Donatien Alphonse François de Sade

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hầu tước de Sade)
Hầu tước de Sade
Chân dung của Donatien Alphonse François de Sade bởi Charles Amédée Philippe van Loo.[cần dẫn nguồn] Bản vẽ có từ năm 1760, khi de Sade 19 tuổi và là chân dung đích thực duy nhất được biết đến của Hầu tước.[1]
SinhDonatien Alphonse François de Sade
(1740-06-02)2 tháng 6 năm 1740
Paris, Pháp
Mất2 tháng 12 năm 1814(1814-12-02) (74 tuổi)
Charenton, Val-de-Marne, France
Tác phẩm nổi bậtThe 120 Days of Sodom (1789)
Justine (1791)
Triết học trong phòng ngủ (1795)
Juliette (1799)
Thời kỳTriết học thế kỷ 18
VùngTriết học phương Tây
Trường pháiLibertine
Đối tượng chính
Khiêu dâm, đa dâm, chính trị
Tư tưởng nổi bật
Sadism
Gia đình
Phối ngẫu
Renée-Pélagie Cordier de Launay (cưới 1763–1810)
; bà qua đời
Bạn đờiAnne-Prospère de Launay (1772)[1]
Madeleine LeClerc (1800–1804); ông qua đời
Con cáiLouis Marie de Sade (1767–1809)
Donatien Claude Armand de Sade (1769–1847)
Madeleine Laure de Sade (1771–?)
Cha mẹ
  • Jean Baptiste François Joseph, Comte de Sade (cha)
  • Marie Eléonore de Maillé de Carman (mẹ)
Người thânXavier, Comte de Sade
Thibault, Marquis de Sade (các hậu duệ thế kỷ 20)

Donatien Alphonse François, hầu tước de Sade (2 tháng 6 năm 1740 – 2 tháng 12 năm 1814) là nhà quý tộc, nhà văn và nhà cách mạng người Pháp. Tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch...với một số được phát hành dưới dạng khuyết danh. Ông nổi tiếng nhất với những tiểu thuyết mang tính khổ dâmbạo dâm, mô tả những cảnh tình dục mang tính tàn bạo trong đó nhân vật bị tra tấn, hành hạ đau đớn; đặc biệt lồng ghép nội dung khiêu dâm với các chủ đề triết lý, xã hội, đả kích nhà thờ... Ông đã trở nên nổi tiếng khi đưa những tưởng tượng này vào thực tế với cả người đồng ý và không đồng ý. Ông theo chủ nghĩa tự do quá khích: con người không bị ràng buộc bởi các phạm trù đạo đức, luân lý hay tôn giáo. Trong những năm cuối đời, ông bị chính quyền bắt giam nhiều lần và bị giữ trong nhà thương tâm thần trong 32 năm cho đến khi mất: 11 năm ở Paris (10 trong số đó đã được dành cho Bastille), một tháng tại Conciergerie, hai năm trong một pháo đài, một năm ở Madelonnettes Convent, ba năm ở Bicêtre Asylum, một năm ở nhà tù Sainte-Pélagie, và 12 năm ở Charenton Asylum. Trong cuộc cách mạng Pháp, ông là một đại biểu được bầu vào Hội nghị quốc dân. Nhiều tác phẩm của ông được viết trong tù.

Những tác phẩm của ông, vốn bị cấm đoán, kiểm duyệt trong suốt thế kỷ 19, đã được nghiên cứu, phục hồi bởi công chúng thế kỷ 20. Phong trào Siêu thực đầu thế kỷ 20 từng coi de Sade là một trong những ông thánh Tiền hô của mình. Tên ông được đặt làm danh từ cho chứng bạo dâm trong nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tiếp tục có một niềm đam mê với Sade giữa các học giả và trong văn hóa đại chúng. Các nhà trí thức Pháp như Roland Barthes, Jacques Lacan, Jacques DerridaMichel Foucault đã xuất bản các nghiên cứu về ông. Mặt khác, nhà triết học chủ nghĩa người Pháp Michel Onfray đã tấn công giáo phái này, viết rằng "Thật kỳ quặc về mặt trí tuệ để biến Sade thành anh hùng." [3] Cũng có rất nhiều bộ phim chuyển thể tác phẩm của ông, nổi tiếng nhất là Salò, hoặc 120 ngày của Sodom, một tác phẩm viết lại dựa trên tác phẩm khét tiếng của ông, The 120 Days of Sodom.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Perrottet, Tony (tháng 2 năm 2015). “Who Was the Marquis de Sade?”. Smithsonian Magazine. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2015.
  2. ^ “Power Lunch with social critic Lydia Lunch”. democratandchronicle.com.
  3. ^ “Marquis de Sade: rebel, pervert, rapist...hero?”. independent.co.uk.