Quốc hội Campuchia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hạ viện Campuchia)
Quốc hội Campuchia

រដ្ឋសភាកម្ពុជា
Khóa 7
Huy hiệu hoặc biểu trưng
Dạng
Mô hình
Hạ viện của Nghị viện Campuchia
Thời gian nhiệm kỳ
5 năm
Lịch sử
Kỳ họp mới bắt đầu
21/8/2023
Lãnh đạo
Khuon Sodary (CPP)
Từ 22/8/2023
Phó Chủ tịch thứ nhất
Cheam Yeab (CPP)
Từ 25/11/2021
Phó Chủ tịch thứ 2
Vong Soth (CPP)
Từ 22/8/2023
Cơ cấu
Số ghế125
Cambodge Assemblee nationale 2023.svg
Chính đảng     CPP (120)
     FUNCINPEC (5)
Nhiệm kỳ
5 năm
Bầu cử
Hệ thống đầu phiếuDanh sách đại diện Đảng chính trị
Phương pháp d’Hondt
Bầu cử vừa qua23/5/2023
Bầu cử tiếp theo5/2028
Trụ sở
Trang web
www.national-assembly.org.kh
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Campuchia

Quốc hội Campuchia (tiếng Khmer: រដ្ឋសភាកម្ពុជា, chuyển tự Rôdthâsâphéa Kâmpŭchéa [rɔətsapʰiə kampuciə]) - tức hạ viện, một trong hai viện của Nghị viện Campuchia, viện còn lại là Thượng viện.

Quốc hội có 123 đại biểu, được bầu với nhiệm kỳ 5 năm theo thể thức đại diện theo tỷ lệ đại biểu tại các điểm bầu cử các tỉnh, mỗi đơn vị bầu cử tỉnh này bầu từ 1-18 đại biểu và theo phương pháp phân bổ ghế Phương pháp d’Hondt.

Chủ tịch Quốc hội là người đứng đầu, hiện tại do Khuon Sodary đại biểu của Kandal. Quốc hội khóa VII được khai mạc ngày 21/8/2023 do vua Norodom Sihamoni chủ trì.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vương quốc Campuchia[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Vương quốc Campuchia dưới Hiến pháp 1947 thì Quốc hội có cơ chế lưỡng viện. Hạ viện có 82 ghế do dân đầu phiếu trực tiếp. Thượng viện có 24 ghế do đầu phiếu hạn chế. Quyền lực do Hạ viện nắm. Các dự luật do Hạ viện thông qua có thể bị Thượng viện bác nhưng ngược lại Hạ viện có quyền xúc tiến nếu đạt đa số tuyệt đối.[1]

Cộng hòa Khmer[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan tiền thân của Quốc hội hiện tại là Hội đồng Lập pháp, cơ quan lập pháp do Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại Campuchia (UNTAC) bầu ra. Sau cuộc bầu cử năm 1993 và phê chuẩn Hiến pháp, Hội đồng Lập pháp được đối tên thành Quốc hội Campuchia sau khi Hiến pháp được ban hành.

Trình độ[sửa | sửa mã nguồn]

Để trở thành đại biểu Quốc hội. Ứng viên phải đủ điều kiện sau:

  • Mọi công dân Khmer, cả nam và nữ, có quốc tịch gốc Khmer.
  • Từ 25 tuổi trở lên.
  • Phải có trong danh sách bầu cử.[2]

Chức năng và quyền hạn[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền lập pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc hội là tổ chức duy nhất có quyền lập pháp. Quyền lực này quốc hội không thể trao cho một tổ chức hoặc cá nhân nào[3].

  • Thông qua ngân sách quốc gia, kế hoạch nhà nước, thông qua việc cho nhà nước vay tiền, hoặc việc nhà nước cho vay tiền; mọi cam kết về tài chính, việc đề ra, sửa đổi hoặc huỷ bỏ thuế.
  • Thông qua, tán thành hoặc huỷ bỏ hiệp ước, hiệp định quốc tế.
  • Có quyền đề xuất luật.

Bỏ phiếu tín nhiệm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Quốc hội có quyền phế truất thành viên nội các hoặc bãi nhiệm chính phủ với sự kết tội được 2/3 tổng số đại biểu quốc hội tán thành. Các bản kết tội chính phủ được ít nhất 30 đại biểu quốc hội đưa ra mới được quốc hội xem xét.

