang Kinh (江京), Lý Nhuận (李閏) do mâu thuẫn gay gắt với nhà họ Đặng, đã đồng mưu với nhũ mẫu của Hán An Đế là Vương Thánh (王聖) nói xấu Đặng thái hậu rất nhiều.

Không lâu sau khi Đặng thái hậu qua đời, bọn họ sai khiến một cung tỳ từng bị Đặng thái hậu trách phạt tố cáo các em trai của Xa Kỵ tướng quân Đặng Chất là Đặng Khôi, Đặng Hoằng, Đặng Xương cùng Thượng thư Đặng Phóng muốn phế bỏ An Đế mà lập Bình Nguyên vương Lưu Dực (刘翼) lên thay. Hán An Đế cực kỳ giận dữ, bèn ra lệnh hạch tội Đặng Khôi đại nghịch vô đạo, do đó đem Tây Bình hầu Đặng Quảng Đức, Diệp hầu Đặng Quảng Tông, Tây Hoa hầu Đặng Trung, Dương An hầu Đặng Trân cùng Đô Hương hầu Đặng Phủ Đức phế làm thứ dân. Đặng Chất bị miễn bãi Xa Kỵ tướng quân, bị bắt trở về đất phong. Tông tộc họ Đặng đều miễn quan về quê, bị tịch thu hết toàn bộ điền trang và của cải, còn Đặng Phóng cùng người nhà thì bị lưu đày đến biên quận. Bởi vì Thừa chỉ quận huyện ra sức bức bách, Đặng Quảng Tông cùng Đặng Trung sau đó tự vẫn. Riêng Đặng Chất bị giam ở đất phong, Hán An Đế cải phong làm "La hầu" (罗侯), liền tháng 5 thì tuyệt thực mà chết. Đường đệ của Đặng Chất là Hà Nam doãn Đặng Báo, Độ Liêu tướng quân Vũ Dương hầu Đặng Tuân cùng Đặng Sướng cũng theo đó mà tự sát. Riêng Đặng Quảng Đức do là thân thuộc của An Tư Diêm hoàng hậu nên được đặc xá[41][42].

Vụ việc xảy ra, Đại tư nông Chu Sủng (朱宠) bất bình cho Đặng thái hậu cùng Đặng Chất, liền dâng sớ căn ngăn và minh oan[43], thế rồi bị Thượng thư Trần Trung (陈忠) vốn hiềm khích với họ Đặng buộc tội, Chu Sủng bị bãi miễn[44]. Bá tánh phần lớn đều minh oan cho Đặng Chất, Hán An Đế bị áp lực nên trách phạt toàn bộ quan viên đã hại chết những người nhà họ Đặng, sau đó chấp thuận đem thi thể của Đặng Chất cùng những người đã tự vẫn về an táng tử tế tại Mang Sơn. Sau đó, nhóm huynh đệ trong họ Đặng dần dần được tha về lại Lạc Dương, công khanh đều tham gia lễ tang Đặng Chất do Hán An Đế chủ trì[45].

Thời Hán Thuận Đế, thương cảm Đặng thái hậu cùng Đặng Chất, nên tái thiết triều kiến được quy định dưới thời Đặng thái hậu, lại cấc nhắc những tông thân của Đặng Chất được 12 đều làm Lang trung[46].

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng thái hậu Đặng Tuy thường được đánh giá là hiền minh - một điều tương đối hiếm thấy trong lịch sử nhà Hán, hơn nữa bà còn là Thái hậu từng nhiếp chính, một việc dễ gây cái nhìn tiêu cực của người đời sau dành cho bà. Danh tiếng của bà sánh được với Minh Đức Mã Hoàng hậu, nên gọi chung là [Mã Đặng hiền hậu].

