Hung Nô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hung Nô
Thế kỷ III TCN–Thập niên 430
Lãnh thổ Hung Nô (lục) (khoảng 250 TCN).
Lãnh thổ Hung Nô (lục) (khoảng 250 TCN).
Vị thếLiên minh du mục
Thủ đôLong Thành (龙城/蘢城), gần bia văn Orkhon (nay thuộc Mông Cổ), nơi gặp mặt hàng năm và kinh đô trên thực tế.
Thiền vu 
Lịch sử 
• Thành lập
Thế kỷ III TCN
• Giải thể
Thập niên 430

Hung Nô (tiếng Trung: 匈奴; bính âm: Xiōngnú) là các bộ lạc du cư ở khu vực Trung Á, nói chung sinh sống ở khu vực thuộc Mông Cổ ngày nay. Từ thế kỷ III TCN họ đã kiểm soát một đế chế rộng lớn trên thảo nguyên, kéo dài về phía tây tới khu vực Kavkaz (Caucasus). Các hoạt động của họ diễn ra chủ yếu tại các khu vực thuộc miền nam Siberi, miền tây Mãn Châu và các tỉnh, khu tự trị ngày nay của Trung QuốcNội Mông Cổ, Cam TúcTân Cương. Các tài liệu lịch sử rất cổ của người Trung Quốc (có lẽ là truyền thuyết) cho rằng người Hung Nô là các hậu duệ của con trai của vua Kiệt (桀) - vị vua cuối cùng của nhà Hạ (夏朝) - triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, mà các dấu vết còn lại của họ được người Trung Quốc thời Xuân Thu-Chiến Quốc cho là người của nước Kỷ (杞). Tuy nhiên, do các khác biệt và xung đột nội bộ nên người Hung Nô đã chạy lên phía bắc và tây bắc.

Quan hệ giữa người Hán và người Hung Nô rất phức tạp và bao gồm các xung đột quân sự, các trao đổi cống phẩm và thương mại, cũng như các thỏa ước về hôn nhân.

Đa số thông tin về người Hung Nô chỉ có được từ các sử liệu Trung Quốc, nên không có cách nào để khôi phục lại các phần quan trọng nhất của tiếng Hung Nô. Chỉ có một ít các tên gọi và tước vị của họ có được từ các bản dịch ra tiếng Trung.

Theo các sử liệu Trung Quốc như Sử ký, Hán thư thì đến thời Đông Hán, người Hung Nô bị phân ra thành hai bộ phận cơ bản là:

Ngoài ra còn một bộ phận nữa gọi là Tây Hung Nô, nhưng gần như không có thông tin gì về nhóm này.

Nguồn gốc và lịch sử sơ kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực địa lý ban đầu của người Hung Nô nói chung được coi là khu vực Ordos. Theo Tư Mã Thiên trong Sử ký-phần Hung Nô liệt truyện, người Hung Nô là các hậu duệ của Thuần Duy (淳維), có thể là con trai của vua Kiệt, vị vua cuối cùng của nhà Hạ. Tuy nhiên, trong khi không có chứng cứ trực tiếp để bác bỏ giả thuyết này thì cũng không có chứng cứ trực tiếp để hỗ trợ nó.

Thời nhà Chu, không có nhiều tư liệu viết về họ, ngoài các cụm từ như rợ (nhung) Địch, rợ Hồ đều sống ở vùng sa mạc miền tây bắc Trung Quốc, có lẽ là để chỉ các nhóm người này.

Liên minh dưới trướng Mặc Đốn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 209 TCN, tức là chỉ khoảng 3 năm trước khi nhà Hán ra đời, người Hung Nô đã liên kết lại với nhau thành một liên minh hùng mạnh dưới quyền của một thiền vu (单于) mới có tên gọi là thiền vu Mặc Đốn (冒顿, khoảng 209 TCN-174 TCN). Sự thống nhất về mặt chính trị của người Hung Nô đã làm cho họ trở thành một địch thủ đáng gờm, do họ có khả năng tập trung các lực lượng quân sự lớn và thực hiện tốt hơn việc phối hợp chiến lược. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến sự liên minh này vẫn chưa rõ ràng. Người ta cho rằng sự thống nhất Trung Quốc đã thúc đẩy các bộ lạc du cư tập hợp lại xung quanh một trung tâm chính trị nhằm củng cố vị thế của họ.[1]. Một giả thuyết khác là sự tái cơ cấu này là cách thức phản ứng của họ đối với khủng hoảng chính trị đã diễn ra đối với họ khi vào năm 215 TCN, khi quân đội nhà Tần do Mông Điềm chỉ huy đã xua đuổi họ ra khỏi các đồng cỏ bên sông Hoàng Hà.[2]

Sau khi hoàn thành việc thống nhất nội bộ, Mặc Đốn mở rộng đế chế của mình ra các phía. Về phía bắc, ông đã chinh phục hàng loạt các bộ tộc du cư, bao gồm cả người Đinh Linh (Sắc Lặc) ở miền nam Siberia. Ông cũng đè bẹp sự kháng cự của người Đông Hồ ở miền đông Mông Cổ và Mãn Châu, cũng như của người Nguyệt Chi trong hành lang Cam Túc. Ngoài ra, ông cũng đã có khả năng khôi phục lại tất cả các vùng đất đã bị tướng của nhà Tần là Mông Điềm đánh chiếm. Trước khi Mặc Đốn chết vào năm 174 TCN thì người Hung Nô đã xua đuổi hoàn toàn người Nguyệt Chi ra khỏi hành lang Cam Túc và khẳng định sự có mặt của họ tại Tây Vực, thuộc Tân Cương ngày nay.

Bản chất nhà nước Hung Nô[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời Mặc Đốn, một hệ thống nhị nguyên của thể chế chính trị đã được hình thành. Các nhánh tả và hữu (tức là tả bộ và hữu bộ) của người Hung Nô được phân chia trên cơ sở lãnh thổ địa phương. Người đứng đầu các bộ này là tả hiền vương và hữu hiền vương. Thiền vu - người trị vì tối cao, tương đương với "Thiên tử" của người Hán, thực hiện uy quyền trực tiếp trên vùng lãnh thổ trung ương. Long Thành (蘢城), gần Koshu-Tsaidam ở Mông Cổ, đã được thiết lập như là nơi họp mặt hàng năm và là kinh đô trên thực tế (de facto).

Hệ thống thỏa ước hôn nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 201 TCN, Hung Nô tấn công nhà Hán. Hàn vương Tín đầu hàng. Vào mùa đông năm 200 TCN, sau khi vây hãm Thái Nguyên (太原), Hán Cao Tổ Lưu Bang đích thân chỉ huy một chiến dịch quân sự chống lại Mặc Đốn. Tại trận Bạch Đăng (白登, ngày nay là Đại Đồng, Sơn Tây), quân Hán đã bị khoảng 300.000 kỵ binh Hung Nô bao vây. Vị hoàng đế này đã bị cắt nguồn tiếp tế và cứu trợ trong 7 ngày, chỉ có may mắn mới thoát được.

Sau thất bại tại Bình Thành, Lưu Bang từ bỏ giải pháp quân sự đối với mối đe dọa từ phía người Hung Nô. Thay vì thế, năm 198 TCN, một cận thần là Lưu Kính (劉敬) đã được cử đi đàm phán. Giải pháp hòa bình cuối cùng đã đạt được giữa hai bên, bao gồm việc các công chúa nhà Hán sẽ lấy các thiền vu (gọi là hòa thân 和親); các món quà tặng theo chu kỳ cho người Hung Nô, bao gồm tơ lụa, rượugạo; địa vị bình đẳng giữa hai quốc gia và Vạn Lý Trường Thành là biên giới chung.

