Hà Tĩnh

Hà Tĩnh
Tỉnh
Tỉnh Hà Tĩnh
Biểu trưng
UBND tỉnh Hà Tĩnh

Biệt danhVùng đất chảo lửa túi mưa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
Tỉnh lỵThành phố Hà Tĩnh
Trụ sở UBNDSố 01 Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hà Tĩnh.
Phân chia hành chính1 thành phố, 2 thị xã, 10 huyện
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDVõ Trọng Hải
Hội đồng nhân dân54 đại biểu
Chủ tịch HĐNDHoàng Trung Dũng
Chủ tịch UBMTTQTrần Nhật Tân
Chánh án TANDPhan Thị Nguyệt Thu
Viện trưởng VKSNDLê Thị Quỳnh Hoa
Bí thư Tỉnh ủyHoàng Trung Dũng
Địa lý
Tọa độ: 18°20′28″B 105°54′26″Đ / 18,341002°B 105,907345°Đ / 18.341002; 105.907345
MapBản đồ tỉnh Hà Tĩnh
Vị trí tỉnh Hà Tĩnh trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Hà Tĩnh trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Hà Tĩnh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5.994,45 km²[1][2]:89
Dân số (2022)
Tổng cộng1.317.200 người[2]:92
Thành thị296.100 người (22,3%)[2]:98
Nông thôn1.021.100 người (77,7%)[2]:100
Mật độ219 người/km²[2]:89
Dân tộc31 dân tộc, chủ yếu là Kinh, Thái, Lào, Mường
Kinh tế (2022)
GRDP97.881 tỉ đồng (4,25 tỉ USD)
GRDP đầu người75,2 triệu đồng (3.228 USD)
Khác
Mã địa lýVN-23
Mã hành chính42[3]
Mã bưu chính48xxxx
Mã điện thoại239
Biển số xe38
Websitehatinh.gov.vn

Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển phía bắc của vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung Việt Nam.[4][5] Thủ phủ của tỉnh là thành phố Hà Tĩnh.

Năm 2018, Hà Tĩnh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 25 về số dân, xếp thứ 33 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 27 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 1 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,2 triệu người,[6] số liệu kinh tế - xã hội thống kê GRDP đạt 63.236 tỉ Đồng (tương ứng với 2,83 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 49,50 triệu đồng (tương ứng với 2.150 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 20,8%.[7]

Năm 1976, Hà Tĩnh sáp nhập với Nghệ An, lấy tên là Nghệ Tĩnh. Năm 1991, Quốc hội Việt Nam khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Nghệ Tĩnh, tái lập tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh.[8][9][10]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Có vị trí địa lý:

Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Phía đông dãy Trường Sơn với địa hình "hẹp, dốc" và nghiêng từ tây sang đông, độ dốc trung bình 1,2%, có nơi lên đến 1,8%.[12] Lãnh thổ chạy theo hướng tây bắc - đông nam và bị chia cắt bởi các sông suối của dãy Trường Sơn với những dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẻ lẫn nhau. Sườn Đông của dãy Trường Sơn nằm ở phía tây, có độ cao trung bình 1500 mét, đỉnh Rào Cọ 2.235 mét, phía dưới là vùng đồi giống bát úp, tiếp nữa là dải đồng bằng chạy ra biển có độ cao trung bình 5 mét và sau cùng là dãy cát ven biển bị những cửa lạch chia cắt. Tỉnh Hà Tĩnh bị chia làm 4 loại địa hình gồm:[12]

  • Vùng núi nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn, địa hình dốc bị chia cắt, tạo nên thành những thung lũng chạy dọc theo các triền sông của hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn SâuRào Trổ.
  • Vùng trung du và bán sơn địa là vùng chuyển từ vùng núi xuống vùng đồng bằng, chạy dọc phía tây nam đường Hồ Chí Minh, địa hình có dạng xen lẫn giữa các đồi trung bình và thấp với đất ruộng.
  • Vùng đồng bằng chạy dọc 2 bên Quốc lộ 1 theo chân núi Trà Sơn và dải ven biển với địa hình "tương đối bằng phẳng" do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, phù sa biển trên các vỏ phong hoá Feralit hay trầm tích biển.
  • Vùng ven biển nằm ở phía Đông đường Quốc lộ 1, địa hình vùng này bị tạo bởi những đụn cát, ở những vùng trũng bị lấp đầy bởi những trầm tích, đầm phá hay phù sa. Vùng này xuất hiện các dãy đồi núi sót chạy dọc ven biển và những bãi ngập mặn bị tạo ra từ những cửa sông.[12]

