Hứa hoàng hậu (Hán Thành Đế)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hiếu Thành Hứa hoàng hậu)
Hiếu Thành Hứa hoàng hậu
孝成許皇后
Hán Thành Đế Hoàng hậu
Hoàng hậu nhà Hán
Tại vị31 TCN - 18 TCN
Tiền nhiệmHiếu Nguyên Vương hoàng hậu
Kế nhiệmHiếu Thành Triệu hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh?
Xương Ấp (huyện Kim Hương, tỉnh Sơn Đông)
Mất8 TCN
Trường Định cung, Trường An
An tángPhía Tây của Diên lăng (延陵)
Phối ngẫuHán Thành Đế
Lưu Ngao
Tên đầy đủ
Không ghi lại
Có thuyết chỉ ra có thể tên là Hứa Khoa (許誇)
Tước hiệu[Thái tử phi; 太子妃]
[Hoàng hậu; 皇后]
[Trường Định Quý nhân;
長定貴人]
Thân phụHứa Gia

Hiếu Thành Hứa hoàng hậu (chữ Hán: 孝成許皇后, ? - 8 TCN) hay Phế hậu Hứa thị, là Hoàng hậu đầu tiên của Hán Thành Đế Lưu Ngao - vị Hoàng đế thứ 12 của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng hậu họ Hứa, có thuyết tên là Khoa (誇)[1], quê ở Xương Ấp (nay huyện Kim Hương, tỉnh Sơn Đông). Tổ phụ là Hứa Diên Thọ (許延壽), em trai thứ ba của Bình Ân Đới hầu Hứa Quảng Hán (許廣漢) - cha ruột Hứa Bình Quân, Hoàng hậu của Hán Tuyên Đế. Hứa Quảng Hán không có con trai thừa tự nên sau khi mất, con trai Hứa Diên Thọ là Hứa Gia (許嘉) được thừa tước Bình Ân hầu (平恩侯), sau gia thêm Đại tư mã, chức Xa Kỵ tướng quân (車騎將軍). Bà có hai người chị, một người tên Hứa Yết (许谒) gả cho Bình An Cương hầu (平安刚侯); một tên Hứa Mị (许孊), gả cho Long Ngạch Tư hầu (龙额思侯).

Xét vai vế, bà là cháu gọi Hứa Bình Quân bằng đường cô, và là em họ của Hán Nguyên Đế Lưu Thích. Năm ấy, Nguyên Đế đau buồn về cái chết của thân mẫu là Hứa hoàng hậu, vì vậy muốn chọn nữ nhân họ ngoại kế vị ngôi Hậu. Năm Kiến Chiêu thứ 5 (34 TCN), Hán Nguyên Đế ban hôn Hứa thị cho con trai là Thái tử Lưu Ngao.

Khi đó, Hán Nguyên Đế sai Trung thường thị cùng thân tín trong đám Hoàng môn đưa Hứa thị nhập Thái tử cung, được thuật lại rằng Thái tử rất vui mừng, bèn cao hứng đãi tiệc các quan viên, tả hữu dâng rượu chúc mừng. Lúc còn trẻ đẹp, Hứa phi được Lưu Ngao sủng ái, từng sinh hạ một con trai nhưng không may lại chết yểu. Từ đó, Hứa phi không hoài thai đứa con nào khác[2].

Hoàng hậu đắc sủng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Cánh Ninh nguyên niên (33 TCN), tháng 5, Hán Nguyên Đế băng hà. Ngày 22 tháng 6, Thái tử Lưu Ngao lên ngôi, tức Hán Thành Đế. Năm Kiến Thủy thứ 2 (31 TCN), Thái tử phi Hứa thị được chính thức được lập làm Hoàng hậu.

