Hedy Lamarr

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hedy Lamarr
Hedy Lamarr (1944)
SinhHedwig Eva Maria Kiesler
(1914-11-09)9 tháng 11 năm 1914[a]
Viên, Đế quốc Áo-Hung
Mất19 tháng 1 năm 2000(2000-01-19) (85 tuổi)
Casselberry, Florida, Mỹ
Tư cách công dânÁo
Mỹ (từ 1953)
Nghề nghiệpDiễn viên, nhà phát minh
Năm hoạt động1930–1958
Phối ngẫuFriedrich Mandl
(kết hôn 1933–1937;ly dị)
Gene Markey
(kết hôn 1939–1941; ly dị; một con)
John Loder
(kết hôn 1943–1947; ly dị; hai con)
Teddy Stauffer
(kết hôn 1951–1952; ly dị)
W. Howard Lee
(kết hôn 1953–1960; ly dị)
Lewis J. Boies
kết hôn 1963–1965; ly dị)

Hedy Lamarr (/ˈhɛdi/; 9 tháng 11 năm 1914 – 19 tháng 1 năm 2000)[a] là nữ diễn viên kiêm nhà phát minh người Mỹ gốc Áo.[1]

Lamarr đã cộng tác với nhà soạn nhạc George Antheil để phát minh ra các kĩ thuật truyền thông trải phổnhảy tần sơ khai, có vai trò cần thiết cho giao tiếp không dây từ trước kỷ nguyên máy tính cho tới ngày nay.[1][2]

Khi bà làm việc cùng với Max ReinhardtBerlin, ông gọi bà là "người đàn bà đẹp nhất châu Âu" do "sắc đẹp kỳ lạ bí ẩn đáng kinh ngạc", và điều này cũng được những nhà phê bình và khán giả đương thời công nhận.[3][4][5] Bà bắt đầu nổi tiếng từ bộ phim Ectasy (1933) của Gustav Machatý, trong đó có các cảnh phim nhạy cảm vốn rất không phổ biến trong thời kỳ bấy giờ.[6]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lamarr tên khai sinh là Hedwig Eva Maria Kiesler sinh năm 1914 tại Viên, Đế quốc Áo-Hung, là con gái duy nhất của bà Gertrud "Trude" Kiesler (nhũ danh Lichtwitz; 3 tháng 2 năm 1894 – 27 tháng 2 năm 1977) và ông Emil Kiesler (27 tháng 12 năm 1880 – 14 tháng 2 năm 1935). Mẹ bà là một nghệ sĩ dương cầm người Budapest gốc Do Thái thuộc tầng lớp tư sản cấp cao. Nhà nghiên cứu tiểu sử Stephen Michael Shearer khẳng định rằng mẹ bà đã cải từ Do Thái giáo sang Công giáo và là tín đồ Cơ Đốc giáo tập sự. Cha của Lamarr là một chủ ngân hàng sinh ra ở Lemberg.[7]

Sự nghiệp điện ảnh tại châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Lamarr tham gia lớp học diễn xuất ở Vienna. Năm 1930 cô nhận được một vai phụ đầu tiên trong trong Money on the Street (1930), và sau đó là một phần diễn thuyết nhỏ trong Storm in a Water Glass (1931).

Cảnh khỏa thân trong phim[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1933, thiếu nữ Hedy Lamarr đã gây chấn động thế giới bằng một cảnh khỏa thân trong phim Extase (tên tiếng Anh là Ecstasy) của một hãng phim ở Tiệp Khắc. Trong phim này có cảnh Hedy đang bơi trần và phát hiện con ngựa của mình bỗng nhiên bỏ chạy. Bà đuổi theo nó cho tới khi đối diện với một người đàn ông lạ ở trong rừng.

Trong phim, Hedy đã xuất hiện trong trạng thái khỏa thân trong khoảng 10 phút. Cảnh nóng gây sốc thứ hai của Hedy trong phim chính là đoạn "vui vẻ" của Hedy và bồ trẻ.

Tuy cảnh phim không đi sâu vào chi tiết nhưng chỉ cần đặc tả biểu cảm khuôn mặt của Hedy trong phim cũng đủ để khiến cả thế giới bàng hoàng.

