HMS Quilliam (G09)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu khu trục HMS Quilliam như là chiếc HrMs Banckert của Hải quân Hoàng gia Hà Lan
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Quilliam
Đặt tên theo John Quilliam
Xưởng đóng tàu R. and W. Hawthorn, Leslie and Company, Limited
Đặt lườn 19 tháng 8 năm 1940
Hạ thủy 29 tháng 11 năm 1941
Nhập biên chế 22 tháng 10 năm 1942
Xuất biên chế 21 tháng 11 năm 1945
Số phận Chuyển cho Hải quân Hoàng gia Hà Lan
Lịch sử
Hà Lan
Tên gọi HNLMS Banckert
Trưng dụng 21 tháng 11 năm 1945
Xuất biên chế tháng 4 năm 1952
Xóa đăng bạ 19 tháng 10 năm 1956
Số phận Bán để tháo dỡ, 1957
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục Q
Trọng tải choán nước
  • 1.692 tấn Anh (1.719 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.411 tấn Anh (2.450 t) (đầy tải)[1]
Chiều dài 358 ft 3 in (109,19 m) (chung)
Sườn ngang 35 ft 9 in (10,90 m)
Mớn nước 9 ft 6 in (2,90 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons;
  • 2 × nồi hơi Admiralty ba nồi
  • 2 × trục
  • công suất 40.000 shp (30.000 kW)
Tốc độ 36 hải lý trên giờ (67 km/h; 41 mph)
Tầm xa 4.675 nmi (8.660 km; 5.380 mi) ở tốc độ 20 hải lý trên giờ (37 km/h; 23 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 176
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • radar dò tìm mặt đất Kiểu 285
  • radar cảnh báo không trung Kiểu 290
Vũ khí

HMS Quilliam (G09) là một tàu khu trục lớp Q phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Được chế tạo vào giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai như một phần của Chương trình Khẩn cấp Chiến tranh, Quilliam được đặt lườn năm 1940, hạ thủy năm 1941 và đã phục vụ tại nhiều mặt trận trong chiến tranh. Sau khi xung đột kết thúc, nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Hà Lan như là chiếc HNLMS Banckert (D801) và hoạt động từ năm 1946 đến năm 1956 và bị tháo dỡ năm 1957.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Quilliam được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng R. and W. Hawthorn, Leslie and Company, LimitedHebburn-on-Tyne vào ngày 19 tháng 8 năm 1940. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 11 năm 1941, và được nhập biên chế vào ngày 22 tháng 10 năm 1942. Tên nó được đặt theo tên Đại úy Hải quân (sau là Đại tá Hải quân) John Quilliam, Đại úy thứ nhất trên chiếc HMS Victory trong trận Trafalgar

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Quilliam đã tham gia nhiều hoạt động trên cả mặt trận Đại Tây DươngThái Bình Dương. Vào ngày 20 tháng 5 năm 1945, đang khi tham gia Chiến dịch Iceberg, cuộc đổ bộ lên Okinawa, nó mắc tai nạn va chạm với tàu sân bay HMS Indomitable, khiến mũi tàu bị hư hại nặng.[2][3] Nó vẫn đang được sửa chữa khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.

Phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Hà Lan[sửa | sửa mã nguồn]

Quilliam là một trong số sáu tàu khu trục lớp Q sống sót qua Thế Chiến II. Trong khi năm chiếc kia được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Australia, riêng nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Hà Lan vào ngày 21 tháng 11 năm 1945.[3] Con tàu được đổi tên thành HNLMS Banckert, và được mang ký hiệu lườn D801.[3] Nó được tái trang bị theo tiêu chuẩn Hà Lan, và được trang bị một mũi tàu mới trước khi được đưa vào phục vụ tại Đông Ấn thuộc Hà Lan.[3]

Banckert đã hoạt động trong cuộc Cách mạng Quốc gia Indonesia. Từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 5 năm 1947, nó đã ngăn chặn chiếc tàu buôn ven biển Anh NR. 4 Nanmei, vốn đã cung cấp vũ khí cho phía Indonesia tại vịnh Tapanoeli, và bắn phá các vị trí phòng thủ duyên hải Indonesia tại Sibolga.[3] Nó cũng can dự vào việc chiếm đóng Tegal vào ngày 26 tháng 7, khi cung cấp một đơn vị đổ bộ.[3] Sau khi tiến hành các cuộc tuần tra chống phản loạn, nó quay trở về Hà Lan vào tháng 8 năm 1948 để tái trang bị, vốn kéo dài cho đến ngày 19 tháng 9 năm 1949.[3] Chiếc tàu khu trục đi đến căn cứ hải quân Soerabaja vào ngày 25 tháng 12 năm 1949, và đặt căn cứ tại đây cho đến ngày 9 tháng 12 năm 1950 khi nó được điều sang New Guinea thuộc Hà Lan.[3] Nó rời khu vực Đông Nam Á để quay về Hà Lan vào ngày 20 tháng 8 năm 1951.[3]

Quay trở về châu Âu, Banckert được bố trí tại căn cứ hải quân trong thành phần Hải đội Huấn luyện châu Âu của Hải quân Hà Lan.[3] Nó được loại bỏ vào tháng 4 năm 1952; được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 19 tháng 10 năm 1956 và được bán cho hãng Jos de Smedt ở Antwerp để tháo dỡ vào ngày 1 tháng 2 năm 1957.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lenton, H. T. (1998). British and Empire Warships of the Second World War. Greenhill Book. ISBN 9781557500489.
  2. ^ "ICEBERG" Task Force 57 - British Pacific Fleet”. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ a b c d e f g h i j k Weaver 1994, tr. 124

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]