Quyền giám sát[sửa | sửa mã nguồn]

  • Quốc hội có quyền chất vấn chính phủ. Những chất vấn này phải được viết bằng văn bản gửi cho Chủ tịch quốc hội. Trả lời chất vấn có thể do một hoặc nhiều bộ trưởng có liên quan đến trách nhiệm. Nếu vấn đề có liên quan đến chính sách chung của chính phủ thì thủ tướng phải trực tiếp trả lời. Trả lời của bộ trưởng hoặc thủ tướng có thể trực tiếp bằng miệng hoặc bằng văn bản. Trả lời trên phải được tiến hành trong thời gian 7 ngày kể từ khi nhận được chất vấn.
  • Theo đề nghị của ít nhất 1/10 đại biểu, Quốc hội có thể mời một nhân sĩ nào đó đến trình bày vấn đề có nội dung quan trọng đặc biệt.
  • Các uỷ ban của quốc hội có thể mời bộ trưởng đến làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mình chịu trách nhiệm.
  • Giám sát việc thi hành pháp luật.

Đại biểu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đại biểu Quốc hội là đại diện của toàn dân Campuchia chứ không phải chỉ là đại diện của dân trong vùng của mình.
  • Đại biểu Quốc hội được hưởng quyền bất khả xâm phạm. Bất kỳ đại biểu Quốc hội nào đều không thể bị lên án, bị bắt giam do bày tỏ ý kiến hoặc do đưa ra quan điểm trong khi thi hành nhiệm vụ của mình, trừ trường hợp phạm tội hình sự cụ thể.

Ủy ban[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban[4] Chủ tịch Đảng
Ủy ban nhân quyền, khiếu nại và Điều tra Eng Chhai Eang Đảng Cứu quốc Campuchia
Ủy ban về Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng và Kiểm toán Cheam Yeap Đảng Nhân dân Campuchia
Ủy ban về Kế hoạch, Đầu tư, Nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Môi trường và Tài nguyên nước Pol Hom Đảng Cứu quốc Campuchia
Ủy ban về Nội vụ, Quốc phòng, Dịch vụ công Hun Neng Đảng Nhân dân Campuchia
Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Thông tin và Truyền thông Chheang Vun Đảng Nhân dân Campuchia
Ủy ban về Pháp luật và Tư pháp Pen Panha Đảng Nhân dân Campuchia
Ủy ban Giáo dục, Thanh niên, Thể thao, Tôn giáo, Văn hóa và Du lịch Yem Ponhearith Đảng Cứu quốc Campuchia
Ủy ban về chăm sóc y tế, Xã hội và Cựu chiến binh, phát triển Thanh niên, Lao động, Đào tạo nghề nghiệp và vấn đề phụ nữ Ke Sovannaroth Đảng Nhân dân Campuchia
Ủy ban Công công, Giao thông vận tải, viễn thông, bưu chính, Công nghiệp, Thương mại, Quản lý đất đai, Quy hoạch Đô thị và Xây dựng Nin Saphon Đảng Nhân dân Campuchia
Ủy ban về điều tra và phòng chống tham nhũng[5] Ho Vann Đảng Cứu quốc Campuchia

Phân bổ[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Đại biểu
Banteay Meanchey 6
Battambang 8
Kampong Cham 18
Kampong Chhnang 4
Kampong Speu 6
Kampong Thom 6
Kampot 6
Kandal 11
Koh Kong 1
Kratie 3
Mondulkiri 1
Phnôm Pênh 12
Preah Vihear 1
Prey Veng 11
Pursat 4
Ratanakiri 1
Siem Reap 6
Preah Sihanouk 1
Stung Treng 1
Svay Rieng 5
Takeo 8
Kep 1
Pailin 1
Oddar Meanchey 1
Tổng 123

Các cuộc bầu cử gần nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Quốc hội Campuchia[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Nhiệm kỳ Chính đảng
1 Son Sann 1993 BLDP
2 Chea Sim 1993–1998 CPP
3 Norodom Ranariddh 1998–2006 FUNCINPEC
4 Heng Samrin 2006–2023 CPP
5 Khuon Sodary 2023–tại nhiệm CPP

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Daniel, Wolfgang G. Introduction to the Exotic Far East. Studio City, CA: World Travel Representatives, 1969. Tr 9
  2. ^ Điều 76 Hiến pháp Campuchia
  3. ^ Điều 90 Hiến pháp Campuchia
  4. ^ “Parliament issues list of components in fifth legislature”. ngày 24 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2013.
  5. ^ Khy, Sovuthy (ngày 9 tháng 8 năm 2014). “Assembly Rules Amended In First Bipartisan Sitting”. The Cambodia Daily. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]