Ecstary ra đời đã trở thành đề tài tranh cãi vô cùng gay gắt đối với làng điện ảnh. Sự mới mẻ và táo bạo mà Ecstary trở thành làn gió mới mẻ đối với cả người xem lẫn những người làm nghệ thuật. Nhiều luồng ý kiến ủng hộ sự đổi mới trong điện ảnh. Và họ ngợi ca Hedy - cô diễn viên 19 tuổi xinh đẹp dám hi sinh vì nghệ thuật.

Tất nhiên, Ecstary vẫn trở thành "tội đồ" trong mắt những người canh giữ đạo đức. Bộ phim nhận phải sự kiểm duyệt vô cùng gắt gao từ các cơ quan chức năng.

Ra đời vào năm 1933 nhưng phải tận 2 năm sau bộ phim mới được công chiếu. Tại Mỹ, bộ phim này con bị "giam giữ" tới tận năm 1940 và chỉ cho phép chiếu ở một số bang.

So với những cảnh nóng ngày nay trong điện ảnh thì cảnh nóng trong "Ecstasy” vẫn khá lành. Tuy nhiên, nó lại mang tính chất đột phá vô cùng to lớn.

Ecstasy bị chỉ trích và tất nhiên Hedy cũng không nằm trong sự bao dung của dư luận. Khá nhiều ý kiến thời bấy giờ dành cho cô những từ ngữ miệt thị vô cùng cay đắng như đồi bại, mại dâm, gái điếm...

Ecstasy mang đến cho Hedy nhiều hào quang và danh vọng nhưng cũng mang lại cho cô vô số những cay đắng.

Sự nghiệp điện ảnh tại Hollywood[sửa | sửa mã nguồn]

Sigrid Gurie (trái) và Hedy Lamarr (phải) cùng với Charles Boyer trong phim Algiers (1938)

Sau Ecstary, Hedy thường xuyên được mời đóng vai các cô nàng quyến rũ, sexy trong các bộ phim nổi tiếng như: “Boom Town”, “Samson and Delilah”, “Tortilla Flat”, “Lady of the Tropics”, “My Favorite Spy”, “Algiers”...

Nhờ sự mạnh mẽ của mình mà chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, Hedy đã bước lên vị trí ngôi sao nữ đắt giá nhất Hollywood.

Chia sẻ về mình, Hedy từng tâm sự: "Tôi là ngôi sao nổi bật và đắt giá nhất ở Hollywood nhưng tôi cũng là một người... khó chơi".

Mặc dù Hedy nổi tiếng là vậy nhưng cô vẫn là đề tài gây tranh cãi của giới chuyên môn. Một số nhà phê bình cho rằng Hedy chẳng có tài cán gì ngoài "vốn tự có là nhan sắc" và khả năng "dám phơi mình" trên màn ảnh.

Thành công trong sự nghiệp nhưng Hedy lại có đời sống tình cảm vô cùng phức tạp. Khi danh vọng, tiền tài đã được thỏa mãn, Hedy Lamarr bắt đầu lao vào những cơn lốc ái tình. Bà yêu, kết hôn rồi chia tay nhanh chóng như đóng một bộ phim.

Nhà sáng chế[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng chế của Hedy Lamarr và George Antheil cho "hệ thống thông tin bí mật"

Không chỉ là 1 nữ diễn viên tài năng, Hedy Lamarr còn được biết đến như là một nhà sáng chế. Bà là người đồng sáng chế một công nghệ nhảy tần được sử dụng rộng rãi và được xem như là nền tảng cho công nghệ Wifi hiện nay.[8]

Bằng sáng chế về hệ thống thông tin bí mật[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đóng phim Extase', Hedy kết hôn với nhà buôn vũ khí Fritz Mandel. Bà đã học về vũ khí và chiến tranh từ chồng mình. Chồng bà theo Đảng Quốc xã và giữ vợ như một tù nhân thực sự. Bà đã trốn thoát đóng vai người hầu và trốn đến Paris.[9]