Thỏa thuận đầu tiên này đã trở thành kiểu mẫu cho quan hệ giữa nhà Hán và nhà nước của người Hung Nô trong khoảng 60 năm. Cho tới năm 135 TCN, thì thỏa thuận này đã được thay đổi không dưới 9 lần, với sự gia tăng của các món "quà tặng" sau mỗi lần thỏa thuận kế tiếp. Năm 192 TCN, Mặc Đốn thậm chí còn đề nghị được cưới Lã Thái hậu. Con trai ông ta và là người kế nghiệp, một người mạnh mẽ tên là Kê Chúc (稽粥, khoảng 174 TCN-160 TCN), còn được biết đến như là Lão Thượng thiền vu (老上單于), vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách bành trướng của cha mình. Lão Thượng đã thành công trong việc đàm phán với Hán Văn Đế các điều kiện để duy trì một hệ thống chợ được chính quyền hỗ trợ ở mức độ lớn.

Trong khi người Hung Nô thu được nhiều lợi lộc thì về phía người Hán các thỏa thuận hôn nhân là đắt đỏ và không hiệu quả. Lão Thượng đã cho thấy là ông ta không hề có ý định nghiêm chỉnh thực hiện thỏa thuận. Thỉnh thoảng, những điệp viên của ông ta đã xâm nhập tới tận Trường An. Năm 166 TCN đích thân ông ta dẫn 140.000 kỵ binh xâm lấn An Định, tiến gần tới nơi nghỉ ngơi của hoàng đế tại đất Úng (雍). Năm 158 TCN, người kế nghiệp ông là thiền vu Quân Thần (khoảng 160 TCN-127 TCN) đã đem 30.000 kỵ binh tấn công Thượng Quận (上郡- thuộc Thiểm Tây ngày nay) và 30.000 quân tấn công Vân Trung (雲中-thuộc Nội Mông Cổ ngày nay).

Chiến tranh với nhà Hán[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà Hán đã chuẩn bị cho việc đối đầu quân sự từ thời kỳ trị vì của vua Hán Văn Đế (trị vì từ 180 TCN đến 157 TCN). Sự tuyệt giao diễn ra năm 133 TCN, ngay sau khi có một âm mưu bất thành nhằm đánh úp thiền vu Quân Thần tại Mã Ấp (馬邑). Vào thời điểm này, đế chế Trung Hoa đã trở nên vững chắc về các mặt chính trị, quân sự, tài chính, cũng như phe ủng hộ chiến tranh đang thắng thế tại triều đình. Tuy nhiên, cũng trong năm đó thì Hán Vũ Đế (trị vì từ năm 141 TCN đến năm 87 TCN) đã đảo ngược lệnh mà ông đã đưa ra vào năm trước đó để phục hồi lại thỏa thuận hòa bình.

Mức độ đầy đủ nhất của chiến tranh đã diễn ra vào mùa thu năm 129 TCN, khi 40.000 kỵ binh Trung Quốc đột ngột tấn công người Hung Nô tại các chợ biên giới. Năm 127 TCN, tướng nhà Hán là Vệ Thanh (衛青) tái chiếm Ordos. Năm 121 TCN, người Hung Nô lại phải gánh thêm một thất bại nữa khi Hoắc Khứ Bệnh (霍去病) chỉ huy một đội kỵ binh nhẹ tiến về phía tây của Lũng Tây và trong vòng 6 ngày đã mở đường xuyên qua 5 tiểu quốc của Hung Nô. Năm 119 TCN cả Hoắc Khứ Bệnh và Vệ Thanh, mỗi người chỉ huy khoảng 50.000 kỵ binh và 100.000 bộ binh, và tiến quân theo hai hướng tây-đông, đã ép buộc được thiền vu Y Trĩ Tà (伊稚斜) và toàn bộ triều đình của ông ta chạy về phía bắc của sa mạc Gobi, hữu hiền vương đầu hàng cùng với 40.000 người.[3]. Hoắc Khứ Bệnh tiến quân theo hướng tây, đuổi người Hung Nô tới tận Lang Cư Tư Sơn, còn Vệ Thanh theo hướng đông đánh vào triều đình Hung Nô. Tại phía đông, nhà Hán liên minh với người Ô Hoàn còn tại phía tây vẫn thực hiện chính sách hòa thân.

Năm 73 TCN, nhà Hán cùng người Ô Hoàn đem 200.000 quân tấn công Hung Nô. Năm 57 TCN, triều đình Hung Nô chia rẽ, Chí (Chất?) Chi (郅支) (?-36 TCN) rút chạy về mạc bắc (tức sa mạc Gobi), năm 51 TCN Hô Hàn Tà (Da?) (呼韓邪) (58 TCN-31 TCN) về đầu hàng nhà Hán. Sau này Chí Chi đem dân chúng rút lui về khu vực ven biển Aralhồ Balkhash (ngày nay thuộc về Afghanistan, UzbekistanKazakhstan). Hô Hàn Tà chiếm lại vương triều tại mạc bắc.

Các khó khăn cơ bản đã hạn chế thời gian và sự kéo dài các chiến dịch này là các vấn đề tự nhiên. Theo phân tích của Nghiêm Vưu (嚴尤), các khó khăn này có hai điểm chính. Thứ nhất là vấn đề tiếp tế lương thực, thực phẩm với một khoảng cách lớn. Thứ hai, thời tiết ở các vùng đất miền bắc của người Hung Nô là một rào cản cho các binh sĩ người Hán, những người không bao giờ có đủ sức lực do không hợp thủy thổ.[4]. Theo các báo cáo chính thức, phía Hung Nô mất khoảng từ 80.000 đến 90.000 người, còn trong số 140.000 ngựa mà người Hán đưa tới vùng sa mạc, chỉ còn ít hơn 30.000 quay trở lại tới Trung Quốc.

Kết quả của các trận chiến này là người Hán đã kiểm soát được khu vực chiến lược từ sa mạc Ordos và hành lang Cam Túc tới Lop Nor (La Bố Bạc). Họ đã thành công trong việc chia cắt người Hung Nô ra khỏi người Khương (羌族) ở phía nam, cũng như có được đường đi trực tiếp tới Tây Vực.

Tranh giành quyền lực[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đế chế Hung Nô đã mở rộng, một điều trở nên rõ ràng là cấu trúc lãnh đạo ban đầu của người Hung Nô thiếu sự mềm dẻo và không thể duy trì sự cố kết có hiệu quả. Truyền thống kế vị của con trai trưởng ngày càng trở nên không có hiệu quả trong thời gian chiến tranh thuộc thế kỷ I TCN. Đối lại với các vấn đề của quyền kế vị, thiền vu Hô Hàn Tà sau đó đã đề ra quy tắc là kể từ người kế nghiệp ông, mọi thiền vu phải chuyển ngai vàng cho em trai mình. Kiểu kế vị mang tính anh em này trên thực tế đã trở thành tiêu chuẩn.

Sự gia tăng của chủ nghĩa cục bộ địa phương ngày càng rõ ràng vào thời kỳ này, khi các vị vua của các tiểu quốc từ chối không tham dự các cuộc họp mặt hàng năm tại cung điện của thiền vu. Trong thời kỳ này, các thiền vu buộc phải xây dựng lực lượng trên lãnh thổ riêng của mình để bảo đảm giữ được ngai vàng.

