Hiệu ứng Streisand

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hiệu ứng Streisand ("Streisand Effect") được dùng như một thuật ngữ đề cập đến những hậu quả không chủ ý khi cố gắng tìm cách để che giấu, loại bỏ, ngăn chặn hoặc kiểm duyệt một thông tin, nhưng nó càng làm công chúng chú ý hơn đồng thời thông tin bị công bố và lan tỏa rộng rãi hơn, thường là qua Internet. Hiệu ứng này lấy tên từ vụ ca sĩ Mỹ Barbra Streisand vào năm 2003 đã nỗ lực xóa bỏ hình ảnh về nơi cư trú của mình ở Malibu, California bị lộ bởi Dự án ghi nhận vùng bờ biển California để chống xói mòn bờ biển, vô tình đã thu hút sự chú ý hơn nữa của công chúng.[1]

Nhiều trường hợp cũng xảy ra tương tự, ví dụ, trong bức thư đe dọa hoặc những thỏa thuận ngăn chặn việc công bố những số liệu, tập tin, dữ liệu và các trang web. Nhưng thay vì bị che giấu, các thông tin lại bị công bố công khai trên quy mô lớn và lan truyền trên những phương tiện truyền thông đại chúng, như video và các bài hát chế nhạo, thường được phát tán rộng rãi trên mạng Internet hoặc qua các mạng chia sẻ dữ liệu (file-sharing).[2][3]

Nguồn gốc của thuật ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi biệt thự của Streisand, trong bộ sưu tập của California Coastal Records Project, tâm điểm của vụ kiện và cũng là lý do cho tên của hiệu ứng

Mike Masnick của trang blog Techdirt đã đặt ra thuật ngữ này sau khi Streisand vào năm 2003 đã thất bại khi kiện nhiếp ảnh gia Kenneth Adelman và trang web Pictopia.com, đòi bồi thường 50 triệu USD, vì vi phạm quyền bảo vệ đời tư, vì trong tổng số 12.000 chụp hình ảnh bờ biển California trong bộ sưu tập công khai mà trang web này công bố có hình chụp ngôi biệt thự của Streisand tại Malibu, California.[2][4][5][6] Vụ kiện nhằm buộc Adelman phải loại bỏ tấm hình chụp ngôi biệt thự của ca sĩ, nhưng qua đó, Streisand cũng vô tình chỉ điểm ngôi biệt thự của mình, và tạo ra sự chú ý cũng như hiệu ứng lan tỏa (còn gọi là "hiệu ứng quả cầu tuyết"). Adelman nêu lý do là ông chụp ảnh bãi biển để ghi nhận sự xói lở bờ biển cho California Coastal Records Project (dự án lưu trữ ven biển California), được dùng để vận động và gây ảnh hưởng đến công việc hoạch định chính sách của chính phủ.[7][8] Trước khi Streisand nộp đơn kiện, "Image 3850" (tên của hình trong dự án) đã được tải về từ trang web của Adelman chỉ 6 lần; 2 lần trong số này là bởi các luật sư của Streisand.[9] Như một kết quả của hiệu ứng lan tỏa, sự tìm tòi của công chúng về tấm hình tăng lên đáng kể, hơn 420.000 người đã đến thăm trang web trong tháng tiếp theo.[10] Streisand thua kiện và một thẩm phán của Tòa án Cấp cao của California ở Quận Los Angeles đã ra phán quyết rằng Barbra Streisand phải trả các bị đơn trong vụ này tổng cộng là $ 177.107,54 chi phí pháp lý và chi phí tòa án.[8]

Động lực và pháp lý[sửa | sửa mã nguồn]

Lý do pháp lý cho việc loại bỏ các thông tin của một cá nhân, có thể là một giả định của một sự vi phạm về quyền cá nhân. Ví dụ, như mục đích là đạt được một án lệnh tạm thời (Preliminary injunction) ngăn cấm việc truy cập vào một bức ảnh, một tập tin, toàn bộ trang web hoặc cấm việc cung cấp thông tin.

Nhưng thay vì các thông tin bị dập tắt, nó lại thường được phát tán theo kiểu "sao y" trên Internet, phổ biến trong các mạng chia sẻ dữ liệu.[2][3] Kết quả của điều này giống như nhận định của nhà hoạt động John Gilmore: "the Net interprets censorship as damage and routes around it" ("Internet xem sự kiểm duyệt như là phá hoại và sử dụng một tuyến đường khác để lách thay thế"),[11] và so sánh với một sinh vật có khả năng tự tái tạo. Nhưng hiệu ứng lan tỏa không tự nhiên đến mà là hành động có chủ ý và mục đích của nhiều cá nhân, vì tò mò hoặc vì niềm tin để chủ động chống lại sự kiểm duyệt.

