Họ Lam quả

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Lam quả
Hoa của cây hoa lệch (Davidia involucrata)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Cornales
Họ (familia)Nyssaceae
Juss. ex Dumort., 1829
Chi điển hình
Nyssa
L., 1753
Các chi
Xem văn bản.

Họ Lam quả (danh pháp khoa học: Nyssaceae) là một họ thực vật nhỏ có họ với họ Sơn thù du (Cornaceae) và cũng hay được đưa vào trong họ thực vật này. Theo các định nghĩa phổ biến nhất thì họ này bao gồm 5 chi với khoảng 22 loài cây thân gỗ sớm rụng lá như sau[1][2]:

  • Nyssa: Khoảng 7-10 loài lam quả thụ hay hà bá, tử. Phân bố ở miền đông Bắc Mỹ và miền đông tới đông nam châu Á. Tại Việt Nam có 2-3 loài.
  • Camptotheca: 2 loài hỉ thụ ở Trung Quốc
  • Davidia: 1 loài (Davidia involucrata) hoa lệch hay đa vít, củng đồng ở miền trung và nam Trung Quốc. Cũng có ở Việt Nam.
  • Diplopanax: 2 loài sâm mã đề ở miền nam Trung Quốc và Việt Nam.
  • Mastixia: Khoảng 19 loài tại Đông Nam Á. Tại Việt Nam có khoảng 3-4 loài, gọi là búi lửa hay đơn thất thù du.

Trong một số hệ thống phân loại thì chi Davidia được đưa vào trong họ riêng của chính nó, gọi là Davidiaceae, nhưng điều này ít được công nhận và tuân theo. Các chi DiplopanaxMastixia đôi khi cũng được tách ra thành họ Mastixiaceae[2]

Trong hệ thống APG III năm 2009, họ này được gộp trong họ Cornaceae như là phân họ Nyssoideae [3].

Hệ thống APG IV công nhận Nyssaceae là một họ riêng biệt.[4]

Phát sinh chủng loài[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi họ Nyssaceae dưới đây dựa theo Xiang et al. (2002),[5] Fan C. Z. & Xiang Q. Y. (2003),[2] Xiang et al. (2011)[6] và Zhenyan Yang & Yunheng Ji (2017).[7]

 Nyssaceae 
 Mastixioids 

Diplopanax

Mastixia

 Nyssoids 

Nyssa

Camptotheca

Davidia

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Averyanov L. V. & Nguyễn Tiến Hiệp (2002). Diplopanax vietnamensis, a New Species of Nyssaceae from Vietnam – One More Living Representative of the Tertiary Flora of Eurasia. Novon 12: 433-436. Có sẵn tại đây (pdf)
  2. ^ a b c Fan C. Z., Xiang Q. Y. (2003). Phylogenetic analyses of Cornales based on 26S rRNA and combined 26S rDNA-matK-rbcL sequence data Lưu trữ 2010-06-26 tại Wayback Machine. American Journal of Botany 90, 1357-1372.
  3. ^ Nyssoideae
  4. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2016). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV”. Botanical Journal of the Linnean Society. 181 (1): 1–20. doi:10.1111/boj.12385. ISSN 0024-4074.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ (Jenny) Qiu-YunXiang, Michael L. Moody, Douglas E.Soltis, Chaun zhu Fan, Pamela S.Soltis (2002). Relationships within Cornales and circumscription of Cornaceae—matK and rbcL sequence data and effects of outgroups and long branches. Mol. Phylogenet. Evol. 24(1):35-57. doi:10.1016/S1055-7903(02)00267-1
  6. ^ Qiu-Yun (Jenny) Xiang, David T.Thomas, Qiao Ping Xiang (2011). Resolving and dating the phylogeny of Cornales – Effects of taxon sampling, data partitions, and fossil calibrations. Mol. Phylogenet. Evol. 59(1): 123-138. doi:10.1016/j.ympev.2011.01.016
  7. ^ Zhenyan Yang & Yunheng Ji (2017). Comparative and Phylogenetic Analyses of the Complete Chloroplast Genomes of Three Arcto-Tertiary Relicts: Camptotheca acuminata, Davidia involucrata, and Nyssa sinensis. Front Plant Sci. 8: 1536. doi:10.3389/fpls.2017.01536

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Nyssaceae ở châu Á - trang phác thảo về thực vật ở Trung Quốc Lưu trữ 2005-11-19 tại Wayback Machine