Vào thời điểm Hán Thành Đế lên ngôi, Hứa thị sinh hạ cho Thành Đế một con gái, nhưng rồi đứa trẻ cũng yểu mệnh. Dù vậy, Hứa hoàng hậu vẫn được Hán Thành Đế yêu thương. Bà nổi tiếng thông tuệ, biết viết kiểu chữ lệ, trong vòng hơn mười mấy năm là chuyên sủng hậu cung, Hán Thành Đế luôn quây quần bên bà mà ít khi triệu hạnh cung phi khác[3]. Bên cạnh đó, Hán Thành Đế sủng ái Ban Tiệp dư, xuất thân danh môn và có nhan sắc, đối với Hứa hoàng hậu rất kính cẩn và lễ độ. Tuy nhiên sau nhiều năm, Hoàng hậu và Ban Tiệp dư cũng không có con, điều này khiến Hoàng thái hậu Vương Chính Quân khuyến khích Hoàng đế sủng hạnh thêm nhiều phi tần khác để có Hoàng tử nối dõi. Vào năm Kiến Thủy thứ 3 (30 TCN), liên tục ba năm xuất hiện nguyệt thực, nhiều ngôn quan tiến gián, đẩy tội lỗi lên người Vương Phượng, là ngoại thích đang rất có uy quyền khi đó vì là anh ruột của Thái hậu. Bỗng những người theo phe Vương thị ngoại thích là Lưu Hướng, Cốc Vĩnh (谷永) can gián rằng điều này liên hệ với hậu cung, đổ mọi khuyết điểm lên Hoàng hậu.

Năm Hà Bình nguyên niên (28 TCN), Hán Thành Đế bắt đầu giảm đến Tiêu Phòng điện, giảm đi chi phí của Tiêu Phòng dịch đình. Hoàng hậu Hứa thị viết một đạo thượng tấu, gọi là [Thượng sơ ngôn Tiêu Phòng chi phí; 上疏言椒房用度], hy vọng Hoàng đế thể nghiệm và quan sát tình hình thực tế. Cuối cùng, Thành Đế vẫn nghe theo lời Lưu, Cốc, quy tội cho Hoàng hậu thất đức, từ đó Hoàng đế liên tục sủng hạnh tần phi, ít đến chỗ Hứa hoàng hậu[4].

Bài thượng ngôn chính Hứa hậu dâng lên cho Thành Đế:

Thất sủng bị phế[sửa | sửa mã nguồn]

Do sự kiện năm xưa mà Cốc Vĩnh bày ra, Hứa hậu ân sủng suy giảm, nên nhà họ Hứa cũng cảm thấy bất bình với Cốc Vĩnh, mà kẻ đứng sau là Vương Phượng tự nhiên cũng bị căm ghét nhất. Từ năm Hồng Gia trở đi, Thành Đế ít đi vào hậu cung, đến cả Ban Tiệp dư cũng thất sủng[5], khi đó Thành Đế thường ra ngoài tìm vui, đến phủ của Dương A công chúa thì gặp được Triệu Phi Yến, vời vào cung làm Tiệp dư, từ đó là tân sủng[6].

Năm Hồng Gia thứ 3 (18 TCN), xảy ra đại sự làm thay đổi cả cuộc đời Hứa hậu. Một dịp, chị của Hứa hoàng hậu là Bình An Cương hầu phu nhân Hứa Yết nhập cung, cùng đám đàn bà nói nguyền rủa hậu cung Vương mỹ nhân đang mang thai lẫn Đại tướng quân Vương Phượng, sự tình bại lộ. Thái hậu Vương Chính Quân giận dữ, đem những người này đều vào ngục giam nghiêm hình khảo vấn. Cuối cùng Hứa Yết bị xử tử, điều này cũng làm ảnh hưởng ngoại thích họ Hứa khi bị tước đi thực ấp và phong hiệu. Ngày 16 tháng 11 cùng năm, Hứa hoàng hậu bị phế truất, lui cư Chiêu Đài cung (昭颱宮). Một năm sau khi bị đưa vào Chiêu Đài cung, Hứa thị lại bị đưa vào Trường Định cung (長定宮), người đương thời gọi là [Trường Định Quý nhân; 長定貴人][7].