Trong thế chiến II, Lamarr biết rằng ngư lôi được điều khiển bằng sóng vô tuyến là vũ khí có khả năng quyết định trong tác chiến hải quân nhưng cũng rất dễ bị gây nhiễu bằng các sóng vô tuyến có chủ ý.[10] Tháng 8 năm 1942, Lamarr và nhà soạn nhạc George Antheil được cấp bằng sáng chế cho hệ thống thông tin bí mật, dùng để chống nhiễu sóng cho các loại ngư lôi được điều khiển bằng sóng vô tuyến. Liên tục biến đổi tần số là điểm mấu chốt trong phát minh của Hedy, cô đã phác họa ý tưởng về tín hiệu nhảy tần (frequency-hopping) trên mặt sau của chiếc khăn ăn. Nói cách khác, tín hiệu sóng vô tuyến luôn di chuyển tần số làm cho chúng không thể bị chặn lại.

Phát minh vượt xa thời đại này không được ứng dụng dân sự mãi đến khi xảy ra Khủng hoảng tên lửa Cuba 20 năm sau. Quan trọng hơn, phương pháp nhảy tần này cũng đã đặt nền móng cho một loạt các công nghệ truyền thông vô tuyến, tạo thành nền tảng của công nghệ truyền thông không dây hiện đại và cho phép sự bùng nổ của điện thoại thông minh và kết nối WiFi mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay.[11] Ngày nay phát minh này vẫn được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống điện thoại di động, mã hóa vệ tinh và nhiều thành tựu khác.[12]

Vì bằng sáng chế đã hết hạn trước khi được đem ra sử dụng nên Hedy không bao giờ được hưởng lợi từ nó. Hedy mất ngày 19 tháng 1 năm 2000 và được nhớ đến nhờ sắc đẹp và trí tuệ của mình.


Hôn nhân và các mối quan hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1933 sau màn khỏa thân chấn động trong bộ phim Ecstasy, Hedy Lamarr đã kết hôn doanh nhân Friedrich Mandl. Không lâu sau đó, bà đã gặp được Clark Gable và mê mẩn trước vẻ hào hoa phong nhã của ông.

Chẳng quan tâm bản thân đã có gia đình và Gable đang hẹn hò với Claudette Colbert, bà đã xen vào mối quan hệ này. "Clark yêu tôi và tôi cũng rất yêu Clark. Chúng tôi sinh ra là để ở bên nhau"

Nhưng ở bên Clark Gable một thời gian ngắn, Hedy đã bị "ông hoàng" này đá để đến với một nữ minh tinh khác, người đó không ai khác chính là Carole Lombard.

Thậm chí để có thể danh chính ngôn thuận ở bên Clark Gable, Hedy Lamarr đã không ngại việc đâm đơn ra tòa xin ly dị người chồng đầu tiên. Nhưng rốt cuộc, bà lại không thể giữ được trái tim của Clark Gable.

Sau khi biết tin Clark Gable và Carole Lombard làm đám cưới năm 1939, Hedy đã đau lòng đến mức sẵn sàng kết hôn với nhà biên kịch Gene Markey để quên đi nỗi đau.

Nhưng ai ngờ sau khi biết tin Carole Lombard qua đời vì tai nạn máy bay năm 1942, Hedy Lamarr đã vội vàng ly hôn với Gene Markey để trở về bên Clark Gable.

Thế nhưng Gable vẫn đào hoa như xưa, ở bên Hedy một thời gian ngắn ông lại ngoại tình với một nữ diễn viên trẻ đẹp. Cứ mỗi lần bị Clark Gable bỏ rơi là y như rằng Hedy Lamarr lại dùng một cuộc hôn nhân khác để thay thế.

Để rồi 5/6 cuộc hôn nhân của Hedy Lamarr đều đến từ những lần chia tay với Clark Gable. Bà chưa từng có một cuộc hôn nhân hạnh phúc chỉ vì "Ông hoàng đào hoa" này.

Năm 1960, Hedy Lamarr ly hôn với người chồng thứ 5 là ông trùm dầu mỏ Howard Lee, trở về bên Clark Gable và sống như vợ chồng với ông cho đến khi ông qua đời sau đó không lâu.

