Chỉ số phát triển con người

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ HDI)
World map
Bản đồ thế giới phân loại chỉ số phát triển con người (dựa trên dữ liệu năm 2021, công bố năm 2022).
  •   Rất cao (≥ 0.800)
      Cao (0.700–0.799)
      Trung bình (0.550–0.699)
  •   Thấp (≤ 0.549)
      Không có dữ liệu
World map
Một phiên bản khác của bản đồ các quốc gia với chỉ số phát triển con người với gia số 0,050 (dựa trên dữ liệu năm 2021, xuất bản năm 2022)
  •   Rất cao
  •   Cao
  •   Trung bình
  •   Thấp
  •   Không có dữ liệu
World map
Bản đồ các quốc gia với chỉ số phát triển con người với gia số 0,050 (dựa trên dữ liệu năm 2021, xuất bản năm 2022)
  •   ≥ 0.900
      0.850–0.899
      0.800–0.849
      0.750–0.799
      0.700–0.749
      0.650–0.699
      0.600–0.649
      0.550–0.599
      0.500–0.549
      0.450–0.499
      0.400–0.449
      ≤ 0.399
      Không có dữ liệu

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. Chỉ số này được phát triển bởi một nhà kinh tế người PakistanMahbub ul Haq và nhà kinh tế học người Ấn Độ Amartya Sen vào năm 1990.

Quan điểm phát triển con người[sửa | sửa mã nguồn]

Phát triển con người chính là, và phải là, sự phát triển mang tính nhân văn. Đó là sự phát triển vì con người, của con người và do con người.

Quan điểm phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những lựa chọn quan trọng nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no.

Năm đặc trưng của quan điểm phát triển con người là:

  1. Con người là trung tâm của sự phát triển.
  2. Người dân là mục tiêu của phát triển.
  3. Việc nâng cao vị thế của người dân (bao gồm cả sự hưởng thụ và cống hiến).
  4. Chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi người dân về mọi mặt: tôn giáo, dân tộc, giới tính, quốc tịch, màu da...
  5. Tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...

Cách tính HDI (mới)[sửa | sửa mã nguồn]

HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau:

  1. Sức khỏe (LEI): Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình.
  2. Tri thức (EI): Được đo bằng số năm đi học bình quân (MYSI) và số năm đi học kỳ vọng (EYSI).
  3. Thu nhập: Mức sống đo bằng GNI bình quân đầu người (II).

Chỉ số của các tiêu chí trên được tính bằng các công thức sau: (cách tính này được UNDP áp dụng từ năm 2010)

  • Chỉ số tuổi thọ trung bình (LEI) được đo bằng tuổi thọ trung bình của một quốc gia.
  • Chỉ số học vấn (EI) là trung bình cộng của chỉ số đi học bình quân và chỉ số đi học kỳ vọng.

Trong đó:

  • Chỉ số năm đi học bình quân (MYSI) được tính là:
  • Chỉ số năm đi học kỳ vọng (EYSI) được tính là:
Chỉ số thu nhập (II)

Từ 3 chỉ số trên, ta có công thức tính chỉ số HDI như sau:

LE: Tuổi thọ trung bình

MYS: Số năm đi học bình quân (số năm mà một người trên 25 tuổi đã bỏ ra trong giáo dục chính quy)

EYS: Số năm đi học kỳ vọng (số năm học dự kiến cho trẻ em dưới 18 tuổi)

GNI/ng: Tổng sản lượng quốc gia bình quân đầu người được tính theo sức mua tương đương quy ra đôla Mỹ.

Chỉ số Phát triển Con người HDI 2021 (báo cáo 2022)[sửa | sửa mã nguồn]

Báo cáo Phát triển Con người 2015 được UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc) công bố vào ngày 14 tháng 12 năm 2015, các giá trị trong bảng được tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu năm 2014. Dưới đây là danh sách 49 nước có chỉ số rất cao:[1]

Chú giải:

  • Tăng = tăng.
  • Giữ nguyên = giữ nguyên.
  • Giảm = giảm.
  • Số trong ngoặc là số hạng điều chỉnh của một quốc gia (tăng hoặc giảm) so với năm 2014.

Chú ý: Do Macau và Đài Loan không phải là thành viên của UNDP, nên HDI của 2 nước này không được UNDP tính toán. Việc tính toán chỉ số HDI ở Macau và Đài Loan là do chính phủ hai nước thực hiện.