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nó chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, vì những cơn gió từ miền Bắc đổ vào và thời tiết ấm áp hơn của miền Nam. Nhiệt độ trung bình 24 °C-24,8 °C. Hàng năm, Hà Tĩnh có 2 mùa mưa và hè:[13]

  • Mùa hè: Từ tháng 4 đến tháng 10, đây là mùa nắng, khô hạn kèm theo những đợt gió phơn Tây Nam (Gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới hơn 40 °C, khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 có những đợt bão kèm theo mưa gây ngập úng những nơi, lượng mưa lớn nhất 600 mm/ngày đêm.
  • Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa Đông Bắc kéo theo mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 5 °C.[13]

Tài nguyên thiên nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng, gồm 199.847 ha rừng tự nhiên và 76.156 ha rừng trồng, với độ che phủ của rừng đạt 45 %. Rừng tự nhiên là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa. Hà Tĩnh có thảm thực vật rừng với hơn 86 họ và 500 loài cây gỗ, gồm những loại gỗ "quý" như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và những loài thú như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác.[14]

Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với những cửa sông với khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, 20 loài tôm, nhuyễn thể như , mực,...[15] Về khoáng sản, tỉnh có trữ lượng khoáng sản nằm rải rác ở hầu khắp các huyện gồm than đá, sắt, thiếc, phosphorit, than bùn, cao lanh, cát thủy tinh, thạch anh.[16]

Hà Tĩnh có những sông chảy qua, con sông lớn nhất là sông Lasông Lam, ngoài ra có sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông Ngàn Trươi, Rào Cái. Tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³. Còn hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu, đập Đồng Quốc Cổ Đạm... ước khoảng 600 triệu m³.[17]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện với 216 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 13 thị trấn, và 182 xã.[18]

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh[19]
Tên Dân số (người)2022 Hành chính
Thành phố (1)
Hà Tĩnh 125.000 10 phường, 5 xã
Thị xã (2)
Hồng Lĩnh 43.500 5 phường, 1 xã
Kỳ Anh 75.500 6 phường, 5 xã
Huyện (10)
Can Lộc 136.900 2 thị trấn, 16 xã
Cẩm Xuyên 131.300 2 thị trấn, 21 xã
Tên Dân số (người)2022 Hành chính
Đức Thọ 104.100 1 thị trấn, 15 xã
Hương Khê 100.500 1 thị trấn, 20 xã
Hương Sơn 142.800 2 thị trấn, 23 xã
Kỳ Anh 113.600 20 xã
Lộc Hà 81.200 1 thị trấn, 11 xã
Nghi Xuân 108.000 2 thị trấn, 15 xã
Thạch Hà 127.400 1 thị trấn, 21 xã
Vũ Quang 27.700 1 thị trấn, 9 xã

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thời nhà Hậu Lê, từ năm Hồng Đức thứ 20 (1490) vua Lê Thánh Tông đặt ra thừa tuyên Nghệ An, vùng đất Nghệ An - Hà Tĩnh bị gọi là xứ Nghệ An, phần đất thuộc tỉnh Hà Tĩnh là đất thuộc 2 phủ Đức Quang (tức phủ Đức Thọ sau này) và phủ Hà Hoa (sau còn gọi là phủ Hà Thanh). Phủ Hà Hoa gồm 2 huyện: Thạch Hà và Kỳ Hoa (tức Kỳ Anh và Hoa Xuyên sau này). Phủ Đức Quang gồm 6 huyện: Thiên Lộc (tức Can Lộc), La Sơn (tức Đức Thọ ngày nay), Hương Sơn, Nghi Xuân, Chân Phúc (tức Nghi Lộc Nghệ An), Thanh Chương (Nghệ An).[20]

Bản đồ tỉnh Hà Tĩnh năm 1909

Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam). Tỉnh Hà Tĩnh bị thành lập với 2 phủ Đức Thọ và Hà Hoa của trấn Nghệ An trước đó. Năm Minh Mạng 17 (1838) lập thêm huyện Hoa Xuyên thuộc phủ Hà Hoa (Hoa Xuyên tức là Cẩm Xuyên sau này). Năm Minh Mạng 21 (1840), 2 huyện (trước của vương quốc Viêng Chăn bị diệt vong bởi Xiêm La và đất châu Trịnh Cao) là: Cam Cát (tức Khamkheuth tỉnh Borikhamxay) và Cam Môn (tức vùng các huyện Hương Khê, Vũ Quang và phia Đông Bắc tỉnh Khammuane ngày nay), từng nhập vào phủ Trấn Định (tức Ngọc Ma) thuộc xứ Nghệ của Đại Nam, đến lúc đó Minh Mạng cho nhập vào phủ Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh. Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), đổi phủ Hà Hoa thành phủ Hà Thanh (do kỵ húy), đồng thời Thiệu Trị lấy cả 3 phủ Trấn Định, Trấn Tĩnh, Lạc Biên (trước thuộc Nghệ An) nhập vào tỉnh Hà Tĩnh.[21]