Trong thời quốc chính, Hoàng đế còn nhỏ, một mình Đặng Tuy tích cực lèo lái chính trị, chuyển nguy thành an, giúp Đông Hán vượt qua 10 năm hạn hán đầy khó khăn, lại có công lao trấn áp người Khương. Có thể nói cục diện nguy hiểm nhất của Đông Hán, nếu không có công lao của Đặng Tuy, thì đã khiến nhà Hán bị chấm dứt ngay từ lúc đó. Cho nên học giả Lưu Nghị (劉毅) từng đánh giá bà là [Hưng diệt quốc, Kế tuyệt thế; 興滅國,繼絕世]. Thế nhưng cũng như các Hoàng thái hậu triều Hán, vấn đề chính trị đã khiến Đặng Tuy phạm phải quốc kị: ["Phế trường lập ấu"], hơn nữa khi Hán An Đế đã có thể thân chính, Đặng thái hậu vẫn giữ mãi quyền bính không chịu trao trả. Mặc dù vậy, Đặng Tuy cũng không hồ đồ phạm sai lầm quá mức giao quyền cho ngoại thích họ Đặng, đây cũng là điểm đáng khen trong thời gian mà bà nắm quyền.

Học giả đời Thanh là Thái Đông Phiên (蔡东藩) nhìn nhận khá đanh thép về Đặng Tuy:

Phim ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Phim ảnh truyền hình Diễn viên Thủ vai nhân vật
2014 Ban Thục truyền kỳ Lý Thạnh Hòa Hi Đặng thái hậu

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nguyễn Tôn Nhan (1997), Hậu phi truyện, Nhà xuất bản Phụ nữ
  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  • Đặng Huy Phúc (2001), Các hoàng đế Trung Hoa, Nhà xuất bản Hà Nội

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyễn Tôn Nhan, sách đã dẫn, tr 111
  2. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》后年五岁,太傅夫人爱之,自为剪发。夫人年高目冥,误伤后额,忍痛不 言。左右见者怪而问之,后曰:“非不痛也,太夫人哀怜为断发,难伤老人意, 故忍之耳。”
  3. ^ Nguyễn Tôn Nhan, sách đã dẫn, tr 113
  4. ^ 《後漢書·皇后紀(卷十)·和熹鄧皇后》:“(后)六岁能《史书》,十二通《诗》、《论语》。 诸兄每读经传,辄下意难问。 志在典籍,不问居家之事。 母常非之,曰:『汝不习女工以供衣服,乃更务学,宁当举博士邪? 』后重违母言,昼修妇业,暮诵经典,家人号曰『诸生』。 父训异之,事无大小,辄与详议。”