Hạng Quốc gia HDI
Dữ liệu năm 2021 (Báo cáo năm 2022)
[2]
Thay đổi so với năm 2015[3] Dữ liệu năm 2021 (Báo cáo năm 2022)
[2]
Tăng trưởng trung bình hằng năm (2010–2021)
[3]
1 Giữ nguyên  Thụy Sĩ 0.962 Tăng 0.19%
2 Giữ nguyên  Na Uy 0.961 Tăng 0.19%
3 Giữ nguyên  Iceland 0.959 Tăng 0.56%
4 Tăng (3)  Hong Kong 0.952 Tăng 0.44%
5 Tăng (3)  Australia 0.951 Tăng 0.27%
6 Giữ nguyên  Đan Mạch 0.948 Tăng 0.34%
7 Giảm (2)  Thụy Điển 0.947 Tăng 0.36%
8 Tăng (6)  Ireland 0.945 Tăng 0.40%
9 Giảm (5)  Đức 0.942 Tăng 0.16%
10 Giảm (1)  Hà Lan 0.941 Tăng 0.24%
11 Giữ nguyên  Phần Lan 0.940 Tăng 0.29%
12 Giảm (1)  Singapore 0.939 Tăng 0.29%
13 Tăng (2)  Bỉ 0.937 Tăng 0.25%
Giảm (3)  New Zealand Tăng 0.15%
15 Giảm (2)  Canada 0.936 Tăng 0.25%
16 Giảm (1)  Liechtenstein 0.935 Tăng 0.22%
17 Tăng (3)  Luxembourg 0.930 Tăng 0.18%
18 Giảm (3)  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 0.929 Tăng 0.17%
19 Giữ nguyên  Nhật Bản 0.925 Tăng 0.27%
Tăng (3)  Hàn Quốc Tăng 0.35%
21 Giảm (3)  Hoa Kỳ 0.921 Tăng 0.10%
22 Giữ nguyên  Israel 0.919 Tăng 0.25%
23 Tăng (4)  Malta 0.918 Tăng 0.58%
Tăng (1)  Slovenia Tăng 0.28%
25 Giảm (4)  Áo 0.916 Tăng 0.14%
26 Tăng (9)  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 0.911 Tăng 0.80%
27 Giữ nguyên  Tây Ban Nha 0.905 Tăng 0.38%
28 Giảm (3)  Pháp 0.903 Tăng 0.27%
29 Tăng (3)  Cyprus 0.896 Tăng 0.41%
30 Giảm (1)  Ý 0.895 Tăng 0.13%
31 Giảm (2)  Estonia 0.890 Tăng 0.30%
32 Giảm (6)  Cộng hòa Séc 0.889 Tăng 0.20%
33 Giảm (2)  Hy Lạp 0.887 Tăng 0.19%
34 Giảm (1)  Ba Lan 0.876 Tăng 0.37%
35 Tăng (3)  Bahrain 0.875 Tăng 0.73%
Tăng (1)  Lithuania Tăng 0.35%
Tăng (2)  Ả Rập Xê Út Tăng 0.64%
38 Tăng (2)  Bồ Đào Nha 0.866 Tăng 0.40%
39 Tăng (1)  Latvia 0.863 Tăng 0.42%
40 Giảm (6)  Andorra 0.858 Tăng 0.11%
Tăng (5)  Croatia Tăng 0.40%
42 Tăng (1)  Chile 0.855 Tăng 0.46%
Tăng (1)  Qatar Tăng 0.23%
44 NA[Note 1]  San Marino 0.853 NA[Note 2]
45 Giảm (5)  Slovakia 0.848 Tăng 0.09%
46 Tăng (1)  Hungary 0.846 Tăng 0.20%
47 Giảm (4)  Argentina 0.842 Tăng 0.09%
48 Tăng (6)  Thổ Nhĩ Kỳ 0.838 Tăng 1.03%
49 Tăng (3)  Montenegro 0.832 Tăng 0.27%
50 Giảm (1)  Kuwait 0.831 Tăng 0.20%
51 Giảm (3)  Brunei 0.829 Tăng 0.01%
52 Giảm (2)  Nga 0.822 Tăng 0.29%
53 Giảm (4)  Romania 0.821 Tăng 0.16%
54 Giảm (3)  Oman 0.816 Tăng 0.32%
55 Giảm (2)  Bahamas 0.812 Tăng 0.00%
56 Tăng (4)  Kazakhstan 0.811 Tăng 0.51%
57 Giảm (2)  Trinidad và Tobago 0.810 Tăng 0.23%
58 Tăng (4)  Costa Rica 0.809 Tăng 0.43%
Giữ nguyên  Uruguay Tăng 0.25%
60 Giảm (3)  Belarus 0.808 Tăng 0.21%
61 Giữ nguyên  Panama 0.805 Tăng 0.37%
62 Tăng (1)  Malaysia 0.803 Tăng 0.39%
63 Tăng (7)  Georgia 0.802 Tăng 0.50%
Tăng (2)  Mauritius Tăng 0.55%
Tăng (4)  Serbia Tăng 0.41%
66 Tăng (6)  Thái Lan 0.800 Tăng 0.75%

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ http://hdr.undp.org/sites/default/files/hdr_2015_statistical_annex.pdf
  2. ^ a b Human Development Report 2021-22: Uncertain Times, Unsettled Lives: Shaping our Future in a Transforming World (PDF). hdr.undp.org. United Nations Development Programme. 8 tháng 9 năm 2022. tr. 272–276. ISBN 978-9-211-26451-7. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “Note”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="Note"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu