Hiếu Đức Hiển Hoàng hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiếu Đức Hiển Hoàng hậu
孝德顯皇后
Hàm Phong Đế nguyên phối
Hoàng hậu Đại Thanh (truy phong)
Thông tin chung
Sinh(1831-04-12)12 tháng 4, 1831
Mất24 tháng 1, 1851(1851-01-24) (19 tuổi)
An táng22 tháng 9 năm 1865
Định lăng (定陵), Thanh Đông lăng
Phối ngẫuThanh Văn Tông
Hàm Phong Đế
Thụy hiệu
Hiếu Đức Ôn Huệ Thành Thuận Từ Trang Khác Thận Huy Ý Cung Thiên Tán Thánh Hiển Hoàng hậu
(孝德溫惠誠順慈莊恪慎徽懿恭天贊聖顯皇后)
Tước hiệu[Đích phúc tấn; 嫡福晋]
[Hoàng hậu; 皇后]
(truy phong)
Thân phụPhú Thái
Thân mẫuÁi Tân Giác La thị

Hiếu Đức Hiển Hoàng hậu (chữ Hán: 孝德顯皇后, tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᡝᡵᡩᡝᠮᡠ
ᡳᠯᡝᡨᡠ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
, Möllendorff: hiyoošungga erdemu iletu hūwangheo, Abkai: hiyouxungga erdemu iletu hvwangheu; 12 tháng 4 năm 1831 - 24 tháng 1 năm 1851), là nguyên phối Đích phúc tấn của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế khi ông vẫn còn là Hoàng tử.

Cũng như Hiếu Mục Thành Hoàng hậu, dù là nguyên phối thê tử của Hoàng đế, nhưng Hiếu Đức Hiển Hoàng hậu chưa bao giờ được làm Hoàng hậu khi còn sống, chỉ được truy phong ngôi Hoàng hậu khi đã qua đời.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Cận chân dung Hiếu Đức Hiển Hoàng hậu Tát Khắc Đạt thị.

Hiếu Đức Hoàng hậu sinh ngày 1 tháng 3 (âm lịch) năm Đạo Quang thứ 21, xuất thân từ gia tộc Tát Khắc Đạt thị (薩克達氏) thuộc Mãn Châu Tương Lam kỳ, một gia tộc tầm trung có ở toàn bộ Bát kỳ, song phân bố chủ yếu tại Tương Lam kỳ.

Tằng tổ phụ Minh Sơn (明山), giám sinh xuất thân, những năm cuối Càn Long lấy Bút thiếp nhập sĩ, đời Gia Khánh từ Án sát, Bố chính phủ đến Tuần phủ Quý Châu, Văn Quý Tổng đốc, nhậm bộ Hình Thượng thư thời Đạo Quang năm đầu. Tổ phụ Kỳ Xương (祺昌), làm đến Viên ngoại lang bộ Binh. Phụ thân Phú Thái (富泰), làm Thái Thường tự Khanh. Tằng tổ mẫu Khố Nhĩ thị (庫爾氏), tổ mẫu Na Lạp thị, gia thế không rõ, nhưng mẹ bà là Quận chúa, con gái thứ ba của Trịnh Thận Thân vương Ô Nhĩ Cung A, có thể thấy dòng dõi bà sớm đã tiến vào hôn nhân với nhà các thế gia Mãn Châu.

Trong nhà bà không thấy ghi nhận có nam duệ, chỉ biết bà có một em gái về sau gả cho Phụng quốc Tướng quân Phổ Thiện (溥善) thuộc Hòa vương phủ hệ. Do không có con trai, người trong họ đưa cháu Đức Mậu (德懋) làm kế tự.

Căn cứ Đại Thanh Hoàng tử thành hôn lệ thường, Tát Khắc Đạt thị hẳn được chọn vào tầm năm Đạo Quang thứ 27 (1847) mùa xuân hoặc mùa hạ, do chính Đạo Quang Đế tuyển chọn, khi đó bà 16 tuổi, phù hợp lứa tuổi thành hôn. Ngày 25 tháng 10, mùa đông, Tát Khắc Đạt thị cùng Hoàng tứ tử Dịch Trữ, con trai thứ tư của Đạo Quang Đế làm lễ đính hôn. Sang năm sau (1848), ngày 27 tháng 2, Tát Khắc Đạt thị chính thức được gả cho Dịch Trữ, nghiễm nhiên trở thành Đích Phúc tấn.