Hiện nay đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ và truyền thông đã đưa ra nhiều phương cách để chống lại sự loan tin xấu về các doanh nghiệp, và thông tin sớm cho "nạn nhân" được biết về những thông tin tiêu cực và bất lợi, để ngăn chặn sự lây lan không kiểm soát được.[12]

Một vài trường hợp tương tự[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 4 năm 2007, một người đàn ông đã tải một video lên YouTube về vua Thái Lan. Chính quyền đã phản ứng bằng kiểm duyệt YouTube. Kết quả là làm cho nhiều người xem video đó và tạo ra video còn tệ hơn.[13]

Trong tháng 11 năm 2007, Tunisia đã chặn truy cập vào YouTubeDailymotion sau khi video ở các trang này nói về các tù nhân chính trị tại Tunisia. Các nhà hoạt động và ủng hộ của họ sau đó bắt đầu để liên kết vị trí của cung điện của Tổng thống lúc đó là Zine El Abidine Ben Ali trên Google Earth với các video về các quyền tự do dân sự nói chung. The Economist cho là điều này "đã biến một câu chuyện nhân quyền nhỏ thành một chiến dịch toàn cầu".[14]

Các cơ quan tình báo Pháp (Direction générale de la sécurité intérieure) đã áp lực một biên tập viên xóa trên Wikipedia tiếng Pháp một bài viết về đài phát thanh quân đội ở trên đỉnh núi Pierre-sur-Haute (thuộc tỉnh Loire),[15] bài viết ngay lập tức đã được khôi phục trong vòng một thời gian ngắn bởi người sử dụng khác và dịch sang các phiên bản ngôn ngữ khác của Wikipedia, kết quả là bài viết trở thành trang được xem nhiều nhất trên Wikipedia tiếng Pháp,[16] cũng như lôi kéo sự chú ý của báo chí.[17][18] Một vụ kiện năm 2013 về tội phỉ báng bởi nghị sĩ Quốc hội Theodore Katsanevas chống lại một biên tập viên Wikipedia tiếng Hy Lạp dẫn đến việc các thành viên của dự án cung cấp thông tin về câu chuyện đến các nhà báo.[19]

Tổ chức Scientology (Khoa Luận giáo) đã cố gắng để ngăn chặn một video của Tom Cruise nói về tổ chức tôn giáo của họ, dẫn đến sự hình thành của phong trào phản đối Chanology mà từ tháng 2 năm 2008 đã thực hiện các cuộc biểu tình hàng tháng để phản đối.[20]

Vào ngày 13 tháng 11 năm 2008 đại biểu quốc hội liên bang Đức Lutz Heilmann của đảng cánh tả đã đệ đơn tòa án Lübeck, xin cấm Wikipedia tiếng Đức không được hoạt động trên Internet cho tới khi những tranh chấp về những tin tức liên quan đến cá nhân ông ta đăng trên Wiki Đức, được giải quyết. Heilmann viện lý do là, Wikipedia tiếng Đức không cho ông ta cơ hội để bào chữa những gì đã đăng lên trên đó.[21] Khi đơn của ông được chấp thuận, thì bài viết đó trên wiki gây được nhiều chú ý,[22] và đã được rất nhiều cơ quan truyền thông tường thuật.[23]

Ngày 17 tháng 8 năm 2010, chính quyền thành phố Duisburg, Đức ra một lệnh cấm trang Blog "xtranews"[24] việc công bố các tài liệu vì lý do "vi phạm bản quyền". Các tài liệu đã cho thông tin hậu trường về tai nạn xảy ra tại cuộc diễn hành Love Parade 2010. Trong vòng một vài giờ, người dùng internet đã chuyển các tài liệu lên các máy chủ khác nhau trên khắp thế giới để phản đối hành động này và giúp các tài liệu được nhiều người đọc hơn. Thị trưởng Adolf Sauerland đã kiện ra tòa và trở thành tâm điểm chú ý cũng như bị giễu cợt.[25]