Năm Nguyên Diên thứ 3 (10 TCN), chị của Hứa hoàng hậu là Long Ngạch Tư hầu phu nhân Hứa Mị ở góa, Định Lăng hầu tên Thuần Vu Trường (淳于長) nhân đó cùng Hứa Mị tư thông, sau đó đem Hứa Mị làm kế thê. Hứa hoàng hậu biết Thuần Vu Trường đối với Hán Thành Đế cũng có mức độ tín nhiệm cao, vì mẹ của Trường là chị em gái của Vương Thái hậu, cho nên hết sức chớp thời cơ, thông qua Hứa Mị mà nhờ Thuần Vu Trường giúp đỡ, ý muốn phục lại vị trí, làm Tiệp dư cũng tốt. Thuần Vu Trường nhân cơ hội đục nước béo cò, hứa rằng sẽ khuyên Hán Thành Đế lập Hứa thị thành cái gọi là 「Tả Hoàng hậu; 左皇后」. Hứa hoàng hậu tin lời nói của hắn, vét hết nào là tiền tài, ngựa xe, trang sức, khí giới,..đều đưa cho hắn để hắn có thể giúp bà. Từ đó, Hứa hậu cứ ảo tưởng danh vị Tả Hoàng hậu, mà không biết Thuần Vu Trường chỉ lừa gạt mà thôi. Hứa Mị cũng thông đồng Thuần Vu Trường, đem thư của Trường đến cho Hứa hậu mỗi khi vấn an Trường Định cung, lời nói hứa hẹn đều giả dối[8].

Năm Nguyên Diên thứ 4 (9 TCN), Hán Thành Đế thương hại Hứa hoàng hậu, bèn ban chiếu nói:"Lúc trước Bình An Cương hầu phu nhân Hứa Yết phạm tội đại nghịch bất đạo, người nhà may mắn bị xá lệnh, trở lại nguyên quán. Lệnh Bình Ân hầu Hứa Đán cùng thân thuộc ở Sơn Dương quận trở lại kinh thành"[9].

Năm Tuy Hòa nguyên niên (8 TCN), Thuần Vu Trường ở trước mặt Hoàng đế cùng Thái hậu chịu sủng, quyền thế áp đảo công khanh. Tháng 10 năm đó, ngoại thích Vương Mãng không chịu được cảnh với Thuần Vu Trường tác oai tác oái, hướng trình diện Hoàng đế và Thái hậu, vạch trần sự việc Thuần Vu Trường nhận hối lộ của Hứa hoàng hậu. Hoàng thái hậu thập phần tức giận, Hán Thành Đế nửa tin nửa ngờ, nhưng bị áp lực bởi Thái hậu, miễn đi toàn bộ chức vụ của Thuần Vu Trường mà không trị tội, bị điều đi Phong quốc. Tháng 11, Thuần Vu Trường hối lộ Hồng Dương hầu Vương Lập (王立), cầu xin Hoàng đế niệm tình cho trở lại chức vị cũ. Vương Lập bị tiền tài cám dỗ, nhưng lòng oán với Thuần Vu Trường khi xưa vẫn còn, bên cạnh nhận hối lộ còn khiến Hán Thành Đế nghi ngờ thêm Thuần Vu Trường, tiến hành tra khảo. Tháng 12, Thuần Vu Trường thừa nhận "Diễn vũ Trường Định cung (ý chỉ Hứa hoàng hậu), mưu lập Tả Hoàng hậu", đây gọi là mưu nghịch tạo phản. Hán Thành Đế lập tức hạ chiếu giết Thuần Vu Trường trong ngục[10].

