HMS Virago (R75)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu khu trục HMS Virago (R75) neo đậu trên sông Tyne, tháng 10 năm 1943
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Virago (R75)
Đặt hàng 1 tháng 9 năm 1941
Xưởng đóng tàu Swan Hunter, Tyne and Wear
Đặt lườn 16 tháng 2 năm 1942
Hạ thủy 4 tháng 2 năm 1943
Nhập biên chế 5 tháng 11 năm 1943
Xuất biên chế 1963
Xếp lớp lại tàu frigate Kiểu 15, 1952
Số phận Bán để tháo dỡ, 4 tháng 6 năm 1965
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu lớp tàu khu trục V
Trọng tải choán nước
  • 1.777 tấn Anh (1.806 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.058 tấn Anh (2.091 t) (đầy tải)
Chiều dài 363 ft (111 m)
Sườn ngang 35 ft 8 in (10,87 m)
Mớn nước 10 ft (3,0 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số;
  • 2 × nồi hơi ống nước 3 nồi Admiralty;
  • 2 × trục;
  • công suất 40.000 shp (29.828 kW)
Tốc độ 36,75 hải lý trên giờ (42,3 mph; 68,1 km/h)
Tầm xa 4.860 nmi (9.000 km) ở tốc độ 20 kn (37 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 180
Vũ khí
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu tàu frigate Kiểu 15
Trọng tải choán nước
  • 2.300 tấn Anh (2.337 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.700 tấn Anh (2.743 t) (đầy tải)
Chiều dài 358 ft (109 m) (chung)
Sườn ngang 37 ft 9 in (11,51 m)
Mớn nước 14 ft 6 in (4,42 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số;
  • 2 × nồi hơi ống nước Admiralty 3 nồi;
  • 2 × trục;
  • công suất 40.000 shp (30 MW)
Tốc độ 31 hải lý trên giờ (57 km/h; 36 mph) (đầy tải)
Thủy thủ đoàn tối đa 174
Hệ thống cảm biến và xử lý

list error: mixed text and list (help)
Radar:

  • Chỉ định mục tiêu Kiểu 293Q (sau là Kiểu 993)
  • Dò tìm mặt biển Kiểu 277Q
  • Hoa tiêu Kiểu 974
  • Điều khiển hỏa lực Kiểu 262 trên bộ điều khiển CRBF
  • Nhận biết bạn-thù Kiểu 1010 Cossor Mark 10

Sonar:

  • Dò tìm Kiểu 174
  • Phân loại mục tiêu Kiểu 162
  • Tấn công Kiểu 170
Vũ khí

HMS Virago (R75/F76) là một tàu khu trục lớp V được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo trong Chương trình Khẩn cấp Chiến tranh để phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Virago sống sót qua cuộc chiến tranh, được cải biến thành một tàu frigate nhanh chống tàu ngầm Kiểu 15 vào năm 1953 với ký hiệu lườn mới F76, và tiếp tục phục vụ cho đến khi ngừng hoạt động năm 1963 và bị tháo dỡ năm 1965. Nó là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Hoàng gia được đặt cái tên này.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Virago được chế tạo tại xưởng tàu của hãng Swan Hunter and Wigham Richardson Ltd. ở Wallsend-on-Tyne và được đặt lườn vào ngày 16 tháng 2 năm 1942. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 2 năm 1943 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 5 tháng 11 năm 1943.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Thế Chiến II[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài hoạt động hộ tống cho các đoàn tàu vận tải Bắc Cực trong những năm 1943-1944, Virago còn tham gia cùng các tàu khu trục khác trong Trận chiến mũi North vào ngày 26 tháng 12 năm 1943, nơi nó phóng ngư lôi góp phần đánh chìm chiếc thiết giáp hạm Đức Scharnhorst, sau khi đối thủ đã bị hư hại nặng do cuộc đụng độ với thiết giáp hạm Anh HMS Duke of York. Trong cuộc Đổ bộ Normandy vào ngày 6 tháng 6 năm 1944, Virago đã bắn phá các vị trí của quân Đức phía sau Lion-sur-Mer trên bãi Sword, và sau đó bắn pháo hỗ trợ cho cuộc tấn công của lực lượng đổ bộ vào sâu trong đất liền.

Virago được chuyển sang Hạm đội Đông vào đầu năm 1945. Vào ngày 26 tháng 3, nó cùng các tàu khu trục HMS Saumarez, HMS VolageVigilant ngăn chặn một đoàn tàu tiếp liệu Nhật Bản về phía đông Khota Andaman thuộc quần đảo Andaman trên Ấn Độ Dương; nó và Vigilant đã đánh chìm chiếc tàu săn tàu ngầm CH-34. Sau đó nó tuần tra khu vực eo biển Malacca và hỗ trợ cho Chiến dịch Dracula ngoài khơi bờ biển Miến Điện vào cuối tháng 4. Nó đã tham gia Trận chiến eo biển Malacca cùng các tàu khu trục Saumarez, HMS Verulam, VenusVigilant, vốn đã đưa đến việc đánh chìm chiếc tàu tuần dương Nhật Bản Haguro vào ngày 16 tháng 5 năm 1945. Đây là một trận hải chiến kinh điển và là trận đấu hải pháo cuối cùng trong Thế Chiến II. Sau đó nó tham gia chuẩn bị cho Chiến dịch Zipper nhằm đổ bộ và tái chiếm Malaya vào tháng 7-tháng 8 năm 1945, mà cuối cùng trở thành cuộc cơ động chiếm đóng vào tháng 9 sau khi Nhật Bản đầu hàng. Nó đặt căn cứ tại Hong Kong cùng Hạm đội Thái Bình Dương trước khi quay trở về Chatham, Kent vào tháng 12 năm 1945.

Sau chiến tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Sau chiến tranh, vào năm 1946, ViragoVenus đã tham gia cứu vớt thủy thủ đoàn của chiếc tàu chở dầu Anh Empire Cross, vốn bị hỏa hoạn, nổ tung và đắm tại Haifa, Palestine[1] với tổn thất nhân mạng đến 25 người.[2] Nó sau đó được cải biến thành một tàu frigate nhanh chống tàu ngầm Kiểu 15 vào năm 1953 với ký hiệu lườn mới F76, và đã tham gia cuộc Duyệt binh Hạm đội nhân lễ Đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth.[3]

Virago được cho ngừng hoạt động năm 1963 và bị tháo dỡ tại Faslane vào tháng 6 năm 1965.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mitchell, W.H.; Sawyer, L.A. (1995). The Empire Ships. London, New York, Hamburg, Hong Kong: Lloyd's of London Press Ltd. ISBN 1-85044-275-4.
  2. ^ “Haifa Tanker Explosion”. The Times (50521). ngày 5 tháng 8 năm 1946. tr. 3.
  3. ^ Souvenir Programme, Coronation Review of the Fleet, Spithead, 15th June 1953, HMSO, Gale and Polden

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]