HMS Warrior (R31)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu sân bay Canada HMCS Warrior (R31) khoảng năm 1947
Lịch sử
Anh Quốc
Xưởng đóng tàu Harland and WolffBelfast
Đặt lườn 12 tháng 12 năm 1942
Hạ thủy 20 tháng 5 năm 1944
Nhập biên chế 2 tháng 4 năm 1945
Tái biên chế tháng 11 năm 1948
Ngừng hoạt động tháng 2 năm 1958
Số phận
Lịch sử
CanadaCanada
Tên gọi HMCS Warrior (R31)
Hoạt động 14 tháng 3 năm 1946
Ngừng hoạt động 23 tháng 3 năm 1948
Số phận Trả lại cho Hải quân Hoàng gia Anh
Lịch sử
ArgentinaArgentina
Tên gọi ARA Independencia (V-1)
Trưng dụng 8 tháng 7 năm 1959
Hoạt động 1970
Số phận Bị tháo dỡ năm 1971
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu sân bay Colossus
Trọng tải choán nước
  • 13.600 tấn (tiêu chuẩn)
  • 18.300 tấn (đầy tải) [1]
Chiều dài 212 m (695 ft 6 in)[1]
Sườn ngang 24,4 m (80 ft)[1]
Mớn nước 7,2 m (23 ft 7 in)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hộp số hơi nước Parsons
  • 4 × nồi hơi Admiralty
  • 2 × trục
  • công suất: 40.000 mã lực (29,8 MW)
Tốc độ 46 km/h (25 knot)[1]
Tầm xa 22.000 km (12.000 hải lý) ở tốc độ 26 km/h (14 knot) [2]
Thủy thủ đoàn 1.300
Vũ khí
Máy bay mang theo 48: F9F Panther, F9F Cougar, F4U Corsair, SNJ-5C Texan, Grumman S2F-1 (S-2A) Tracker, de Havilland Vampire

HMS Warrior (R31) là một tàu sân bay thuộc lớp Colossus của Hải quân Hoàng gia Anh. Được hoàn thành và đưa ra hoạt động khi Chiến tranh Thế giới thứ hai sắp kết thúc, nó đã phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Canada từ năm 1946 đến năm 1948, cùng với Hải quân Anh từ năm 1948 đến năm 1958, và cùng với Hải quân Argentina từ năm 1959 đến năm 1969 dưới tên gọi ARA Independencia (V-1). Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1970 và bị tháo dỡ vào năm 1971.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Warrior được đặt lườn vào ngày 12 tháng 12 năm 1942 bởi hãng đóng tàu Harland and Wolff tại Belfast. Ban đầu nó được đặt tên là HMS Brave; và do Hải quân Hoàng gia Anh dự định đưa nó ra phục vụ tại Ấn Độ Dương trong Thế Chiến II, nó đã được chế tạo mà không được trang bị các bộ sưởi ấm cho một số thiết bị trên tàu, vì chúng không cần thiết khi hoạt động trong thời tiết nhiệt đới. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 5 năm 1944 và hoàn tất vào ngày 24 tháng 1 năm 1946.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Canada[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hoàn tất, nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada và được đưa ra hoạt động như là chiếc HMCS Warrior. Nó tiến vào cảng Halifax vào ngày 31 tháng 3 năm 1946, một tuần lễ sau khi rời cảng Portsmouth. Nó được hộ tống bởi chiếc tàu khu trục Micmactàu quét mìn Middlesex. Hải quân Canada chịu đựng những vấn đề do thiết bị không được sưởi ấm khi hoạt động tại vùng biển lạnh Bắc Đại Tây Dương ngoài khơi bờ Đông Canada vào năm 1947. Hải quân Canada cho rằng chiếc tàu chiến không phù hợp cho phục vụ và đã thu xếp cùng với Hải quân Hoàng gia Anh để trao đổi cho một tàu sân bay phù hợp hơn thuộc lớp Majestic đang được đưa vào hoạt động, vốn sẽ trở thành chiếc Magnificent, hơn là tái trang bị cho nó các thiết bị sưởi ấm.

Phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh[sửa | sửa mã nguồn]

HMCS Warrior được trả trở về Anh Quốc và được cho tái hoạt động như là chiếc HMS Warrior (R31) vào ngày 23 tháng 3 năm 1948. Sau đó Warrior được đại tu tại Devonport, được trang bị sàn đáp co giãn với những lớp cao su để thử nghiệm khả năng tiếp nhận kiểu máy bay không có càng đáp; kiểu máy bay Sea Vampire đã được sử dụng trong thử nghiệm và đã thành công, nhưng lại không được đưa ra hoạt động.

Nó được đưa về lực lượng dự bị vào tháng 9 năm 1949; nhưng không lâu sau lại được đưa ra tái hoạt động vào tháng 6 năm 1950 như một tàu vận chuyển binh lính và máy bay nhằm hỗ trợ cho lực lượng Anh trong Chiến tranh Triều Tiên.[3] Con tàu được tái trang bị trong giai đoạn 19521953 tại ụ tàu Devonport, và sau một giai đoạn quay trở lại phục vụ ngắn, lại được cho tái trang bị vào ngày 14 tháng 12 năm 1954. Lần này, Warrior được nhận một sàn đáp chéo góc đôi chút để thử nghiệm. Nó từng tham gia chiến dịch Grapple, cuộc thử nghiệm bom khinh khí đầu tiên của Anh, khi chở theo những máy bay trực thăng và Grumman Avenger AS.4 thể thu thập các mẫu vật trong cuộc thử nghiệm và chở về để thí nghiệm. Sau khi chiến dịch hoàn tất, những chiếc Avenger được phóng bỏ xuống biển do đã nhiễm phóng xạ nặng. Được xem là dư thừa so với nhu cầu vào cuối những năm 1950, Hải quân Hoàng gia cho ngừng hoạt động chiếc Warrior vào tháng 2 năm 1958 và rao bán nó. Chuyến đi trở về sau chiến dịch Grapple đã ngang qua Argentina, với các cuộc ghé thăm các cảng và phô diễn nó trước Hải quân Argentine, đối tượng mà Bộ Hải quân muốn bán nó.

Phục vụ cùng Hải quân Argentina[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu sân bay ARA Independencia

Chiếc tàu sân bay được bán cho Argentina vào năm 1958 và được đặt lại tên là ARA Independencia (V-1). Không lực Hải quân Argentine bắt đầu thực hiện các hoạt động trên chiếc Independencia từ tháng 6 năm 1959 ngay trước khi con tàu được chính thức đưa ra hoạt động trong hạm đội. Lực lượng không quân phối thuộc cho nó trong những năm đó bao gồm F4U Corsair, SNJ-5C TexanGrumman S2F-1 (S-2A) Tracker. Hải quân Argentina cũng sở hữu những chiếc máy bay phản lực F9F PantherF9F Cougar nhưng Independencia không thích hợp cho chúng hoạt động. Chúng từng được chất lên tàu trong hành trình chuyển giao chúng từ Hoa Kỳ đến Argentina.

Sau khi chiếc tàu sân bay ARA Veinticinco de Mayo (V-2) được đưa ra hoạt động vào năm 1969, Independencia được chuyển về lực lượng dự bị vào năm 1970 và được bán để tháo dỡ vào năm 1971.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Ireland, Bernard (2007). Aircraft Carriers of the World. Southwater. tr. 125. ISBN 9781844763634.
  2. ^ “French Navy - Arromanches”. Damien Allard. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2002. Truy cập 12 tháng 5 năm 2008.
  3. ^ “Korea Coalition Warfare” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2010.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • J.D.F Keely and E.C. Russell: A History Canadian Naval Aviation, 1918-1962. Published by the Naval Historical Section of the Canadian Forces Headquarters, Department of National Defence, Ottawa 1965, pp. 39–46. [1] Lưu trữ 2011-06-09 tại Archive-It
  • Ireland, Bernard. The Illustrated Guide to Aircraft Carriers of the World. Hermes House, London, 2005. ISBN 1-84477-747-2
  • Journal La Patrie, Montreal, Quebec. Page 1, April 1st, 1946.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]