Hans Bethe

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hans Bethe
Sinh2 tháng 7 năm 1906
Strasbourg, Đức
Mất6 tháng 3, 2005(2005-03-06) (98 tuổi)
Ithaca, New York, US
Quốc tịchĐức
Mỹ
Trường lớpĐại học Frankfurt
Đại học Munich
Nổi tiếng vìVật lý hạt nhân
Tổng hợp hạt nhân sao
Điện động lực học lượng tử
Giải thưởngGiải Nobel Vật lý (1967) , Huy chương Eddington (1961), Huy chương Oersted (1993)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý hạt nhân
Nơi công tácĐại học Tübingen
Đại học Cornell
Đại học Manchester
Người hướng dẫn luận án tiến sĩArnold Sommerfeld
Các nghiên cứu sinh nổi tiếng
M K Sundaresan
Jeffrey Goldstone
Roman Jackiw
Freeman Dyson
Robert Eugene Marshak
John Irwin
David J. Thouless
P. S. Epstein
Gordon L. Shaw

Hans Albrecht Bethe (phát âm tiếng Đức: [ˈhans ˈalbʁɛçt ˈbeːtə]; 2 tháng 7 năm 1906 – 6 tháng 3 năm 2005) là nhà vật lý hạt nhân người Mỹ gốc Đức. Năm 1967 ông được trao giải Nobel Vật lý cho những nghiên cứu về lý thuyết tổng hợp hạt nhân sao. Là một nhà vật lý uyên bác, Bethe cũng có nhiều đóng góp quan trọng cho lý thuyết điện động lực học lượng tử, vật lý hạt nhân, vật lý trạng thái rắnthiên văn vật lý. Trong thời gian xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông là lãnh đạo Phân viện Lý thuyết (Theoretical Division) trong chương trình bí mật của phòng thí nghiệm Los Alamos nhằm phát triển bom nguyên tử.[1] Tại đây ông đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán khối lượng tới hạn cho bom nguyên tử, và nghiên cứu trên lý thuyết về phương pháp nổ sập, phương pháp này đều đã được sử dụng tại cuộc thử nghiệm Trinity và trong quả bom nguyên tử "Fat Man" thả xuống Nagasaki, Nhật Bản. Trong phần lớn sự nghiệp khoa học của mình, Bethe là giáo sư tại Đại học Cornell.

Trong những năm 1950, Bethe cũng đóng vai trò quan trọng trong chương trình phát triển bom hydro của Mỹ, mặc dù ban đầu ông tham gia vào chương trình nhằm mục đích chứng minh nó không thể chế tạo được. Sau đó, Bethe cùng với Albert Einstein tham gia vào Ủy ban khẩn cấp của các nhà khoa học nguyên tử nhằm chống lại các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhânchạy đua vũ trang hạt nhân. Ông tác động đến Nhà Trắng để yêu cầu ký vào hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển năm 1963 và 1972 Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo, SALT I. Những kết quả nghiên cứu khoa học của ông cũng không bị quên lãng ngay cả khi ông về hưu. Freeman Dyson gọi Bethe là "người giải quyết vấn đề cao cấp trong thế kỷ 20."[2]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Rhodes, Richard (2012). The Making of the Atomic Bomb: 25th Anniversary Edition. Simon & Schuster. tr. 539. ISBN 978-1-4516-7761-4. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2021. Theoretical Division là một đơn vị thuộc Phòng thí nghiệm Los Alamos dưới quyền lãnh đạo của Oppenheimer.
  2. ^ Wark, David (ngày 11 tháng 1 năm 2007). “The supreme problem solver”. Nature. 445 (7124): 149. Bibcode:2007Natur.445..149W. doi:10.1038/445149a. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bernstein, Jeremy. Hans Bethe, Prophet of Energy. New York: Basic Books, 1980. ISBN 978-0-465-02903-7.
  • Bethe, Hans A. The Road from Los Alamos. New York: American Institute of Physics, 1991. ISBN 978-0-88318-707-4.
  • Streeter, E.C. Solving the Solar Enigma: The Story of the Scientists Behind the Discovery of the Sun's Energy Source Dimension Engineering Press, 2005. ISBN 978-1-888381-12-2.

Các tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Chủ tịch hội Vật lý Mỹ