Căn cứ [Thanh cung y án] ghi lại, Tát Khắc Đạt thị vào cung vừa tháng 2, thì ở tháng 8 liền mắc phong hàn mạo cảm. Sang năm tháng 4, lại thấy chứng phong thấp xuất hiện nhiều. Tời tháng 8 thì thân thể đã rất hư nhược. Vào đầu tháng 12 thì bệnh tình chuyển biến tốt hơn, ghi lại: “Từ viên đến sở nội, thần khí đều hảo, tứ chi cũng có thể di động chuyển, duy khí huyết thượng nhược, có khi ho khan.”. Thế nhưng đột nhiên vào ngày 10 tháng đó, suy yếu chịu phong, lại lần nữa không khoẻ, sang ngày 11 lại cảm thấy khá tốt rồi cuối cùng vào ngày 12 bệnh chuyển nặng và bạo vong. Có học giả chuyên môn từng phân tích y án này, cho rằng đây là biểu hiện của bệnh gan trường kỳ.

Năm thứ 29 (1850), ngày 12 tháng 12 (tức ngày 24 tháng 1 năm 1851), giờ Tỵ, Tát Khắc Đạt thị đột ngột qua đời khi chỉ mới 19 tuổi và không có người con nào với Dịch Trữ. Ngày 18 tháng 12 (âm lịch), quan tài của bà phụng di Điền thôn để tạm an.

Truy phong Hoàng hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Đạo Quang thứ 30 (1850), ngày 15 tháng 1 (tức ngày 26 tháng 2 dương lịch), Đạo Quang Đế băng hà, Thái tử Dịch Trữ nối ngôi, sử gọi Hàm Phong Đế. Tiếc thương thê tử yểu mệnh, Hàm Phong Đế lập tức ra chỉ dụ truy phong Đích phi Tát Khắc Đạt thị làm Hoàng hậu[1], thụy hiệu rằng Hiếu Đức Hoàng hậu (孝德皇后).

Ngày 27 tháng 10 (âm lịch) cùng năm đó, mệnh Trang Thân vương Dịch Nhân làm Chính sứ, Thành Quận vương Tái Duệ làm Phó sứ, cầm sách bảo, chính thức tiến hành đại lễ dâng thụy hiệu cho Hiếu Đức Hoàng hậu[2]. Chiếu cáo thiên hạ[3].

Sách văn rằng:

Cùng năm, ngày 22 tháng 12 (âm lịch), Hàm Phong Đế hạ chỉ cho cả dòng tộc bà đều được nâng thành Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Do Phú Thái không có con trai, nên người cháu kế tự Đức Mậu và con cháu thế tập tước vị [Thừa Ân công; 承恩公], gia tộc Tát Khắc Đạt thị từ đó bình bình an hưởng phú quý.

Hợp táng Địa cung[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Hàm Phong thứ 11 (1861), ngày 26 tháng 7 (âm lịch), Đồng Trị Đế dâng tôn thụy hiệu thêm cho Hiếu Đức Hoàng hậu, thêm Đế thụy [Hiển] của Hàm Phong Đế[4]. Sang ngày 6 tháng 12 cùng năm, tiến hành làm lễ truy dâng thêm thụy hiệu, toàn xưng rằng Hiếu Đức Ôn Huệ Thành Thuận Từ Trang Cung Thiên Tán Thánh Hiển Hoàng hậu (孝德溫惠誠順慈莊恭天贊聖顯皇后)[5].

Năm Đồng Trị nguyên niên (1862), tháng 9, kim quan của Hiếu Đức Hoàng hậu từ Điền thôn phụng di đến Tĩnh An trang tạm an. Tháng 10, làm lễ thăng phụ thần vị của Hiếu Đức Hiển Hoàng hậu lên điện Phụng Tiên. Sang năm thứ 4 (1865), ngày 22 tháng 9, giờ Thìn, Hiếu Đức Hiển Hoàng hậu cùng hợp táng với Hàm Phong Đế vào địa cung của Định lăng (定陵), Thanh Đông lăng, cùng ngày hôm đó thăng phụ thần vị vào Thái Miếu.

Qua các đời Đồng Trị, Quang TựTuyên Thống, thụy hiệu đầy đủ của bà là Hiếu Đức Ôn Huệ Thành Thuận Từ Trang Khác Thận Huy Ý Cung Thiên Tán Thánh Hiển Hoàng hậu (孝德溫惠誠順慈莊恪慎徽懿恭天贊聖顯皇后). Hoàng hậu được cải táng ở Định lăng (定陵), Thanh Đông lăng.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 咸丰朝实录卷之二 Lưu trữ 2018-08-12 tại Wayback Machine: 又谕、朕元妃萨克达氏。应追封为皇后所有应行典礼。该衙门察例具奏。
  2. ^ 咸丰朝实录卷之二十 Lưu trữ 2018-08-14 tại Wayback Machine ○命庄亲王奕仁为正使。成郡王载锐为副使。恭赍册宝。诣孝德皇后殡宫。册谥孝德皇后。册文曰。朕惟礼详内治。六宫端正始之原。易首坤贞。万物仰资生之化。矧淑范扬芬于彤史。遽悼沦徂。期荣名俪体于紫宸。式隆位号。瑶缄丕焕玉几维歆皇后萨克达氏图史名门簪缨甲族蚤娴姆教温恭循礼法之传长勋女箴。动静协庄姝之度。忆钦承于考命作配朕躬。逮奉侍于重闱允循妇职柔嘉维则播宫掖之贤声。敬戒无违藉昕宵之内助浣濯之衣裳在御俭以持身。燕闲而织组常亲。勤能率下方冀永绥福履。何期顿阻音容芝寝奁空椒涂鉴失。兹者仰承付托抚有寰区缅维元配之仪型。宜正中宫之典礼载稽彝训综百善而孝冠乎先。言念芳徽。备四行而德居其首。兹以册宝追封为孝德皇后于戏望珠輀于近甸隆称长著干秋颁琬刻于灵筵。令誉聿彰两字祇膺宠贲。默鉴哀悰。
  3. ^ ○丙戌。以册谥孝德皇后礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟作俪乾仪。协坤维而比载。齐明曦曜。资月驭以周辉。缅贞淑之夙彰。宜隆显号。溯顺承于内治。肇锡嘉名。皇后萨克达氏门积庆灵家崇礼教。英媛表异。瞻凤集而翔仁。皇俪来嫔。迓鸿庥而勰度。逮事皇祖妣孝和睿皇后。善承色笑。克励婉心。兰殿春融。奉槃匜而手进椒闱夏敞。洁滫瀡以躬亲。祗奉皇考宣宗成皇帝。恪勤之礼。翕习于上仪诚敬之忱。修成夫内则。惟禔躬以仁顺。用起化于柔雍。衣袆翟而有光。政班中壸。服絺绤而无斁。俭懋深宫。宜家齐美于葛覃。厚下媲庥于樛木。芳猷日晋。资燮赞以开模。兰驭云升。示柔嘉以垂范。仪型聿著。谥号犹虚。兹当景命之维新。眷念徽音而宛在。允宜瑶编著媺。华玉延祥。追崇用协夫舆情。扬阐式符乎轨制。周咨宪典。谨择令辰。祗告奉先殿。以道光三十年十月二十七日。册谥为孝德皇后。于戏奉母仪于万国。寰区仰治化之基。昭懿行于千秋。率土播皇风之鬯。布告天下。咸使闻知。
  4. ^ 《清實錄同治朝實錄》: ○壬子。諭內閣、朕惟恩同罔極。孝莫大於尊親。德合無疆。禮特隆於報本。頌述必期夫美備。顯揚務極乎推崇。欽惟孝德皇后。作配皇考。懋著徽音。坤儀永式乎邦家。懿範允孚於宮壼。朕緬懷慈德。感慕彌殷。茲恭上皇考大行皇帝尊謚。宜並追崇。敬上尊謚。用展孝思。式垂萬禩。該衙門詳察典禮具奏。
  5. ^ 《清實錄同治朝實錄》: ○己巳。上素服詣太和門。恭閱孝德皇后尊謚冊寶。行禮畢。還宮。遣禮親王世鐸詣田村孝德皇後幾筵前。恭代行禮。進上冊寶。冊文曰。臣聞撰協坤元。儷極表翬褕之度。慶延履福。熙稱騰鳳紀之光。緬懿範之昭垂。莫名揄頌。展孝思於崇報。備考彞章。鏤管摛芬。璆編煥採。欽惟皇妣孝德皇后。徽柔作則。雍肅其儀。禮飭中閨。早著芳型於華胄。職修內壼。彌彰慶譽於蘭闈。問膳問安孝思用篤。克勤克儉。德性胥欽。乃蕃厘方演鴻疇。而仙馭遽辭鸞掖。璇宮正位。追封荷皇考之庥。瓊冊流輝。崇謚宜衝人之奉。嗣丕基而寅紹。修嘉禮而申虔。未攄逮事之忱。前徽切仰。懋舉揚名之典。眾議僉同。謹奉冊寶。恭上尊謚曰孝德溫惠誠順慈莊恭天贊聖顯皇后。於戲。瞻二儀之健順攸符。極鋪棻其曷罄。歷百禩而熾昌大啟。迓保艾於無疆。遠開駿發之祥。長衍燕詒之澤。恩暉永蔭。景祚聿隆。謹言。