Trong giai đoạn từ năm 114 TCN đến năm 60 TCN, người Hung Nô đã dựng lên cả thảy là 7 thiền vu. Hai trong số này, Chanshilu và Hồ Diễn Đề (壺衍鞮) đã gánh vác trọng trách khi chỉ là những đứa trẻ. Năm 60 TCN, Tuqitang, trở thành thiền vu Ác Diễn Cú Đề (握衍朐鞮, Wuyanjuti). Không bao lâu sau khi ông trở thành thiền vu, thì ông bị những người ở tả bộ hất cẳng khỏi quyền lực. Năm 58 TCN giới quý tộc trong tả bộ đưa Hô Hàn Tà lên làm thiền vu của họ. Năm 57 TCN là sự tranh giành quyền bính giữa 5 nhóm cục bộ, mỗi nhóm lập ra một thiền vu của riêng mình. Năm 54 TCN Hô Hàn Tà rời bỏ kinh đô ở phía bắc sau khi bị người em của mình là thiền vu Chí Chi đánh bại.

Quan hệ triều cống với nhà Hán[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh thổ của nhà Hán.

Năm 53 TCN Hô Hàn Tà quyết định chấp nhận việc triều cống cho nhà Hán. Các điều kiện ban đầu mà triều đình nhà Hán đòi hỏi là: thứ nhất là thiền vu hoặc sứ giả của ông ta phải tới kinh đô của nhà Hán để tỏ lòng thần phục; thứ hai là thiền vu phải đưa con trai đến làm con tin; và thứ ba là thiền vu phải cống nộp cho hoàng đế nhà Hán. Địa vị chính trị của Hung Nô trong trật tự thế giới của người Hán đã bị hạ từ "quốc gia anh em" xuống thành "ngoại thần" (外臣). Tuy nhiên, trong thời kỳ này thì người Hung Nô vẫn duy trì được chủ quyền chính trị và độc lập hoàn toàn về lãnh thổ. Vạn Lý Trường Thành vẫn tiếp tục là đường ranh giới giữa nhà Hán và nhà nước Hung Nô.

Hô Hàn Tà đã gửi con trai của mình, Shuloujutang, tới triều đình nhà Hán làm con tin. Năm 51 TCN đích thân ông tới Trường An để tỏ lòng thần phục hoàng đế nhà Hán nhân dịp Tết Nguyên Đán. Về mặt tài chính, Hô Hàn Tà đã được ban tặng nhiều vàng, tiền, quần áo, tơ lụa, ngựa và lương thực. Hô Hàn Tà còn hai lần nữa tới Trường An, vào năm 49 TCN và năm 33 TCN, dưới thời Tuyên ĐếNguyên Đế; với mỗi lần này thì đồ ban thưởng của hoàng đế lại tăng lên. Lần cuối cùng, Hô Hàn Tà đã nhân cơ hội đề nghị được làm con rể hoàng đế. Như là dấu hiệu của sự suy tàn địa vị chính trị của người Hung Nô, Hán Nguyên Đế đã từ chối, thay vì thế đã ban cho ông này 5 tì thiếp của mình. Một trong số này là Vương Chiêu Quân (王昭君), một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa trong các câu chuyện dân gian của người Trung Quốc.

Khi Chí Chi biết được sự khuất phục của anh trai mình, ông ta cũng gửi con trai tới triều đình nhà Hán làm con tin vào năm 53 TCN. Sau đó, hai lần vào các năm 51 TCN50 TCN, ông cũng đã gửi các phái đoàn tới triều đình nhà Hán cùng cống phẩm. Nhưng vì không chịu tự đến thần phục nên ông đã không được chấp nhận cho triều cống. Năm 36 TCN, một viên tướng trẻ là Trần Thang (陈汤), với sự hỗ trợ của Cam Duyên Thọ (甘延壽), quan tổng nhiếp chính ở Tây Vực, đã chỉ huy một lực lượng viễn chinh đánh bại Chí Chi tại trận Taraz và gửi đầu ông này về Trường An làm chiến lợi phẩm.

Quan hệ triều cống đã bị gián đoạn trong thời gian cai trị của Hô Đô Nhi Thi (18-48), tương ứng với thời gian chính biến của nhà Tân tại Trung Quốc. Người Hung Nô nắm lấy cơ hội để giành lại sự kiểm soát đối với Tây Vực, cũng như đối với các bộ lạc láng giềng, chẳng hạn đối với người Ô Hoàn. Năm 24, Hô Đô Nhi Thi thậm chí còn nhắc đến vấn đề đảo ngược lại hệ thống triều cống.

Bắc và Nam Hung Nô[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền lực mới của người Hung Nô là trùng hợp với chính sách xoa dịu của Hán Quang Vũ Đế (5 TCN-57, cầm quyền từ năm 25 đến năm 57). Khi ở đỉnh cao nhất của quyền lực, Hô Đô Nhi Thi thậm chí còn so sánh mình với ông tổ nổi tiếng là Mặc Đốn. Tuy nhiên, do chủ nghĩa cục bộ địa phương lại gia tăng giữa những người Hung Nô nên Hô Đô Nhi Thi đã không bao giờ có thể thiết lập uy quyền ở mức không bị tranh cãi. Khi ông chỉ định con trai mình làm người kế vị (trái với quy tắc truyền ngôi cho anh em do Hô Hàn Tà đề ra) thì Bỉ, khi ấy là hữu hiền vương, đã từ chối tham dự cuộc họp mặt hàng năm tại cung điện của thiền vu.

Là con trai lớn của thiền vu trước đó, Bỉ có quyền đòi hỏi sự kế vị. Năm 48, hai năm sau khi con trai của Hô Đô Nhi Thi là Bồ Nô lên ngai vàng, tám bộ lạc Hung Nô trong khu vực căn cứ của Bỉ tại miền nam, với lực lượng khoảng 40.000 đến 50.000 người, đã tôn Bỉ làm thiền vu của họ. Trong suốt thời Đông Hán, hai nhóm này được gọi là nam Hung Nô và bắc Hung Nô.

Bị người Hung Nô miền bắc chèn ép mạnh và bị tổn thất bởi thiên tai, Bỉ đã đưa người Hung Nô miền nam trở lại quan hệ triều cống với Trung Quốc của nhà Hán vào năm 50. Hệ thống triều cống đã được thắt chặt đáng kể để giữ người Hung Nô miền nam dưới sự giám sát của nhà Hán. Thiền vu được lệnh phải đặt kinh đô tại huyện Meiji của quận Tây Hà. Người Hung Nô miền nam đã được tái định cư tại 8 quận vùng biên giới. Cùng thời gian đó, một lượng lớn người Hán đã bị ép buộc phải di cư tới các quận này, tại đây các khu định cư hỗn tạp bắt đầu xuất hiện.

Về mặt kinh tế, người Hung Nô miền nam gần như dựa hoàn toàn vào sự hỗ trợ của nhà Hán. Các quan hệ căng thẳng là hiển nhiên giữa những người Hán định cư và những người có cuộc sống du cư. Vì thế, năm 94 thiền vu An Quốc (安國) đã hợp nhất các lực lượng với người Hung Nô mới bị nô dịch hóa từ phía bắc để bắt đầu một cuộc nổi dậy lớn chống lại nhà Hán.