Sau khi xử lý Thuần Vu Trường, Hán Thành Đế sai Khổng Quang (孔光) cầm cờ tiết, đến Trường Định cung ban chết cho Hứa hoàng hậu. Xác của bà được chôn cất ở phía Tây, giao đạo chuồng ngựa của Diên lăng (延陵)[11].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 《漢書 卷九十七下 外戚傳第六十七下》皇后及上疏曰.妾誇布服粝糧.加以幼稚愚惑.不明義理.幸得免離茅屋之下.備後宮掃除. 小竹武夫譯《漢書》下卷,筑摩書房,1979年,376頁注(5):「妾は皇后の謙称、誇は許后の名か。一に、誇を大の意として、粗末な布製の衣服とする。」
  2. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:孝成许皇后,大司马车骑将军平恩侯嘉女也。元帝悼伤母恭哀后居位日浅而遭霍氏之辜,故选嘉女以配皇太子。初入太了家,上令中常侍黄门亲近者侍送,还白太子欢说状,元帝喜谓左右:“酌酒贺我!”左右皆称万岁。久之,有一男,失之。初后父嘉自元帝時為大司馬車騎將軍輔政,已八九年矣。及成帝立,復以元舅陽平侯王鳳為大司馬大將軍,與嘉並。杜欽以為故事后父重於帝舅,乃說鳳曰:「車騎將軍至貴,將軍宜尊重之敬之,無失其意。蓋輕細微眇之漸,必生乖忤之患,不可不慎。衛將軍之日盛於蓋侯,近世之事,語尚在於長老之耳,唯將軍察焉。」久之,上欲專委任鳳,乃策嘉曰:「將軍家重身尊,不宜以吏職自絫。賜黃金二百斤,以特進侯就朝位。」後歲餘薨,諡曰恭侯。
  3. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:后聪慧,善史书,自为妃至即位,常宠于上,后宫希得进见。
  4. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》: 皇太后及帝舅憂上無繼嗣,時又數有災異,劉向、谷永等皆陳其咎在於後宮。上然其言。於是省減椒房掖廷用度。皇后乃上疏曰:妾誇布服糲食,加以幼稚愚惑,不明義理,幸得免離茅屋之下,備後宮埽除。蒙過誤之寵,居非命所當託,洿穢不修,曠職尸官,數逆至法,踰越制度,當伏放流之誅,不足以塞責。乃壬寅日大長秋受詔:「椒房儀法,御服輿駕,所發諸官署,及所造作,遺賜外家群臣妾,皆如竟寧以前故事。」妾伏自念,入椒房以來,遺賜外家未嘗踰故事,每輒決上,可覆問也。今誠時世異制,長短相補,不出漢制而已,纖微之間,未必可同。若竟寧前與黃龍前,豈相放哉?家吏不曉,今壹受詔如此,且使妾搖手不得。今言無得發取諸官,殆謂未央宮不屬妾,不宜獨取也。言妾家府亦不當得,妾竊惑焉。幸得賜湯沐邑以自奉養,亦小發取其中,何害於誼而不可哉?又詔書言服御所造,皆如竟寧前,吏誠不能揆其意,即且令妾被服所為不得不如前。設妾欲作某屏風張於某所,曰故事無有,或不能得,則必繩妾以詔書矣。此二事誠不可行,唯陛下省察。官吏忮佷,必欲自勝。幸妾尚貴時,猶以不急事操人,況今日日益侵,又獲此詔,其操約人,豈有所訴?陛下見妾在椒房,終不肯給妾纖微內邪?若不私府小取,將安所仰乎?舊故,中宮乃私奪左右之賤繒,及發乘輿服繒,言為待詔補,已而伛易其中。左右多竊怨者,甚恥為之。又故事以特牛祠大父母,戴侯、敬侯皆得蒙恩以太牢祠,今當率如故事,唯陛下哀之!今吏甫受詔讀記,直豫言使后知之,非可復若私府有所取也。其萌牙所以約制妾者,恐失人理。今但損車駕,及毋若未央宮有所發,遺賜衣服如故事,則可矣。其餘誠太迫急,奈何?妾薄命,端遇竟寧前。竟寧前於今世而比之,豈可耶?故時酒肉有所賜外家,輒上表乃決。又故杜陵梁美人歲時遺酒一石,肉百斤耳。妾甚少之,遺田八子誠不可若是。