  5. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》:七年,后复与诸家子俱选入宫。后长七尺二寸,姿颜姝丽,绝异于众,左右 皆惊。
  6. ^ Nguyễn Tôn Nhan, sách đã dẫn, tr 116
  7. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》:八年冬,入掖庭为贵人,时年十六。
  8. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》:恭肃小心,动有法度。承事阴后,夙 夜战兢。接抚同列,常克己以下之,虽宫人隶役,皆加恩借。帝深嘉爱焉。及后 有疾,特令后母兄弟入视医药,不限以日数。后言于帝曰:“宫禁至重,而使外 舍久在内省,上令陛下有幸私之讥,下使贱妾获不知足之谤。上下交损,诚不愿 也。”帝曰:“人皆以数入为荣,贵人反以为忧,深自抑损,诚难及也。”
  9. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》:每有 宴会,诸姬贵人竞自修整,簪珥光采,礻圭裳鲜明,而后独着素,装服无饰。其 衣有与阴后同色者,即时解易。若并时进见,则不敢正坐离立,行则偻身自卑。 帝每有所问,常逡巡后对,不敢先阴后言。帝知后劳心曲体,叹曰:“修德之劳, 乃如是乎!”后阴后渐疏,每当御见,辄辞以疾。时帝数失皇子,后忧继嗣不广, 恒垂涕叹息,数选进才人,以博帝意。
  10. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》阴后见后德称日盛,不知所为,遂造祝诅,欲以为害。帝尝寝病危甚,阴后 密言:“我得意,不令邓氏复有遗类!”后闻,乃对左右流涕言曰:“我竭诚尽 心以事皇后,竟不为所祐,而当获罪于天。妇人虽无从死之义,然周公身请武王 之命,越姬心誓必死之分,上以报帝之恩,中以解宗族之祸,下不令阴氏有人豕 之讥。”即欲饮药,宫人赵玉者固禁之,因诈言属有使来,上疾已愈。后信以为 然,乃止。明日,帝果廖。
  11. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》十四年夏,阴后以巫蛊事废,后请救不能得,帝便属意焉。后愈称疾笃,深 自闭绝。会有司奏建长秋宫,帝曰:“皇后之尊,与朕同体,承宗庙,母天下, 岂易哉!唯邓贵人德冠后庭,乃可当之。”至冬,立为皇后。辞让者三,然后即 位。手书表谢,深陈德薄,不足以充小君之选。
  12. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》是时,方国贡献,竞求珍丽之物, 自后即位,悉令禁绝,岁时但供纸墨而已。帝每欲官爵邓氏,后辄哀请谦让,故 兄骘终帝世不过虎贲中郎将。
  13. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》元兴元年,帝崩,长子平原王有疾,而诸皇子夭没,前后十数,后生者辄隐 秘养于人间。殇帝生始百日,后乃迎立之。尊后为皇太后,太后临朝。
  14. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》和帝葬后,宫人并归园,太后赐周、冯贵人策曰:“朕与贵人托配后庭,共欢等列,十有余 年。不获福祐,先帝早弃天下,孤心茕茕,靡所瞻仰,夙夜永怀,感怆发中。今 当以旧典分归外园,惨结增叹,燕燕之诗,曷能喻焉?其赐贵人王青盖车,采饰 辂,骖马各一驷,黄金三十斤,杂帛三千匹,白越四千端。”又赐冯贵人王赤绶, 以未有头上步摇、环佩,加赐各一具。
  15. ^ 《后汉书·卷十六·邓寇列传第六》:延平元年,拜骘车骑将军、仪同三司。仪同三司始自骘也。
  16. ^ 《晋书·卷二十四·职官》:殇帝延平元年,邓骘为车骑将军,仪同三司;仪同之名,始自此也。
  17. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》永初元年,爵号太夫人为新野君,万户供汤沐邑。
  18. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》是时新遭大忧,法禁未设。宫中亡大珠一箧,太后念,欲考问,必有不辜。乃亲阅宫人,观察颜色,即时首服。又和帝幸人吉成,御者共枉吉成以巫蛊事,遂下掖庭考讯,辞证明白。太后以先帝左右,待之有恩,平日尚无恶言,今反若此,不合人情,更自呼见实核,果御者所为。莫不叹服,以为圣明。
  19. ^ Nguyễn Tôn Nhan, sách đã dẫn, tr 125
  20. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》常以鬼神难征,淫祀无福。乃诏有司罢诸祠官不合典礼者。又诏赦除建武以来诸犯妖恶,及马、窦家属所被禁锢者,皆复之为平人。减大官、导官、尚方、内者服御珍膳靡丽难成之物,自非供陵庙,稻粱米不得导择,朝夕一肉饭而已。旧太官汤官经用岁且二万万,太后敕止,日杀省珍费,自是裁数千万。及郡国所贡,皆减其过半。悉斥卖上林鹰犬。其蜀、汉B143器九带佩刀,并不复调。止画工三十九种。又御府、尚方、织室锦绣、冰纨、绮E067、金银、珠玉、犀象、玳瑁、雕镂玩弄之物,皆绝不作。离宫别馆储峙米E05F薪炭,悉令省之。又诏诸园贵人,其宫人有宗室同族若羸老不任使者,令园监实核上名,自御北宫增喜观阅问之,恣其去留,即日免遣者五六百人。
  21. ^ 《后汉书·卷十六·邓寇列传第六》:殇帝崩,太后与步骘等定策立安帝,悝迁城门校尉,弘虎贲中郎将。自和帝崩后,骘兄弟常居禁中。骘谦逊不欲久在内,连求还第,岁余,太后乃许之。
  22. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》及殇帝崩,太后定策立安帝,犹临朝政。以连遭大忧,百姓苦役,殇帝康陵方中秘藏,及诸工作,事事减约,十分居一。
  23. ^ 《后汉书·卷十六·邓寇列传第六》:永初元年,封骘上蔡侯、悝叶侯、弘西平侯、阊西华侯,食邑各万户。骘以定策功,增邑三千户。骘等辞让不获,遂逃避使者,间关诣阙,上疏自陈曰:“臣兄弟污濊,无分可采,过以外戚,遭值明时,托日月之末光,被云雨之渥泽,并统列位,光昭当世。不能宣赞风美,补助清化,诚惭诚惧,无以处心。陛下躬天然之姿,体仁圣之德,遭国不造,仍离大忧,开日月之明,运独断之虑,援立皇统,奉承大宗。圣策定于神心,休烈垂于不朽,本非臣等所能万一,而猥推嘉美,并享大封,伏闻诏书,惊惶惭怖。追观前世倾覆之诫,退自惟念,不寒而栗。臣等虽无逮及远见之虑,犹有庶几戒惧之情。常母子兄弟,内相敕厉,冀以端悫畏慎,一心奉戴,上全天恩,下完性命。刻骨定分,有死无二。终不敢横受爵士,以增罪累。惶窘征营,昧死陈乞。”太后不听。骘频上疏,至于五六,乃许之
  24. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》诏告司隶校尉、河南尹、南阳太守曰:“每览前代外戚宾客,假借威权,轻薄,至有浊乱奉公,为人患苦。咎在执法怠懈,不辄行其罚故也。 今车骑将军骘等虽怀敬顺之志,而宗门广大,姻戚不少,宾客奸猾,多干禁宪。其明加检敕,勿相容护。”自是亲属犯罪,无所假贷。太后愍阴氏之罪废,赦其徙者归乡,敕还资财五百余万。
  25. ^ 永初元年(107年)冬,代尹勤为司空,居朝臣之首,地位显赫。其时邓太后以平原王刘胜有痼疾,立养子为殇帝。及殇帝死,群臣拟拥刘胜为帝,邓太后恐为后患,又立刘祜为帝。周章以众心不附为由,秘密关闭宫门,杀邓氏兄弟及秉政宦官郑众、蔡伦(即发明造纸的蔡伦,南阳人)等人,劫尚书,废太后,封安帝为远国王而立平原王刘胜。后事情泄露,被免职后自杀。死后家无余财,诸子易衣而出,并日而食。其事迹见于《后汉书》卷12《周章传》。