Ngày 2 tháng 3 năm 1992, thành lập thị xã Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở tách thị trấn Hồng Lĩnh; 2 xã Đức Thuận và Trung Lương; 1 phần xã Đức Thịnh thuộc huyện Đức Thọ cùng với 2 xã Đậu Liêu và Thuận Lộc thuộc huyện Can Lộc.[22]

Ngày 4 tháng 8 năm 2000, thành lập huyện Vũ Quang trên cơ sở tách 6 xã: Đức Lĩnh, Đức Giang, Đức Liên, Ân Phú, Đức Hương, Đức Bồng thuộc huyện Đức Thọ, 5 xã: Hương Thọ, Hương Minh, Hương Đại, Hương Điền, Hương Quang, Hương Trạch, thuộc huyện Hương Khê và xã Sơn Thọ thuộc huyện Hương Sơn.[23]

Ngày 7 tháng 2 năm 2007, thành lập huyện Lộc Hà trên cơ sở tách 7 xã: Ích Hậu, Hồng Lộc, Phù Lưu, Bình Lộc, Tân Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc thuộc huyện Can Lộc và 6 xã: Thạch Kim, Thạch Bằng, Thạch Châu, Mai Phụ, Hộ Độ, Thạch Mỹ thuộc huyện Thạch Hà.[24]

Ngày 28 tháng 5 năm 2007, chuyển thị xã Hà Tĩnh thành thành phố Hà Tĩnh.[25]

Ngày 10 tháng 4 năm 2015, thành lập thị xã Kỳ Anh trên cơ sở tách thị trấn Kỳ Anh và 11 xã thuộc huyện Kỳ Anh. Từ đó, tỉnh Hà Tĩnh có 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện.[26]

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử phát triển
dân số
Năm Dân số
1995 1.247.700
1996 1.253.200
1997 1.258.600
1998 1.264.400
1999 1.271.100
2000 1.268.400
2001 1.265.100
2002 1.260.800
2003 1.256.300
2004 1.252.200
2005 1.247.800
2006 1.243.600
2007 1.239.000
2008 1.234.000
2009 1.227.800
2010 1.228.200
2011 1.229.300
2012 1.243.195
2013 1.249.104
2014 1.255.253
2015 1.261.288
2016 1.266.700
2017 1.270.814
2018 1.277.500
2019 1.288.866
2020 1.296.620
2021 2.301.601

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt 1.288.866 người, mật độ dân số đạt 205 người/km².[27] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 251.968 người, chiếm 19,5% dân số toàn tỉnh,[28] dân số sống tại nông thôn đạt 1.036.898 người, chiếm 80,5%.[29] Dân số nam đạt 640.709 người,[30] trong khi đó nữ đạt 648.157 người.[31] Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0.49 ‰.[32]

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 31 dân tộc cùng 1 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh là đông nhất với 1.224.869 người, xếp ở vị trí thứ 2 là người Mường với 549 người, người Thái đứng ở vị trí thứ 3 với 500 người, thứ 4 là người Lào với 433 người.[19] Tỉnh có 1 số dân tộc khác gồm: Tày, Khmer, Hoa, Nùng, H'Mông, Dao, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Cơ Ho, Xơ Đăng, Sán Dìu, Hrê, Raglay, Mnông, Thổ, Khơ Mú, Tà Ôi, Mạ, Giẻ - Triêng, La Chí, Chứt, Lô Lô, Cơ Lao, Cống.[19]

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, Hà Tĩnh có 8 Tôn giáo khác nhau chiếm 150.383 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo có 149.273 người, thứ 2 là Phật giáo có 1.069 người và các tôn giáo khác là Phật giáo Hòa Hảo 7 người, Hồi giáo Việt Nam 6 người, Minh Lý Đạo 4 người, Tin Lành 18 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa 1 người, Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương 5 người.[19]