Vào cuối thời Đông Hán, người Hung Nô miền nam đã tham gia vào nhiều cuộc nổi dậy khi đó đang gây ra nhiều phiền toái cho nhà Hán. Năm 188, thiền vu Khương Cừ (羌渠) bị một số thần dân của mình ám sát vì đã đồng ý gửi quân đội đến giúp nhà Hán dẹp loạn tại Hà Bắc – nhiều người Hung Nô e ngại rằng điều này có thể trở thành tiền lệ cho sự phục vụ quân đội không có điểm kết thúc cho nhà Hán. Con trai của thiền vu bị sát hại này lên kế vị, nhưng ông này sau đó cũng đã bị những người nổi loạn này lật đổ vào năm 189. Ông ta chạy tới Lạc Dương để tìm kiếm sự trợ giúp của nhà Hán, nhưng vào thời gian đó thì triều đình nhà Hán cũng đang rối loạn do mâu thuẫn giữa các phe cánh của Hà Tiến và các hoạn quan, cũng như sau đó là sự chuyên quyền của Đổng Trác. Thiền vu này tên là Ư Phù La (於扶羅), với tước hiệu là Đặc Chí Thi Trục Hầu (特至尸逐侯), đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc cùng những người đi theo ở lại Bình Dương, một thành phố thuộc Sơn Tây, Trung Quốc ngày nay. Năm 195, ông ta chết và người em ông ta tên là Hô Trù Tuyền (呼廚泉) đã kế nghiệp.

Năm 216, Tào Tháo đã cầm giữ Hô Trù Tuyền tại Nghiệp Thành (鄴城) và chia những người đi theo ông ta tới Sơn Tây thành 5 bộ: tả, hữu, nam, bắc và trung. Điều này nhằm ngăn cản những người Hung Nô lưu vong tại Sơn Tây dính líu vào các cuộc nổi loạn, cũng như cho phép Tào Tháo sử dụng người Hung Nô làm các lực lượng bổ trợ cho đội quân kỵ binh của mình. Cuối cùng, tầng lớp quý tộc Hung Nô tại Sơn Tây đã đổi họ của mình từ Loan Thì (欒提) thành Lưu vì các lý do uy tín và thanh thế, khi họ cho rằng mình có quan hệ họ hàng với hoàng tộc nhà Hán, thông qua chính sách liên minh hôn nhân từ thời trước.

Hung Nô sau thời Hán[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thời Hô Trù Tuyền (呼廚泉), người Hung Nô bị chia nhỏ thành 5 bộ lạc địa phương. Tình trạng dân tộc phức tạp của các khu định cư hỗn tạp tại khu vực biên giới bắt đầu từ thời Đông Hán đã tạo ra các hậu quả nghiêm trọng, đã không được chính quyền Trung Quốc nắm rõ cho đến tận cuối thế kỷ III. Vào năm 260, Lưu Khứ Ti (劉去卑) đã tổ chức liên minh Thiết Phất (鐵弗) ở miền đông bắc và vào năm 290, Lưu Nguyên Hải (刘元海) đã làm thủ lĩnh của một nhóm nhỏ tại miền tây nam. Vào thời gian này, sự náo động của những người không phải là người Hán đã đạt tới quy mô đáng báo động dọc theo toàn biên giới của nhà Tây Tấn.

Lưu Uyên và nước Hán (304-318)[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 304, Lưu Uyên (劉淵) (?-310), người cháu nội đã Hán hóa của Ư Phù La (vốn có tên là Lưu Bang, Uyên chỉ là tên tự, nhưng vì trùng với tên húy của Hán Cao Tổ nên sử sách chỉ dùng tên tự), khuấy động các hậu duệ của người Hung Nô miền nam nổi lên làm loạn tại Sơn Tây, nhân nhà Tây Tấn suy yếu vì loạn bát vương (Bát vương chi loạn). Lưu Uyên nổi lên và sau đó đã hoành hành quanh kinh đô nhà Tây TấnLạc Dương. Quân Lưu Uyên được nhiều người Hán vùng biên giới đi theo và được gọi là Bắc Hán. Lưu Uyên sử dụng từ 'Hán' làm quốc hiệu, hy vọng có được sự ủng hộ của những người còn luyến tiếc quá khứ huy hoàng của nhà Hán và lập kinh đô tại Bình Dương (平阳, ngày nay là Lâm Phần (臨汾)). Người Hung Nô sử dụng một lượng lớn kỵ binh nặng với áo giáp sắt cho cả người và ngựa, làm cho họ có ưu thế quyết định so với quân đội nhà Tấn đã bị suy yếu và nản lòng vì ba năm nội chiến. Năm 311, quân Hán chiếm được Lạc Dương, bắt vua nhà Tấn là Tư Mã Sí (司馬熾-tức Tấn Hoài Đế). Năm 316, vị hoàng đế tiếp theo của nhà Tấn là Tấn Mẫn Đế (晉愍帝) cũng bị bắt tại Trường An và toàn bộ miền bắc Trung Quốc nằm dưới sự thống trị của người Hung Nô trong khi những người còn lại của hoàng tộc nhà Tấn chạy xuống phía nam (các nhà sử học gọi là nhà Đông Tấn).

Lưu Diệu và nước Triệu (318-329)[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 318, sau cuộc đảo chính cung đình tại triều đình nước Hán của người Hung Nô (trong đó cả vua Hán (Hán Triệu) và phần lớn các quan lại đều bị thảm sát), một hoàng tử của người Hung Nô là Lưu Diệu (劉曜) (con nuôi của Lưu Uyên) đã dời kinh đô từ Bình Dương tới Trường An và đổi tên nước thành Triệu (趙), vì thế các nhà sử học gọi chung tiểu quốc này là Hán Triệu). Tuy nhiên, khu vực phía đông của miền bắc Trung Quốc đã nằm dưới sự kiểm soát của một viên tướng nước Hán Triệu này là Thạch Lặc (石勒), thuộc nhóm người Yết (羯- có lẽ có tổ tiên gốc Enisei). Lưu Diệu và Thạch Lặc đã đem quân đánh lẫn nhau cho tới tận năm 329, khi Lưu Diệu bị bắt sống tại trận và sau đó bị hành hình. Trường An ngay sau đó bị rơi vào tay Thạch Lặc, và triều đại của người Hung Nô bị xóa bỏ. Miền bắc Trung Quốc đã nằm dưới sự trị vì của Thạch Lặc (nước Hậu Triệu) trong vòng 20 năm sau.

Tuy nhiên, người Hung Nô mang họ "Lưu" vẫn còn hoạt động ở miền bắc trong ít nhất là một thế kỷ nữa.

Thiết Phất và nước Hạ (260-431)[sửa | sửa mã nguồn]

Nhánh Thiết Phất (鐵弗) ở miền bắc của người Hung Nô đã giành được sự kiểm soát khu vực Nội Mông Cổ trong vòng 10 năm từ 376 - 386. Năm 376, nước Đại của người Thác Bạt (một nhánh của người Tiên Ti) bị nước Tiền Tần chinh phục và sau đó phục hồi vào năm 386 đổi tên là Bắc Ngụy. Sau năm 386, người Thiết Phất dần dần bị Thác Bạt bộ Tiên Ty tiêu diệt hoặc bức hàng. Những người Thiết Phất chịu quy phục được gọi là người Độc Cô (獨孤). Lưu Bột Bột (劉勃勃), một hoàng tử sống sót của người Thiết Phất chạy tới khu vực Ordos (vùng Hà Sáo, cao nguyên Hoàng Thổ), thành lập ra một tiểu quốc gọi là nước Hạ (gọi như vậy là do tổ tiên của người Hung Nô được coi là có từ triều đại nhà Hạ) và đổi họ thành Hách Liên (赫連 - tiếng Hung Nô nghĩa là Trời). Nhà nước Hạ của họ Hách Liên sau đó đã bị Bắc Ngụy của người Tiên Ty chinh phục vào năm 431. Người Hung Nô kể từ đây trở đi bị giảm vai trò trong lịch sử Trung Quốc, dần dà bị đồng hóa thành người Tiên Ti và người Hán.