  26. ^ 《后汉书·卷十六·邓寇列传第六》:其夏,凉部畔羌援荡西州,朝廷忧之。于是诏骘将左右羽林、北军五校士及诸部兵击之,车贺幸平乐观饯送。
  27. ^ 《后汉书·卷十六·邓寇列传第六》:冬,征骘班师。朝廷以太后故,遣五官中郎将迎拜骘为大将军。军到河南,使大鸿胪亲迎,中常侍赍牛、酒郊劳,王、主以下候望于道。既至,大会群臣,赐束帛乘马,宠灵显赫,光震都鄙。
  28. ^ 《资治通鉴·卷第四十九》:十一月,辛酉,诏邓骘还师,留任尚屯汉阳为诸军节度。遣使迎拜骘为大将军。既至,使大鸿胪亲迎,中常侍郊劳,王、主以下候望于道,宠灵显赫,光震都鄙。
  29. ^ 《资治通鉴·卷第四十九》:谒者庞参说邓骘,“徙边郡不能自存者入居三辅”,骘然之,欲弃凉州,并力北边。乃会公卿集议,骘曰:“譬若衣败坏,一以相补,犹有所完,若不如此,将两无所保。”郎中陈国虞诩言于太尉张禹曰......禹善其言,更集四府,皆从诩议。于是辟西州豪桀为掾属,拜牧守、长吏子弟为郎,以安慰之。
  30. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》二年夏,京师旱,亲幸洛阳寺录冤狱。有囚实不杀人而被考自诬,羸困舆见,畏吏不敢言,将去,举头若欲自诉。太后察视觉之,即呼还问状,具得枉实,即时收洛阳令下狱抵罪。行未还宫,澍雨大降。
  31. ^ 《后汉书·卷十六·邓寇列传第六》:时,遭元二之灾,人士荒饥,死者相望,盗贼群起,四夷侵畔。骘等崇节俭,罢力役,推进天下贤士何熙、祋讽、羊浸、李郃、陶敦等,列于朝廷;辟杨震、朱宠、陈禅,置之幕府,故天下复安。
  32. ^ 《资治通鉴·卷第四十九》:邓骘在位,颇能推进贤士,荐何熙、李等列于朝廷,又辟弘农杨震、巴郡陈禅等置之幕府,天下称之。
  33. ^ 《后汉书·卷十六·邓寇列传第六》:四年,母新野君寝病,骘兄弟并上书求还侍养。太后以阊最少,孝行尤著,特听之,赐安车驷马。及新野君薨,骘等复乞身行服,章连上,太后许之。骘等既还里第,并居冢次。阊至孝骨立,有闻当时。及服阕,诏喻骘还辅朝政,更授前封。骘等叩头固让,乃止,于是并奉朝请,位次在三公下,特进、侯上。其有大议,乃诣朝堂,与公卿参谋。
  34. ^ 《资治通鉴·卷第四十九》:邓骘等乞身行服,太后欲不许,以问曹大家,大家上疏曰:“妾闻谦让之风,德莫大焉。今四舅深执忠孝,引身自退,而以方垂未静,拒而不许,如后有毫毛加于今日,诚恐推让之名不可再得。”太后乃许之。及服除,诏骘复还辅朝政,更授前封,骘等叩头固让,乃止。于是并奉朝请,位次三公下,特进、侯上,其有大议,乃诣朝堂,与公卿参谋。
  35. ^ Nguyễn Tôn Nhan, sách đã dẫn, tr 128
  36. ^ Nguyễn Tôn Nhan, sách đã dẫn, tr 127
  37. ^ 《后汉书·卷五十七·杜栾刘李刘谢列传》:时和熹邓后临朝,权在外戚。根以安帝年长,宜亲政事,乃与同时郎上书直谏。太后大怒,收执根等,令盛以缣囊,于殿上扑杀之。执法者以根知名,私语行事人使不加力,既而载出城外,根得苏。太后使人检视,根遂诈死,三日,目中生蛆,因得逃窜,为宜城山中酒家保。 .国学导航
  38. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》六年,太后诏征和帝弟济北、河间王子男女年五岁以上四十余人,又邓氏近亲子孙三十余人,并为开邸第,教学经书,躬自监试。尚幼者,使置师保,朝夕入宫,抚循诏导,恩爱甚渥。乃诏从兄河南尹豹、越骑校尉康等曰:吾所以引纳群子,置之学官者,实以方今承百王之敝,时俗浅薄,巧伪滋生,《五经》衰缺,不有化导,将遂陵迟,故欲褒崇圣道,以匡失俗。传不云乎:“饱食终日,无所用心,难矣哉!”今末世贵戚食禄之家,温衣美饭,乘坚驱良,而面墙术学,不识臧否,斯故祸败所从来也。永平中,四姓小侯皆令入学,所以矫俗厉薄,反之忠孝。先功既以武功书之竹帛,兼以文德教化子孙,故能束修,不触罗网。诚令儿曹上述祖考休烈,下念诏书本意,则足矣。其勉之哉!康以太后久临朝政,心怀畏惧,托病不朝。太后使内人问之。时宫婢出入,多能有所毁誉,其耆宿者皆称中大人,所使者乃康家先婢,亦自通中大人。康闻,诟之曰:“汝我家出,尔敢尔鸦!”婢怒,还说康诈疾而言不逊。太后遂免康官,遣归国,绝属籍。