Vụ tai nạn Lý Cương hay vụ "Ba tao là Lý Cương" là một sự kiện phát sinh từ tai nạn giao thông xảy ra vào tối 16 tháng 10 năm 2010, tại khuôn viên trường Đại học Hà Bắc, thuộc thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, làm một cô gái tử nạn. Khi người lái xe là Lý Khởi Minh (con trai của Lý Cương là Giám đốc Công An của thành phố đó) bị bắt giữ đã ngang nhiên nói: "Cứ kiện đi nếu dám. Ba tao là Lý Cương".[26] Câu nói cũng được đưa vào các bài hát, trở thành câu cửa miệng có tính châm biếm trên mạng.[27][28][29] Các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc, ban đầu đã nỗ lực ngăn chặn sự lan truyền vụ việc[28]. Nhưng ngược lại, nỗ lực của họ càng làm cho làn sóng phản đối dâng cao.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “The Streisand Effect”. Merriam-Webster.com. Merriam Webster dictionary. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2019.
  2. ^ a b c Canton, David (ngày 5 tháng 11 năm 2005). “Today's Business Law: Attempt to suppress can backfire”. London Free Press. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2007. The 'Streisand effect' is what happens when someone tries to suppress something and the opposite occurs. The act of suppressing it raises the profile, making it much more well known than it ever would have been.
  3. ^ a b Mugrabi, Sunshine (ngày 22 tháng 1 năm 2007). “YouTube—Censored? Offending Paula Abdul clips are abruptly taken down”. Red Herring. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2007. Another unintended consequences of this move could be that it extends the kerfuffle over Ms. Abdul's behavior rather than quelling it. Mr. Nguyen called this the 'Barbra Streisand effect', referring to that actress's insistence that paparazzi photos of her mansion not be used
  4. ^ The perils of the Streisand Effect BBC News magazine ngày 31 tháng 7 năm 2014
  5. ^ Josh Bernoff; Charlene Li (2008). Groundswell: Winning in a World Transformed by Social Technologies. Boston, Mass: Harvard Business School Press. tr. 7. ISBN 1-4221-2500-9.
  6. ^ Since When Is It Illegal to Just Mention a Trademark Online?, techdirt.com
  7. ^ “Barbra Sues Over Aerial Photos”. The Smoking Gun. ngày 30 tháng 5 năm 2003. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2010.
  8. ^ a b Barbra Streisand Sues to Suppress Free Speech Protection for Widely Acclaimed Website ink includes lawsuit filings. Streisand was ordered to pay $177,107.54 in court and legal fees. The site has an image of the $155,567.04 check Streisand paid for Adelman's legal fees.
  9. ^ Tentative ruling, page 6, stating, "Image 3850 was download six times, twice to the Internet address of counsel for plaintiff". In addition, two prints of the picture were ordered — one by Streisand's counsel and one by Streisand's neighbor.
  10. ^ Rogers, Paul (ngày 24 tháng 6 năm 2003). “Photo of Streisand home becomes an Internet hit”. San Jose Mercury News, mirrored at californiacoastline.org. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2007.
  11. ^ Philip Elmer-Dewitt: First Nation in Cyberspace Lưu trữ 2013-02-05 tại Archive.today. In: Time International, 6/12/1993, No. 49.
  12. ^ Stefan Schultz (13/9/ 2009). “Kommunikationsstratege Martin Grothe. Krisen-Navigator fürs Web der Gerüchte” (bằng tiếng Đức). Spiegel online. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2010. Chú thích có tham số trống không rõ: |site= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=|date= (trợ giúp)
  13. ^ “A Crash Course in the Streisand Effect”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2016.
  14. ^ “Blog standard: Authoritarian governments can lock up bloggers. It is harder to outwit them”. The Economist. ngày 26 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2010. WHAT do Barbra Streisand and the Tunisian president, Zine el-Abidine Ben Ali, have in common? They both tried to block material they dislike from appearing on the internet.
  15. ^ “Communiqué from the Wikimedia Foundation” (bằng tiếng Pháp). ngày 6 tháng 4 năm 2013.
  16. ^ Geuss, Megan. “Wikipedia editor allegedly forced by French intelligence to delete "classified" entry”. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2013.
  17. ^ “La DCRI accusée d'avoir illégalement forcé la suppression d'un article de Wikipédia” (bằng tiếng französisch). Le Monde. ngày 6 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  18. ^ Tristan Vey (ngày 6 tháng 4 năm 2013). “La DCRI fait pression sur un bénévole pour supprimer une page Wikipédia” (bằng tiếng französisch). Le Figaro. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  19. ^ Sampson, Tim (ngày 19 tháng 2 năm 2014). “Greek politician who sued Wikipedia editor clearly never heard of the Streisand Effect”.
  20. ^ Internet-Bewegung gegen Scientology geht auf die Straße. heise.de
  21. ^ “Keine weiteren juristischen Schritte gegen Wikipedia (lưu trữ tại web.archive.org)”. Pressemitteilung Die Linke. 16 tháng 11 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  22. ^ “Wikipedia article traffic statistics”. Truy cập 28 tháng 6 năm 2015.
  23. ^ “Wikipedia-Sperrung: Lutz Heilmann und der „Streisand-Effekt". Focus. 17/11/2008. Truy cập 18/11/2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=|date= (trợ giúp)
  24. ^ Sauerlands Streisand-Effekt Lưu trữ 2010-12-22 tại Wayback Machine auf on3-radio, truy cập ngày 18/8/2010
  25. ^ Constanze Kurz: Wenn die Zensur reichlich alt aussieht. In: FAZ.net, 20/8/2010
  26. ^ “Internet no substitute for state anti-graft efforts”. People's Daily. ngày 27 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2010.
  27. ^ “China: My father is Li Gang!”. Global Voices. ngày 22 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2010.
  28. ^ a b Wines, Michael (ngày 18 tháng 11 năm 2010). “China's Censors Misfire in Abuse-of-Power Case”. The New York Times. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2010.
  29. ^ “China: My father is Li Gang!”. Reuters. ngày 22 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]