Truyền thuyết của người H’Mông[sửa | sửa mã nguồn]

Người H'Mông tại Trung Quốc tin rằng người Hung Nô cổ đại trên thực tế là một nhóm người H'Mông, vào thời gian đó được những người khôn ngoan nhất của bộ tộc lãnh đạo. Theo giả thuyết này, người H'Mông đã từng sinh sống trong khu vực gần Mãn Châu vào khoảng 5.000 năm trước. Cuối cùng thì sau thất bại tại trận Trác Lộc huyền thoại và cái chết của người thủ lĩnh là Xi Vưu, họ đã chạy về phương nam xuyên qua Trung Quốc để tới Đông Nam Á, mặc dù một số người vẫn ở lại và tập hợp lại với nhau thành người Hung Nô. Ở đây có sự suy đoán là tên gọi "Hung" có nghĩa là "người trị vì" hoặc "người vĩ đại". Trong tiếng H'Mông, từ Nô (có thể được phát âm với giọng cao) có nghĩa là "công việc". Điều đó có nghĩa là Hung Nô trong tiếng H'Mông mang nghĩa công việc của người trị vì.[cần dẫn nguồn]

Sắc tộc ngôn học của người Hung Nô[sửa | sửa mã nguồn]

Phát âm của từ 匈奴
Nguồn: Schuessler (2014:264)[5]
& Trịnh Trương Thượng Phương.[6][7]
Tiếng Hán thượng cổ (318 TCN): *hoŋ-nâ
Tiếng Đông Hán: *hɨoŋ-nɑ
Tiếng Hán trung cổ: *hɨoŋ-nuo
Quan thoại hiện đại: [ɕjʊ́ŋ nǔ]
Location of Xiongnu and other steppe nations in 300 AD.

Cái tên Hung Nô (phiên âm Hán Việt) là một từ miệt thị được đặt bởi người Hán, hai chữ 匈奴 có nghĩa đen là "nô lệ hung dữ".[8] Có nhiều giả thuyết về danh tính dân tộc ngôn học (ethnolinguistic, ngành khoa học phân loại dân tộc dựa trên ngôn ngữ) của người Hung Nô.

Người Hung[sửa | sửa mã nguồn]

Cách phát âm tiếng Hán thượng cổ của chữ đầu tiên (匈) được tái tạo là /qʰoŋ/ (âm tự theo IPA).[9] Cách phát âm này có nhiều tương đồng với từ "Hun" (người Hung) trong các ngôn ngữ châu Âu. Chữ thứ hai (奴) có nghĩa là nô lệ và không có từ nguyên tương đương trong các ngôn ngữ phương Tây. Ta không biết liệu cách phát âm giống nhau của từ thứ nhất là quan hệ họ hàng hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nếu chúng thực sự có liên quan thì một trong ba giả thuyết sau đây sẽ đúng: rằng người Hung là hậu duệ của Hung Nô phương Bắc di cư về phía tây, hoặc người Hung dùng cái tên họ vay mượn từ Hung Nô phương Bắc, hoặc người Hung Nô là một bộ phận của liên minh các tộc người Hung.

Giả thuyết Hung Nô-Hung từng được đề xuất bởi nhà sử học người Pháp Joseph de Guignes vào thế kỷ 18. Ông nhận thấy rằng các sử gia Trung Quốc cổ đại gọi các bộ lạc có liên hệ với người Hung Nô bằng những cái tên tương tự như "Hung", mặc dù được viết bằng các ký tự khác nhau. Étienne de la Vaissière phát hiện ra rằng trong bảng chữ Sogdia được viết trên "Các lá thư cổ Sogdia", người Hung Nô và người Hung đều được gọi là γwn (xwn), cho thấy rằng hai cái tên này đồng nghĩa.[10] Mặc dù giả thuyết người Hung Nô là tổ tiên của người Hung được nhiều học giả chấp nhận, quan điểm này vẫn chưa thực sự được công nhận một cách chính thức. Giả thuyết này có lẽ không hẳn đúng hoặc nó đơn giản hóa quá mức một vấn đề phức tạp hơn.

Giả thuyết ngữ chi Iran[sửa | sửa mã nguồn]

Đàn ông mặc trang phục Iran được thêu trên một tấm vải từ di chỉ chôn cất Noin-Ula của người Hung Nô. Ở xa bên phải ta có thể thấy bệ thờ lửa của Hỏa giáo và đồ cúng haoma [11] Những người trên tấm vải này có khi được đề xuất là người Nguyệt Chi. Thế kỷ 1 TCN - Thế kỷ 1 CN.[12][13]

Nhà ngôn học Harold Walter Bailey cho rằng người Hung Nô nói một thứ tiếng có gốc Iran dựa trên các tên gọi từ thế kỷ thứ 2 TCN.[14] Học thuyết này được ủng hộ bởi nhà ngôn học chuyên về các ngôn ngữ Tuốc Henryk Jankowski.[10] Học giả Trung Á Christopher I. Beckwith lưu ý rằng tên Xiongnu có lẽ là một từ chung gốc (cognate) với các từ Scythia, SakaSogdia, có nguồn gốc từ nhóm ngôn ngữ Đông Iran.[15][16] Theo Beckwith, liên minh Hung Nô hầu hết là người gốc từ Iran khi mới thành lập nhưng nhiều khả năng là trước thời điểm đó, họ từng là chư hầu của người Iran và thừa kế mô hình du mục của dân Iran cổ.[15]

Trong cuốn History of Civilizations of Central Asia do UNESCO xuất bản năm 1994, biên tập bởi János Harmatta tuyên bố rằng các bộ lạc hoàng tộc và các vị vua của người Hung Nô đều mang tên gốc Iran, rằng vốn từ Hung Nô mà người Trung Quốc ghi nhận có lẽ là từ một ngôn ngữ Scythia nào đó và phần lớn các bộ lạc Hung Nô nói một ngôn ngữ Đông Iran.[17]

Giả thuyết ngữ hệ Mongol[sửa | sửa mã nguồn]