  39. ^ 《后汉书·卷十·皇后纪第十》永宁二年二月,寝病渐笃,乃乘辇于前殿,见侍中、尚书,因北至太子新所 缮宫。还,大赦天下,赐诸园贵人、王、主、群僚钱、布各有差。诏曰:“朕以 无德,托母天下,而薄祐不天,早离大忧。延平之际,海内无主,元元厄运,危 于累卵。勤勤苦心,不敢以万乘为乐,上欲不欺天愧先帝,下不违人负宿心,诚 在济度百姓,以安刘氏。自谓感彻天地,当蒙福祚,而丧祸内外,伤痛不绝。顷 以废病沉滞,久不得侍祠,自力上原陵,加咳逆唾血,遂至不解。存亡大分,无 可奈何。公卿百官,其勉尽忠恪,以辅朝廷。”三月崩。在位二十年,年四十一。合葬顺陵。
  40. ^ 《后汉书·卷五·孝安帝纪第五》:三月癸巳,皇太后邓氏崩。丙午,葬和熹皇后。
  41. ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 306
  42. ^ 《后汉书·卷十六·邓寇列传第六》:帝少号聪敏,及长多不德,而乳母王圣见太后久不归政,虑有废置,常与中黄门李闰侯伺左右。及太后崩,宫人先有受罚者,怀怨恚,因诬告悝、私、阊先从尚书邓访取废帝故事,谋立平原王得。帝闻,追怒,令有司奏悝等大逆无道,遂废西平侯广德、叶侯广宗、西华侯忠、阳安侯珍、都乡侯甫德皆为庶人。骘以不与谋,但免特进,遣就国。宗族皆免官归故郡,没入骘等资财田宅,徙邓访及家属于远郡。君县逼迫,广宗及忠皆自杀。又徙封骘为罗侯,骘与子凤并不食而死。骘从弟河南尹豹、度辽将军舞阳侯遵、将作大匠畅皆自杀,惟广德兄弟以母阎后戚属得留京师。
  43. ^ 《后汉书·卷十六·邓寇列传第六》:大司农朱宠痛骘无罪遇祸,乃肉舆榇,上疏追讼骘曰:“伏惟和熹皇后圣善之德,为汉文母。兄弟忠孝,同心忧国,宗庙有主,王室是赖。功成身退,让国逊位,历世外戚,无与为比。当享积善履谦之祐,而横为宫人单辞所陷。利口倾险,反乱国家,罪无申证。狱不讯鞠,遂令骘等罹此酷滥。一门七人,并不以命,尸骸流离,怨魂不反,逆天感人,率土丧气。宜收还冢次,宠树遗孤,奉承血祀,以谢亡灵。”
  44. ^ 《后汉书·卷十六·邓寇列传第六》:宠知其言切,自致廷尉,诏免官归田里。众庶多为骘称枉,帝意颇悟,乃谴让州郡,还葬洛阳北芒旧茔,公卿皆会丧,莫不悲伤之。诏遣使者祠以中牢,诸从昆弟皆归京师。
  45. ^ 《资治通鉴·卷第五十》:宠知其言切,自致廷尉;陈忠复劾奏宠,诏免官归田里。众庶多为骘称枉者,帝意颇悟,乃谴让州郡,还葬骘等于北芒,诸从兄弟皆得归京师。
  46. ^ 《后汉书·卷十六·邓寇列传第六》:及顺帝即位,追感太后恩训,愍骘无辜,乃诏宗正复故大将军邓骘宗亲内外,朝见皆如故事。除骘兄弟子及门从十二人悉为郎中,擢朱宠为太尉,录尚书事。
  47. ^ Nguyên đoạn này là [Du bất yểm hà; 瑜不掩瑕], đây là trong phần Sính nghĩa (聘義) của Lễ ký, có đoạn: [瑕不掩瑜,瑜不掩瑕], "Hà bất yểm du, Du bất yểm hà". Trong đó Du là loại ngọc sáng rọi, so sánh ưu điểm, còn là loại ngọc bị lấm tấm vết xước, so sánh khuyết điểm. Câu này ý nỏi ưu điểm có tốt cũng không có nghĩa xóa được khuyết điểm.