Huân chương Tự do Tổng thống

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Huân chương Presidential Medal of Freedom

Huân chương Tự do của Tổng thống (Tiếng Anh: Presidential Medal of Freedom) là một huân chương của Tổng thống Hoa Kỳ dùng để trao tặng cho những đóng góp đặc biệt trong giữ gìn an ninh công cộng, lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, thế giới hòa bình hay lĩnh vực văn hóa hoặc các nỗ lực đáng kể của một cá nhân hay tập thể [1].

Huân chương Tự do của Tổng thống cùng Huân chương vàng Quốc hội của Quốc hội Hoa Kỳ là hai huân chương cao quý nhất của nước Mỹ. Người được nhận huân chương không chỉ giới hạn là công dân Mỹ (nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đã nhận Huân chương này) và mặc dù là một giải thưởng dân sự nhưng quân nhân vẫn được nhận với điều kiện phải mặc quân phục khi nhận giải.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Huân chương được lập ra năm 1945 bởi tổng thống Harry Truman để vinh danh những người tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.[2] Đến năm 1963 huân chương này được tổng thống John F. Kennedy tái lập và mở rộng diện vinh danh thông qua sắc lệnh số 11085.[3]

Huân chương này được trao thường niên vào dịp gần ngày Độc lập Hoa Kỳ (4 tháng 7), những người được lựa chọn để nhận vinh dự này được quyết định bởi chính tổng thống. Huân chương có thể được trao cho các cá nhân nhiều hơn một lần, ví dụ John Kenneth GalbraithColin Powell đều từng hai lần nhận huân chương. Những người đã qua đời cũng có thể được truy tặng huân chương, ví dụ cho trường hợp này là Paul "Bear" Bryant, John F. KennedyRoberto Clemente.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Huân chương và những chi tiết đi kèm như ruy-băng, huy hiệu, cài cà-vạt

Phần chính của huân chương có dạng ngôi sao vàng tráng men trắng lồng phía trên một hình ngũ giác tráng men đỏ. Vành tròn viền vàng ở trung tâm ngôi sao có khắc 13 ngôi sao vàng nhỏ trên nền men xanh nước biển (lấy từ Quốc huy Hoa Kỳ). Nối giữa các cánh của ngôi sao là năm con đại bàng mạ vàng. Phía trên dải băng treo huân chương còn đính thêm một con đại bàng khác mạ bạc.

Người nhận huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Người nhận huy chương Lĩnh vực Ghi chú
1946 John Kenneth Galbraith Kinh doanh và kinh tế học
1946 Thomas Francis, Jr. Khoa học tự nhiên
1946 Horacio de la Costa Tôn giáo
1946 William Stephenson Tình báo
1946 Homer Morrison Byington Chính trị
1946 Andrew Berry Quân sự
1947 Henry Rigby Tình báo
1948 Frank Berryman Quân sự
1961 Andrew Goodpaster Quân sự Được trao huân chương lần 2 năm 1984
1963 John F. Kennedy Tổng thống Hoa Kỳ Truy tặng
1963 Ludwig Mies van der Rohe Kiến trúc
1963 Edwin H. Land Nhiếp ảnh
1963 Jean Monnet Ngoại giao
1964 Walt Disney Điện ảnh
1964 Theodore M. Hesburgh Giáo dục
1964 Lewis Mumford Khoa học tự nhiên
1968 Robert S. McNamara Chính trị
1969 Bob Hope Điện ảnh
1969 Gregory Peck Điện ảnh
1969 Duke Ellington Âm nhạc
1977 Lady Bird Johnson Phu nhân tổng thống Lyndon B. Johnson
1977 Ariel DurantWill Durant Sử học
1977 James D. Watson Khoa học tự nhiên
1980 Rachel Carson Khoa học tự nhiên Truy tặng
1980 John Wayne Điện ảnh Truy tặng
1980 Ansel Adams Nhiếp ảnh
1980 Lyndon B. Johnson Tổng thống Hoa Kỳ Truy tặng
1981 Kirk Douglas Điện ảnh
1983 Clare Boothe Luce Chính trị
1984 James Cagney Điện ảnh
1984 Whittaker Chambers Tình báo
1984 Andrew Goodpaster Ngoại giao Được trao huân chương lần 1 năm 1961
1985 Juan Trippe Kinh doanh và kinh tế học Truy tặng
1985 Jacques-Yves Cousteau Khoa học tự nhiên Công dân Pháp
1987 Lyman Lemnitzer Quân sự
1988 Milton Friedman Kinh doanh và kinh tế học
1989 Lucille Ball Điện ảnh Truy tặng
1992 Audrey Hepburn Điện ảnh
1993 Martha Raye Điện ảnh
1993 Marjory Stoneman Douglas Hoạt động môi trường
1993 Joseph L. Rauh, Jr Luật
1993 John Minor Wisdom Luật
1993 William J. Brennan, Jr. Luật
1993 Thurgood Marshall Luật
1993 Colin Powell Quân sự
1993 William Fulbright Chính trị
1993 Ronald Reagan Tổng thống Hoa Kỳ
1993 Arthur Ashe Thể thao

2016[sửa | sửa mã nguồn]

Các tài tử điện ảnh Tom Hanks, Robert RedfordRobert De Niro, vận động viên bóng rổ Kareem Abdul-JabbarMichael Jordan, ca sĩ Bruce SpringsteenDiana Ross, người thành lập quỹ Melinda và Bill Gates, người dẫn chương trình Ellen DeGeneres, các nhà toán học và khoa học máy tính Grace Hopper, Margaret Hamilton, Elvis Presley, ...[4]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Executive Order 9586, signed ngày 6 tháng 7 năm 1945; Federal Register 10 FR 8523, ngày 10 tháng 7 năm 1945
  2. ^ Executive Order 9590, signed 21 tháng 7 năm 1945;Federal Register 10 FR 9203, 25 tháng 7 năm 1945
  3. ^ Executive Order 11085, signed ngày 22 tháng 2 năm 1963; Federal Register 28 FR 1759, ngày 26 tháng 2 năm 1963
  4. ^ „Einfach weiterschwimmen“ – Tränen im Weißen Haus, welt, 23.11.2016

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]