Người Mông Cổ và nhiều học giả khác cho rằng người Hung Nô nói một ngôn ngữ trong ngữ hệ Mông Cổ.[18][19] Các nhà khảo cổ học Mông Cổ cho rằng những dân cư của Văn hóa Mộ phiến (Slab Grave culture) là tổ tiên của người Hung Nô, và một số học giả cho rằng người Hung Nô có lẽ là tổ tiên của người Mông Cổ.[20] Nikita Bichurin coi người Hung Nô và Tiên Ti là hai phân nhóm (hoặc vương triều) của cùng một dân tộc.[21] GŽrard Chaliand và R. Bin Wong, sau khi xem xét Sử ký Tư Mã Thiên và các thư tịch cổ khác, kết luận rằng "Mặc dù biên niên sử Trung Quốc mô tả người Hung Nô là người Mông Cổ, chúng mô tả các chiến binh có mái tóc vàng và mắt xanh, tôn thờ một vị thần bầu trời tên là Tengri và được các pháp sư làm cầu nối".[22] Theo "Tống Sử", người Nhu Nhiên (cuốn Ngụy thư xác định họ là hậu duệ của người Đông Hồ[23] mà các học giả hiện đại cho rằng nói một thứ tiếng Proto-Mông Cổ[24]) còn có các tên khác là 大檀 (Bính âm: Dàtán, Hán-Việt: Đại Đàn) "Tatar" và/hoặc 檀檀 (Bính âm: Tántán, Hán-Việt: Đàn Đàn) "Tartar". Theo Lương Thư, "họ tạo thành một nhánh riêng của Hung Nô".[25][26] Nhà thơ thời Tống Tô Thức từng viết "Xích nhiêm bích nhãn lão Tiên Ti" (nghĩa là "ông lão Tiên Ti râu đỏ mắt xanh") trong bài thơ "Viết về [bức tranh] Hai con ngựa của Hàn Can" (Thư Hàn Can Nhị Mã);[27][28]Cựu Đường thư đề cập đến người Thất Vy đầu vàng (Hán tự: 黃頭室韋, Bính âm: Huángtóu Shìwéi, Hán-Việt: Hoàng đầu Thất vy)[29] trong số 20 bộ lạc Thất Vy, mà các nguồn của Trung Quốc (Tùy thư, Cựu Đường Thư, Tân Đường thư) cho rằng có quan hệ với người Khiết Đan.[30] Cũng theo sử liệu Trung Quốc, người Khiết Đan chính là hậu duệ của người Tiên Ti[31] và có liên hệ với người Hung Nô.[32] Các dân tộc Tiên Ti, Khiết Đan và Thất Vy được cho là những người nói ngữ hệ Mông Cổ và Cận-Mông Cổ.[30][33][34] Thế mà, người Tiên Ti lại được chép là có nguồn gốc từ người Đông Hồ, sắc tộc khác hẳn với người Hung Nô và từng bị chinh phạt bởi Thiền vu Mặc Đốn.[35][36][37] Ngoài ra, các nhà viết sử Trung Quốc thường quy nguồn gốc của người Hung Nô cho các nhóm du mục không liên quan: ví dụ, tổ tiên của Hung Nô được coi là người Kumo Xi nói thứ tiếng thuộc ngữ hệ Cận-Mông Cổ, và đồng thời là tổ tiên của người Göktürkngười Thiết Lặc nói các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Turk.[38]

Thành Cát Tư Hãn từng viết "thời kỳ xa xôi của Thiền vu chúng ta" để chỉ thời đại Mặc Đốn trong một bức thư ông gửi cho Đạo sĩ Khâu Xứ Cơ.[39] Biểu tượng mặt trời và mặt trăng của Hung Nô mà các nhà khảo cổ học phát hiện gần giống với biểu tượng Soyombo của người Mông Cổ.[40][41][42]

Giả thuyết ngữ hệ Turk[sửa | sửa mã nguồn]

Những nhà nghiên cứu ủng hộ học thuyết tiếng Hung Nô thuộc ngữ hệ Turk bao gồm E.H. Parker, Jean-Pierre Abel-Rémusat, Julius Klaproth, Kurakichi Shiratori, Gustaf John Ramstedt, Annemarie von Gabain và Omeljan Pritsak.[43] Một số nguồn khẳng định rằng giai cấp thống trị Hung Nô nói tiếng proto-Turk.[44][45] Craig Benjamin coi Hung Nô là dân tộc nói tiếng proto-Turk hoặc proto-Mông Cổ, có lẽ liên quan đến tiếng nói của người Đinh Linh.[46]

Các sử liệu Trung Quốc liên kết người Thiết Lặcngười A Sử Na (Ashina) với Hung Nô. Theo Chu thưBắc sử, tộc A Sử Na là thành viên của liên minh Hung Nô.[47][48]

Các khả hãn người Duy Ngô Nhĩ tự xưng là có nguồn gốc Hung Nô (theo Ngụy thư, người sáng lập hãn quốc Duy Ngô Nhĩ là hậu duệ của một thiền vu Hung Nô).[49]

Cả Bắc SửChu thư,[50][51] và một bản khắc cổ bằng tiếng Sogdia, chép rằng người Göktürk là một phân nhóm của người Hung Nô.[52][53]

Giả thuyết ngữ hệ Enisei[sửa | sửa mã nguồn]

Lajos Ligeti là học giả tiên phong cho học thuyết tiếng Hung Nô thuộc ngữ hệ Enisei. Vào đầu những năm 1960, Edwin Pulleyblank mở rộng ý tưởng này với nhiều bằng chứng đáng tin cậy. Năm 2000, Alexander Vovin xem xét lại các lý thuyết của Pulleyblank và tìm ra nhiều bằng chứng bổ sung dựa trên bản phục dựng gần đây nhất của âm vị học tiếng Hán thượng cổ của các tác giả Starostin và Baxter, cùng một bản phiên âm tiếng Trung duy nhất còn sót lại của một câu được viết trong ngôn ngữ của người Yết, một dân tộc thành viên của Liên minh Hung Nô. Các cách giải thích trước đây bằng ngữ hệ Turk không khớp với bản dịch tiếng Trung của câu này, nhưng khi áp dụng ngữ pháp Enisei thì lại ăn khớp hoàn toàn.[54] Pulleybank và D. N. Keightley khẳng định rằng các tước danh Hung Nô "ban đầu là các từ của tiếng Siberia nhưng sau này được các dân tộc nối tiếng Turk và Mông Cổ vay mượn".[55] Tiếng của người Hung Nô đã ảnh hường đến ngôn ngữ của các Đế quốc người Turk và Mông Cổ sau này; một số từ văn hóa quan trọng được vay mượn bao gồm: tängri trong tiếng Turk, tenggeri trong tiếng Mông Cổ, ban đầu đọc là chengli trong tiếng Hung Nô, đều có nghĩa là "thiên đường". Các tước danh như tarqan, tegin và kaghan cũng được kế thừa từ ngôn ngữ Hung Nô và có lẽ bắt nguồn từ ngữ hệ Enisei. Ví dụ, từ "thiên đường" trong tiếng Hung Nô được suy đoán là bắt nguồn từ tiếng Proto-Yenisei (Enisei nguyên thủy) là tɨŋVr.[56][57] Theo Edwin G. Pulleyblank, sự tồn tại của các phụ âm đầu rl, cùng các cụm phát âm đầu trong tiếng Hung Nô chứng tỏ nó không thuộc vùng ngôn ngữ sprachbund Altai, và vốn từ của tiếng Hung Nô rất giống tiếng Enisei. Cách đơn giản nhất để giải thích điều này đó chính là: Tiếng Hung Nô là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Enisei, còn các tiếng Turk và Mông Cổ bị ảnh hưởng bởi tiếng Hung Nô.[58] Haplogroup Q được tìm thấy ở người Hung Nô và xuất hiện ở khoảng 94% dân số người Ket.[59] Nhiều từ Hung Nô dường như chung gốc với nhiều từ trong ngôn ngữ Enisei, chẳng hạn: "sakdak" trong tiếng Hung Nô và "saagdi" trong tiếng Ket đều mang nghĩa là 'ủng', kʷala trong tiếng Hung Nô nghĩa là 'con trai' và qalek trong tiếng Ket nghĩa là 'cháu trai'.[56]