Riêng đạo Công giáo, Hà Tĩnh là 1 trong 15 tỉnh, thành phố có số lượng tín đồ đạo Công giáo đông nhất toàn quốc, có 6 giáo hạt, 58 giáo xứ, 231 họ đạo, 3 tu viện thuộc dòng Mến Thánh giá Vinh, ngoài ra còn  1 số cơ sở, nhóm nữ tu Dòng Mến Thánh giá, Dòng Bác ái. Năm 2019, toàn tỉnh có 56 linh mục và hơn 150 nữ tu ở các cơ sở dòng, nhóm nữ tu, có 149.273 giáo dân, chiếm 11,5% dân số, có 131/262 xã, phường, thị trấn có đông giáo dân và có 461 khu dân cư vùng giáo, trong đó 114 vùng giáo toàn vùng.[33]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Tĩnh có Khu kinh tế Vũng Áng được xem là khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia, với sản phẩm công nghiệp chủ lực là thép (22,5 triệu tấn), nhiệt điện (7000 MW) và dịch vụ cảng nước sâu với 59 cầu cảng cho tàu từ 5 vạn đến 30 vạn tấn cập bến.[34]

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Tĩnh có đường Quốc lộ 1 đi qua với chiều dài 127,3 km (xếp thứ 3 trong các tỉnh có Quốc lộ 1 đi qua), 107 km đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, 87 km đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam với chiều dài 70 km. Tỉnh có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12C dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan.[35]

Di tích quốc gia đặc biệt[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Tĩnh có 2 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt:

Thư viện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020”. Quyết định số 387/QĐ-BTNMT 2022. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam).
  2. ^ a b c d e Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 11/04/2019.
  5. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  6. ^ “Dân số các tỉnh Việt Nam năm 2018”. Tổng cục Thống Kê Việt Nam. Truy cập Ngày 30 tháng 9 năm 2019.
  7. ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Hà Tĩnh năm 2018”. Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ Lịch sử Trường chính trị Hà Tĩnh, 1945-2002. Nhà xuá̂t bản Chính trị quó̂c gia. tr. 13. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2016.
  9. ^ Thế Anh Nguyễn, Alain Forest Guerre et paix en Asie du Sud-Est Page 110 1998 "... the regional way of speaking in the southern part of Thanh Nghệ, the so-called Nghệ Tĩnh (Nghệ An and Hà Tĩnh) dialect,..."
  10. ^ Jonathan D. London Education in Vietnam 2011 Page 186 "A teacher from Hà Tĩnh Province acknowledged this issue, quipping that his distinctive and "heavy" Hà Tĩnh accent would be tough even for most Việt teachers, let alone students."
  11. ^ “Vị trí địa lý tỉnh Hà Tĩnh”. Cổng Thông tin điện tử Hà Tĩnh. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  12. ^ a b c “Đặc điểm địa hình của tỉnh Hà Tĩnh”. Cổng Thông tin điện tử Hà Tĩnh. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  13. ^ a b “Đặc điểm khí hậu tỉnh Hà Tĩnh”. Cổng Thông tin điện tử Hà Tĩnh. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  14. ^ “Tài nguyên rừng và động, thực vật”. Cổng Thông tin điện tử Hà Tĩnh. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  15. ^ “Tài nguyên Biển tỉnh Hà Tĩnh”. Cổng Thông tin điện tử Hà Tĩnh. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  16. ^ “Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hà Tĩnh”. Cổng Thông tin điện tử Hà Tĩnh. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  17. ^ “Tài nguyên nước”. Cổng Thông tin điện tử Hà Tĩnh. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  18. ^ “Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh”.
  19. ^ a b c d Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  20. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, tập 1, dư đia chí, trang 63, 75.
  21. ^ Cuốn Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu, trang 232-233.
  22. ^ Quyết định 67-HĐBT năm 1992 về việc thành lập thị xã Hồng Lĩnh
  23. ^ Nghị định 27/2000/NĐ-CP về việc thành lập huyện Vũ Quang
  24. ^ Nghị định 20/2007/NĐ-CP về việc thành lập huyện Lộc Hà
  25. ^ Nghị định 89/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hà Tĩnh
  26. ^ Nghị quyết số 903/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kỳ Anh để thành lập thị xã Kỳ Anh và 6 phường thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
  27. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  28. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  29. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  30. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  31. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  32. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  33. ^ “Người Công giáo Hà Tĩnh luôn đồng hành cùng quê hương, đất nước”.
  34. ^ “Hà Tĩnh tiến ngoạn mục vào top đầu kinh tế cả nước”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  35. ^ “Giao thông tỉnh Hà Tĩnh”. Cổng Thông tin điện tử Hà Tĩnh. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]