Với Hedy, những ngày sống bên Clark là quãng thời gian hạnh phúc nhất của bà. "Đời tôi, tôi đã quyến rũ được nhiều đàn ông nhưng điều quan trọng là không làm cho họ thất vọng. Thế nhưng, người mà trái tim tôi đã dâng hiến trọn vẹn vẫn là Clark Gable"

Gable qua đời, Hedy Lamarr kết hôn với luật sư Lewis J. Boies nhưng rồi họ đã ly hôn vào năm 1965 sau 2 năm bên nhau.

Lamarr kết hôn sáu lần và có ba con, một trong số đó là con nuôi:

  • Friedrich Mandl (kết hôn từ 1933–1937), chủ tịch của Hirtenberger Patronen-Fabrik.[13]
  • Gene Markey (kết hôn từ 1939–1941), nhà biên kịch và nhà sản xuất.
Con: James Lamarr Markey (sinh 9 tháng 1 năm 1939), nhận nuôi ngày 12 tháng 6 năm 1939, sau được John Loder nhận nuôi; đứa trẻ sau đó được biết đến với tên là James Lamarr Loder.

Hai người chung sống tại số nhà 2727 đường Benedict ở Los Angeles, California trong suốt thời gian hôn nhân.[14]

  • John Loder (kết hôn từ 1943–1947), diễn viên
Con gái: Denise Loder (sinh 19 tháng 1 năm 1945), kết hôn với Larry Colton, một nhà văn và cựu vận động viên bóng chày
Con trai: Anthony Loder (sinh 1 tháng 2 năm 1947), kết hôn với Roxanne làm việc cho họa sĩ minh họa James McMullan.[15] Anthony Loder từng góp mặt trong bộ phm tài liệu năm 2004 Calling Hedy Lamarr[16]
  • Teddy Stauffer (kết hôn từ 1951–1952), chủ hộp đêm, nhà hàng, cựu trưởng ban nhạc
  • W. Howard Lee (kết hôn từ 1953–1960); một chuyên viên dầu mỏ Texas (sau này kết hôn với nữ diễn viên Gene Tierney)
  • Lewis J. Boies (kết hôn từ 1963–1965); chính là luật sư giải quyết ly dị của Lamarr

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Mộ của Hedy Lamarr tại Nghĩa trang Trung tâm ở Vienna, Nhóm 33 D Số. 80 (12/2014)

Thành công là vậy nhưng những năm cuối đời của bà không hề thuận lợi. Ít ai ngờ rằng người đàn bà đẹp nhất thế giới một thời lại bị bắt vì ăn trộm đồ trong một siêu thị nhỏ ở Los Angeles. Có lần Hedy còn bị bắt vì mua thuốc mà không trà tiền.

Những năm cuối đời, Hedy gặp ám ảnh về nhan sắc. Bà lao vào các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ để mong níu kéo nhan sắc. Tính tình của Hedy cũng trở nên tệ hại hơn xưa. Rồi người ta chỉ thường xuyên nhớ đến tên của Hedy bằng việc phát đơn kiện hết người này người khác.

Lamarr qua đời tại Casselberry, Florida, Mỹ vào ngày 19 tháng 1 năm 2000, thọ 85 tuổi. Giấy chứng tử của bà trích dẫn 3 nguyên nhân dẫn đến cái chết: suy tim, bệnh van tim mãn tính và bệnh động mạch vành.[7] Cái chết của bà trùng với ngày sinh nhật lần thứ 55 của con gái bà là Denise. Con trai bà là Anthony Loder đã mang tro cốt của bà về Áo và rải trong những cánh rừng ở dãy núi Wienerwald theo đúng nguyện vọng cuối cùng của bà.[16]

Lamarr được dành riêng một ngôi mộ danh dự trong Nghĩa trang Trung tâm của thành phố Viên vào năm 2014.[17]

