Hoàng Anh Tuấn (đạo diễn)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàng Anh Tuấn
Thông tin cá nhân
Sinh(1932-05-07)7 tháng 5, 1932
Mất1 tháng 9, 2006(2006-09-01) (74 tuổi)
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Vợ
Ngô Thị Liên
Con cái
xem văn bản
Sự nghiệp điện ảnh
Tác phẩmHai chuyến xe hoa
Xa lộ không đèn

Hoàng Anh Tuấn (7 tháng 5 năm 19321 tháng 9 năm 2006) là một nhà đạo diễn, nhà văn người Việt.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Anh Tuấn sinh ra tại Hà Nội. Năm 17 tuổi ông du học sang Pháp đến năm 1958 thì về lại Việt Nam sau khi tốt nghiệp trường điện ảnh IDHEC (viết tắt tiếng Pháp: L'Institut des hautes études cinématographiques) ở Paris.[1] Ông là một trong số ít các đạo diễn của được đào tạo bài bản trong giai đoạn này.[2]

Ông đóng góp nhiều bài vở cho các báo chí ở Sài Gòn.[3] Năm 1965 ông được bổ nhiệm làm Quản đốc Đài Phát thanh Đà Lạt.[4] Tên tuổi của ông gắn liền với ngành điện ảnh trong vai trò đạo diễn. Bốn cuốn phim có sự đóng góp của ông là:[5]

  1. Hai chuyến xe hoa (1961)[6] dựa trên tiểu thuyết Hai chuyến xe hoa của Nguyễn Bính Thinh và tuồng cải lương của Thái Thụy Phong; hai diễn viên chính trong phim là Thanh NgaThành Được.[7]
  2. Ngàn năm mây bay (1963), dựa theo tiểu thuyết của Văn Quang, hãng Thái Lai sản xuất với các diễn viên Lê Quỳnh, Bích Sơn, Bích Thủy, Phạm Huấn
  3. Nước mắt đêm xuân với các diễn viên Mai Trường, Nguyễn Long, Lệ Quyên và Khánh Ly
  4. Xa lộ không đèn (1972) với các diễn viên Thanh Nga, Hoài Trung, Trang Thanh Lan, Năm Châu

Sau năm 1975 ông bị bắt đi cải tạo đến năm 1979 thì được phép xuất cảnh sang Pháp. Năm 1981 ông sang định cư ở Hoa Kỳ rồi mất ở San Jose, California.[4]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ly nước lọc - kịch nói
  • Hà Nội 48 - kịch nói
  • Về Provins - tập thơ
  • Yêu em, Hà Nội - tập thơ
  • "Mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội" - nhạc soạn cùng với Phạm Đình Chương
  • Mưa lạnh hoàng hôn - nhạc, đồng sáng tác với Tuấn Khanh, Đức Hưng, Mai Trường, Thương Hoài Nguyên và Nguyễn Long

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian Hoàng Anh Tuấn du học tại Pháp, ông đã kết hôn với bà Ngô Thị Liên và có 6 người con: Hoàng Hôn Thắm, Hoàng Ánh Thép, Hoàng Thu Thuyền, Hoàng Hương Thao, Hoàng Mạc Tiên, và Hoàng Thái Trang. Con gái út Hoàng Thái Trang kết hôn với Trần Văn Học, con trai của cố thi sĩ Nguyên Sa. Về sau ông chung sống với bà Khương Thị Phương Trâm.[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Anh Duyên (1988), tr. 373.
  2. ^ Dương Đức Dũng (1992), tr. 53.
  3. ^ Mạc Thụy (2015), tr. 35.
  4. ^ a b c Đỗ Vẫn Trọn (2 tháng 9 năm 2006). “Vĩnh biệt thi sĩ Hoàng Anh Tuấn”. BBC tiếng Việt. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ Thái Tú Hạp (1985), tr. 497.
  6. ^ Nguyễn Thanh Hoàng (1970). Tuần báo văn-nghệ Tiền phong, Số phát hành 552-569. Arlington, Texas: Nguyễn Thanh Hoàng.
  7. ^ Anh Duyên (1988), tr. 389.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]