Theo Vovin (2007) người Hung Nô có lẽ đã nói một thứ tiếng Enisei. Có lẽ thuộc nhánh phương nam của ngữ hệ Enisei.[60]

Các từ chung gốc được đề xuất[56][61][62]
Hung Nô Ket Arin Assan Kott Pumpokol
sakdak 'ủng' saagdi 'ủng'
kʷala 'con trai' qalek 'cháu trai' bikjal 'con trai'
ʔattejʔ 'phu nhân của thiền vu' biqam-alte 'vợ' alit 'vợ' alit 'đàn bà'
gʷawa 'quân vương' ky 'quân vương' kej 'chủ' hii/hu 'chúa' hiji 'quân vương'
dejʔga 'bơ đã được loại bớt cấn sữa' taɣam 'trắng' tamo 'trắng' thegam 'trắng'
kuti/küti 'ngựa' kuʔś 'bò' kus huš kut 'ngựa'
drung 'sữa' téŋul ten 'núm vú' den 'sữa'
ket 'hòn đá?' (danh xưng người Yết) tɨ?s 'hòn đá' kes 'hòn đá' kit 'hòn đá'

Từ "ket" đã được đối chiếu với tiếng phục dựng Proto-Enisei "keʔt", nghĩa là 'người'

Hung Nô[60] Proto-Enisei Ket Yugh
dar 'phía bắc' tɨl 'hạ lưu sông Enisei, phía bắc' tɨr
qaa/gaa 'kẻ cai trị' qɨj 'kẻ cai trị' kij
qaʔ 'vĩ đại' qɛʔ 'lớn' qɛʔ χɛʔ

Niên biểu Hung Nô[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Barfield, Thomas. The Perilous Frontier (Oxford: Basil Blackwell, 1989)
  2. ^ Di Cosmo, "The Northern Frontier in Pre-Imperial China", trong The Cambridge History of Ancient China, Michael Loewe và Edward Shaughnessy chủ biên, các trang 885-966. Cambridge: Ấn bản của Đại học Cambridge, 1999.
  3. ^ Theo Michael Loewe trong "The campaigns of Han Wu-ti", trong Chinese ways in warfare, Frank A. Kierman Jr. và John K. Fairbank chủ biên (Cambridge, Mass., 1974) thì Y Trĩ Tà đầu hàng năm 121 TCN, nhưng điều này không khớp với niên biểu.
  4. ^ Quan điểm này được cho là của Vương Mãng vào năm 14: Hán sử (Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục) 94B, trang 3824.
  5. ^ Schuessler 2014, tr. 264.
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :01
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :02
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên yuuu86-384
  9. ^ Baxter-Sagart (2014).
  10. ^ Vaissière, Étienne. “Xiongnu”. Encyclopedia Iranica. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  11. ^ Polosmak, Natalia V. (2010). “We Drank Soma, We Became Immortal…”. SCIENCE First Hand (bằng tiếng Anh). 26 (N2).
  12. ^ Yatsenko, Sergey A. (2012). “Yuezhi on Bactrian Embroidery from Textiles Found at Noyon uul, Mongolia” (PDF). The Silk Road. 10.
  13. ^ Polosmak, Natalia V. (2012). “History Embroidered in Wool”. SCIENCE First Hand (bằng tiếng Anh). 31 (N1).
  14. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Bailey21
  15. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Beckwith71
  16. ^ Beckwith 2009, tr. 405: "Accordingly, the transcription now read as Hsiung- nu may have been pronounced * Soγdâ, * Soγlâ, * Sak(a)dâ, or even * Skla(C)da, etc." [Theo đây, câu chữ hiện được đọc là Hsiung- nu đã từng có thể được phát âm là * Soγdâ, * Soγlâ, * Sak(a)dâ, hoặc thậm chí là * Skla(C)da, v.v.]
  17. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Harmatta488
  18. ^ Ts. Baasansuren "The scholar who showed the true Mongolia to the world", Summer 2010 vol. 6 (14) Mongolica, tr. 40
  19. ^ Sinor, Denis (1990). Aspects of Altaic Civilization III. tr. [cần số trang].
  20. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Tumen
  21. ^ N.Bichurin "Collection of information on the peoples who inhabited Central Asia in ancient times" [Thông tin tổng hợp về các dân tộc từng sống ở Trung Á thời cổ đại], 1950, tr. 227
  22. ^ Gžard, Chaliand; Wong, R. Bin (2014). A Global History of War: From Assyria to the Twenty-First Century. NXB Đại học California. tr. 121. ISBN 978-0520283602.
  23. ^ Ngụy thư. Book of Wei. vol. 91 "蠕蠕,東胡之苗裔也,姓郁久閭氏" tr. "Rúrú, offsprings of Dōnghú, surnamed Yùjiŭlǘ"
  24. ^ Pulleyblank, Edwin G. (2000). "Ji 姬 và Jiang 姜: Vai trò của các gia tộc ngoại hôn trong Sự tổ chức của Chính thể nhà Chu", Early China. tr. 20
  25. ^ Liangshu Vol. 54 dòng: "芮芮國,蓋匈奴別種。" tr: "Ruìruì state, possibly a Xiongnu's separate branch"
  26. ^ Golden, Peter B. "Some Notes on the Avars and Rouran", trong The Steppe Lands and the World beyond Them. Ed. Curta, Maleon. Iași (2013). tr. 54-55
  27. ^ Tô Thức, 書韓幹二馬, dòng 1. đoạn: "赤髯碧眼老鮮卑"
  28. ^ Toh, Hoong Teik (2005). "Hậu tố -yu trong Danh xưng học Hung Nô, Tiên Ti, và Cao Xa. Phụ chú I: danh xứng dân tộc Tiên Ti". Sino-Platonic Papers. S. 146: tr. 15
  29. ^ Lưu Hu et al. Cựu Đường thư "vol. 199 phần: Shiwei"
  30. ^ a b Xu Elina-Qian (2005). Historical Development of the Pre-Dynastic Khitan. Đại học Helsinki. tr. 173-178
  31. ^ Xu Elina-Qian (2005). Historical Development of the Pre-Dynastic Khitan. Đại học Helsinki. tr. 99. trích đoạn: "According to Gai Zhiyong's study, Jishou is identical with Qishou, the earliest ancestor of the Khitan; and Shihuai is identical to Tanshihuai, the Xianbei supreme chief in the period of the Eastern Han (25-220). Therefore, from the sentence "His ancestor was Jish[ou] who was derived from Shihuai" in the above inscription, it can be simply seen that the Khitan originated from the Xianbei. Since the excavated inscription on memorial tablet can be regarded as a firsthand historical source, this piece of information is quite reliable."
  32. ^ Tiết Cư Chính et al. Cựu Ngũ Đại sử vol. 137 trích đoạn: "契丹者,古匈奴之種也。" dịch sang tiếng Anh: "The Khitans, a kind of Xiongnu of yore."
  33. ^ Schönig, Claus. (27 tháng Một 2006) "Turko-Mongolic relations" trong Janhunen (ed.) The Mongolic Languages. Routledge. tr. 393.
  34. ^ Shimunek, Andrew. "Các tiếp xúc từ vựng sớm giữa các ngữ hệ Serbi-Mongolic-Tungusic: số đếm Nữ Chân từ 室韦 Shirwi (Shih-wei) ở Bắc Trung Quốc". Philology of the Grasslands: Essays in Mongolic, Turkic, and Tungusic Studies, Biên tập bởi Ákos Bertalan Apatóczky et al. (Leiden: Brill). Thu hồi ngày 22 tháng Chín 2019. trích đoạn: "Asdemonstrated by Ratchnevsky (1966: 231), the Shirwi confederation was a multiethnic, multilingual confederation of Tungusic-speaking Mo-ho 靺鞨 people (i.e. ancestors of the Jurchen), the Meng-wa 蒙瓦 ~ Meng-wu 蒙兀, whom Pelliot (1928) and others have shown were Proto-Mongolic speakers, and other groups. The dominant group among the Shirwi undoubtedly were ethnolinguistic descendants of the Serbi (鮮卑 Hsien-pei), and spoke a language closely related to Kitan and more distantly related to Mongolic."
  35. ^ Tư Mã Thiên et al. Sử ký "vol. 110: Hung Nô liệt truyện" trích đoạn: "東胡初輕冒頓,不爲備。及冒頓以兵至,擊,大破滅東胡王,而虜其民人及畜產。" dịch tiếng Anh: "Initially the Donghu despised Modun and were unprepared. So Modun arrived with his troops, attacked, routed [the Donghu] and killed Donghu king; then [Modun] captured his people as well as livestock."
  36. ^ Hậu Hán Thư. "Vol. 90: Ô Hoàn Tiên Ti liệt truyện, phần: Tiên Ti". trích đoạn: "鮮卑者, 亦東胡之支也, 别依鮮卑山, 故因為號焉. 漢初, 亦為冒頓所破, 遠竄遼東塞." Xu (2005:24) dịch sang tiếng Anh: "The Xianbei who were a branch of the Donghu, relied upon the Xianbei Mountains. Therefore, they were called the Xianbei. At the beginning of the Han Dynasty (206 B.C.-A.D. 220), (they) were defeated by Maodun, and then fled in disorder to Liaodong beyond the northern border of China Proper"
  37. ^ Xu Elina-Qian (2005). Historical Development of the Pre-Dynastic Khitan. Đại học Helsinki. tr. 24-25
  38. ^ Lee, Joo-Yup (2016). “The Historical Meaning of the Term Turk and the Nature of the Turkic Identity of the Chinggisid and Timurid Elites in Post-Mongol Central Asia”. Central Asiatic Journal. 59 (1–2): 105.
  39. ^ Howorth, Henry H. (Henry Hoyle). History of the Mongols from the 9th to the 19th century. London : Longmans, Green – qua Internet Archive.
  40. ^ “Sun and Moon” (JPG). depts.washington.edu.
  41. ^ “Xiongnu Archaeology”. depts.washington.edu.
  42. ^ Elite Xiongnu Burials at the Periphery (Miller et al. 2009)
  43. ^ Pritsak 1959
  44. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Hucker 1975
  45. ^ Wink 2002: 60–61
  46. ^ Craig Benjamin (2007, 49), Trong: Hyun Jin Kim, The Huns, Rome and the Birth of Europe. NXB Đại học Cambridge. 2013. tr. 176.
  47. ^ Lệnh Hồ Đức Phân et al., Chu thư, Vol. 50. (tiếng Trung Quốc)
  48. ^ Lý Diên Thọ (李延寿), Bắc sử, Vol. 99. (tiếng Trung Quốc)
  49. ^ Peter B. Golden (1992). “Chapter VI – The Uyğur Qağante (742–840)”. An Introduction to the History of the Turkic Peoples: Ethnogenesis and State-Formation in Medieval and Early Modern Eurasia and the Middle East. tr. 155. ISBN 978-3-447-03274-2.
  50. ^ Bắc sử, vol. 99
  51. ^ Chu thư, vol. 50
  52. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Henning 1948
  53. ^ Sims-Williams 2004
  54. ^ Vovin 2000
  55. ^ Nicola Di Cosmo (2004). Cambridge. tr. 164
  56. ^ a b c Vovin, Alexander. “Xiong-nu_Part2”. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  57. ^ THE PEOPLES OF THE STEPPE FRONTIER IN EARLY CHINESE SOURCES, Edwin G. Pulleyblank, tr 49
  58. ^ https://prism.ucalgary.ca/bitstream/handle/1880/112546/ucalgary_2020_sun_xumeng.pdf?sequence=3
  59. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  60. ^ a b "ONCE AGAIN ON THE ETYMOLOGY OF THE TITLE qaγan" [Một lần nữa bàn về từ nguyên của danh xưng qaγan] Alexander VOVIN (Honolulu) – Studia Etymologica Cracoviensia vol. 12 Kraków 2007 (http://ejournals.eu/sj/index.php/SEC/article/viewFile/1100/1096)
  61. ^ https://starling.rinet.ru/confer/Blazhek-2019.pdf
  62. ^ Vovin, Alexander. Did the Xiongnu speak a Yeniseian language? [Phải chăng người Hung Nô nói một thứ tiếng Enisei].