Phim điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tên phim Vai trò Vai nam chính Ghi chú
1930 Gold on the Street Young Girl Georg Alexander Tên phim nguyên thủy: Geld auf der Straße
1931 Storm in a Water Glass Secretary Paul Otto Tên phim nguyên thủy: Sturm im Wasserglas
1931 The Trunks of Mr. O.F. Helene Alfred Abel Tên phim nguyên thủy: Die Koffer des Herrn O.F.
1932 No Money Needed Käthe Brandt Heinz Rühmann Tên phim nguyên thủy: Man braucht kein Geld
1933 Ecstasy Eva Hermann Aribert Mog Tên phim nguyên thủy: Ekstase
1938 Algiers Gaby Charles Boyer
1939 Lady of the Tropics Manon deVargnes Carey Robert Taylor
1940 I Take This Woman Georgi Gragore Decker Spencer Tracy
1940 Boom Town Karen Vanmeer Clark Gable
1940 Comrade X Theodore Clark Gable
1941 Come Live With Me Johnny Jones James Stewart
1941 Ziegfeld Girl Sandra Kolter James Stewart
1941 H.M. Pulham, Esq. Marvin Myles Ransome Robert Young
1942 Tortilla Flat Dolores Ramirez Spencer Tracy
1942 Crossroads Lucienne Talbot William Powell
1942 White Cargo Tondelayo Walter Pidgeon
1944 The Heavenly Body Vicky Whitley William Powell
1944 The Conspirators Irene Von Mohr Paul Henreid
1944 Experiment Perilous Allida Bederaux George Brent
1945 Her Highness and the Bellboy Princess Veronica Robert Walker
1946 The Strange Woman Jenny Hager George Sanders
1947 Dishonored Lady Madeleine Damien Dennis O'Keefe
1948 Let's Live a Little Dr. J.O. Loring Robert Cummings
1949 Samson and Delilah Delilah Victor Mature Her first film in Technicolor
1950 A Lady Without Passport Marianne Lorress John Hodiak
1950 Copper Canyon Lisa Roselle Ray Milland
1951 My Favorite Spy Lily Dalbray Bob Hope
1953 The Lovers of Paris Tên phim nguyên thủy: L'amante di Paride
1955 Eternal Woman Bản thân Massimo Serato
1957 The Story of Mankind Gian-đa Ronald Colman
1958 The Female Animal Vanessa Windsor George Nader

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

1 Theo nhà nghiên cứu tiểu sử về Lamarr là Stephen Michael Shearer (pp. 8, 339) thì bà sinh năm 1914, chứ không phải năm 1913.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Hedy Lamarr: Inventor of more than the 1st theatrical-film orgasm”. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). 28 tháng 11 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ “Movie Legend Hedy Lamarr to be Given Special Award at EFF's Sixth Annual Pioneer Awards” (Thông cáo báo chí). Electronic Frontier Foundation. ngày 11 tháng 3 năm 1997. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2007. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  3. ^ “European Exotic”. New York Times. ngày 10 tháng 12 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.
  4. ^ “Overview for Hedy Lamarr”. Turner Classic Movies. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập 5 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ “Max Reinhardt – ClassicMovieChat.com – The Golden Era of Hollywood”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2013. Truy cập 5 tháng 3 năm 2015.
  6. ^ Robertson, Patrick (2001). Film Facts. New York: Billboard Books, tr. 66.
  7. ^ a b Shearer, Stephen Michael (2010). Beautiful: The Life of Hedy Lamarr. Thomas Dunne Books. ISBN 978-0-312-55098-1.
  8. ^ “Actress Hedy Lamarr patents the basis for WiFi”. Jewish Women's Archive (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2022.
  9. ^ “Random Paths to Frequency Hopping”. American Scientist (bằng tiếng Anh). 5 tháng 12 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2022.
  10. ^ Cafe, Kirt Blattenberger RF. “Radio Motor-Torpedoes, April 1944 Radio-Craft” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2022.
  11. ^ “Hedy Lamarr: The actress that made (frequency hopping) waves”. University of Edinburgh Science Media (bằng tiếng Anh). 19 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2022.
  12. ^ The Greatest stories Never told 100 tales from history to astonish, bewilder, and stupefy - Rick Beyer
  13. ^ Ivanis, Daniel J. “The stars come out: Recruiting ad featuring Hedy Lamarr creates 'buzz't”. Boeing Frontiers. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2013.
  14. ^ 1940 US Census via Ancestry.com
  15. ^ To Tell The Truth - Hedy Lamarr + Anthony Loder + Denise Loder Deluca. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2014.
  16. ^ a b “Calling Hedy Lamarr”, Mischief Films, Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2007, truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
  17. ^ “Honorary grave for Hollywood pin-up”. The Local Austria (bằng tiếng Anh). 7 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]