事率眾多,不可勝以文陳。俟自見,索言之,唯陛下深察焉!上於是采劉向、谷永之言以報曰:皇帝問皇后,所言事聞之。夫日者眾陽之宗,天光之貴,王者之象,人君之位也。夫以陰而侵陽,虧其正體,是非下陵上,妻乘夫,賤踰貴之變與?春秋二百四十二年,變異為眾,莫若日蝕大。自漢興,日蝕亦為呂、霍之屬見。以今揆之,豈有此等之效與?諸侯拘迫漢制,牧相執持之也,又安獲齊、趙七國之難?將相大臣褢誠秉忠,唯義是從,又惡有上官、博陸、宣成之謀?若乃徒步豪桀,非有陳勝、項梁之群也;匈奴、夷狄,非有冒頓、郅支之倫也。方外內鄉,百蠻賓服,殊俗慕義,八州懷德,雖使其懷挾邪意,猶不足憂,又況其無乎?求於夷狄無有,求於臣下無有,微後宮也當,何以塞之?
  5. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》: 自鴻嘉後,上稍隆於內寵。婕妤進侍者李平,平得幸,立為婕妤。上曰:「始衛皇后亦從微起。」乃賜平姓曰衛,所謂衛婕妤也。
  6. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》: 成帝嘗微行出,過陽阿主,作樂。上見飛燕而說之,召入宮,大幸。有女弟復召入,俱為婕妤,貴傾後宮。
  7. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:是时,大将军凤用事,威权尤盛。其后,比三年日蚀,言事者颇归咎于凤矣。而谷永等遂著之许氏,许氏自知为凤所不佑。久之,皇后宠亦益衰,而后宫多新爱。后姊平安刚侯夫人谒等为媚道祝诅后宫有身者王美人及凤等,事发觉,太后大怒,下吏考问,谒等诛死,许后坐废处昭台宫,亲属皆归故郡山阳,后弟子平恩侯旦就国。凡立十四年而废,在昭台岁余,还徙长定宫。
  8. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:初,许皇后坐执左道废处长定宫,而后姊孊为龙额思侯夫人,寡居。长与孊私通,因取为小妻。许后因孊赂遗长,欲求复为婕妤。长受许后金钱乘舆服御物前后千余万,诈许为白上,立以为左皇后。孊每入长定宫,辄与孊书,戏侮许后,嫚易无不言。
  9. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》: 公元前9年(元延四年),汉成帝怜悯许废后,颁下诏书说:”先前平安刚侯夫人许谒犯下大逆不道之罪,家人有幸蒙受赦令,回到原籍。令平恩侯许旦和许氏在山阳郡的亲属回到京城。”
  10. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:初,许皇后坐执左道废处长定宫,而后姊孊为龙额思侯夫人,寡居。长与孊私通,因取为小妻。许后因孊赂遗长,欲求复为婕妤。长受许后金钱乘舆服御物前后千余万,诈许为白上,立以为左皇后。孊每入长定宫,辄与孊书,戏侮许后,嫚易无不言。交通书记,赂遗连年。是时,帝舅曲阳侯王根为大司马票骑将军,辅政数岁,久病,数乞骸骨。长以外亲居九卿位,次第当代根。根兄子新都侯王莽心害长宠,私闻长取许孊,受长定宫赂遗。莽侍曲阳侯疾,因言:“长见将军久病,意喜,自以当代辅政,至对衣冠议语署置。”具言其罪过。根怒曰:“即如是,何不白也?”莽曰:“未知将军意,故未敢言。”根曰:“趣白东宫。”莽求见太后,具言长骄佚,欲代曲阳侯,对莽母上车,私与长定贵人姊通,受取其衣物。太后亦怒曰:“儿至如此!往白之帝!”莽白上,上乃免长官,遣就国。
  11. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:先是,废后姊孊寡居,与定陵侯淳于长私通,因为之小妻。长绐之曰:“我能白东宫,复立许后为左皇后。”废后因孊私赂遗长,数通书记相报谢。长书有悖谩,发觉,天子使廷尉孔光持节赐废后药,自杀,葬延陵交道厩西。