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn đầu tay[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ban Cố (班固), Hán thư (漢書). Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 1962.
  • Phạm Diệp (范曄) và những người khác, Hậu Hán thư (後漢書). Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 1965.
  • Tư Mã Thiên (司馬遷) và những người khác, Sử ký (史記). Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 1959.

Nguồn thứ cấp[sửa | sửa mã nguồn]

  • de Crespigny, Rafe. Northern frontier: The policies and strategies of the Later Han empire. Asian Studies Monographs, New Series No. 4, Faculty of Asian Studies. Canberra: Ấn bản của Đại học quốc gia Australia, 1984. ISBN 0-86784-410-8. Xem chương 1 Lưu trữ 2011-08-13 tại Wayback Machine The Government and Geography of the Northern Frontier of Later Han. (Ấn bản Internet tháng 4 năm 2004. Phiên bản này bao gồm cả bản đồ tổng quát và một vài chú giải tổng quát nhưng không có các ghi chú chi tiết).
  • de Crespigny, Rafe. The Division and Destruction of the Xiongnu Confederacy in the first and second centuries AD, [Turkish: "Hun Konfederasyonu'nun Blnmesi ve Yikilmasi"], being a paper published in The Turks [Yeni TrkiyeMedya Hismetleri-Murat Ocak], Ankara 2002, 256-243 & 749-757. Hán-Hung Nô Lưu trữ 2011-01-01 tại Wayback Machine (Ấn bản Internet tháng 4 năm 2004. Phiên bản này có bản đồ và các ghi chú).
  • Hill, John E. 2004. The Western Regions according to the Hou Hanshu. Draft annotated English translation.[1]
  • Hill, John E. 2004. The Peoples of the West from the Weilue 魏略 by Yu Huan 魚豢: A Third Century Chinese Account Composed between 239 and 265 CE. Draft annotated English translation. [2]
  • Hulsewé, A. F. P. and Loewe, M. A. N. 1979. China in Central Asia: The Early Stage 125 TCN – AD 23: an annotated translation of chapters 61 and 96 of the History of the Former Han Dynasty. E. J. Brill, Leiden, 1979. ISBN 90-04-05884-2.
  • Yü Ying-shih, "Han foreign relations", Cambridge History of China: volume 1, The Ch'in and Han empires 221 TCN. – A.D. 220 Cambridge University Press, Cambridge [etc.], 1986, pp. 377–462. ISBN 0-521-24327-0.
  • Vovin, Alexander. "Did the Xiongnu speak a Yeniseian language?". Central Asiatic Journal 44/1 (2000), pp. 87–104.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]