Isadora Duncan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Isadora Duncan
Ảnh chụp bởi Arnold Genthe vào chuyến lưu diễn của Duncan từ năm 1915–1918
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Angela Isadora Duncan
Ngày sinh
(1877-05-26)26 tháng 5, 1877
Nơi sinh
San Francisco, California, Mỹ
Mất
Ngày mất
(1927-09-14)14 tháng 9, 1927 (50 tuổi)
Nơi mất
Nice, Pháp
An nghỉNghĩa trang Père-Lachaise
Giới tínhnữ
Quốc tịchMỹ, Pháp, Liên Xô
Tôn giáochủ nghĩa vô thần
Nghề nghiệpvũ công, biên đạo múa, người viết tự truyện, nhà biên kịch, vũ công múa ba lê, nhà văn
Gia đình
Hôn nhân
Sergei Yesenin
(cưới 1922⁠–⁠1923)
Người tình
Paris Singer
Con cái
3
Học sinhDụ Đức Linh
Lĩnh vựcNhảy múaBiên đạo múa
Sự nghiệp sân khấu
Trào lưuNhảy hiện đại, Múa đương đại
Website

Angela Isadora Duncan (26 tháng 5 năm 1877 hoặc 27 tháng 5 năm 1878 – 14 tháng 9 năm 1927) là một vũ công và biên đạo múa người Mỹ. Bà cũng là người tiên phong cho múa đương đại. Sinh ra và lớn lên ở California, bà sống và múa ở Châu Âu, Mỹ và Liên Xô từ năm 22 tuổi đến khi qua đời ở tuổi 50 khi khăn choàng của bà bị cuốn vào một chiếc bánh xe khi đang đi du lịch ở Nice, Pháp.[1]

Đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]

Isadora Duncan sinh ra tại San Francisco, là đứa con út của Joseph Charles Duncan (1819–1898), một nhân viên ngân hàng, kỹ sư khai thác mỏ và Mary Isadora Gray (1849–1922). Các anh trai của bà là Augustin DuncanRaymond Duncan;[2] chị gái bà, Elizabeth Duncan, cũng là một vũ công.[3][4] Sau khi Isadora ra đời không lâu, cha bà bị phát hiện dùng tiền từ hai ngân hàng mà ông giúp thành lập cho mục đích các nhân. Tuy không phải ở tù, nhưng mẹ của bà (tức giận vì chồng không chung thủy và vụ bê bối) đã ly hôn, và gia đình rơi vào cảnh nghèo đói.[2] Joseph Duncan, cùng với bà vợ thứ ba và cô con gái của họ, qua đời vào năm 1898 khi tàu hơi nước SS Mohegan mà họ đi mắc cạn ngoài khơi Cornwall.[5]

Sau vụ ly hôn,[6] mẹ của Isadora chuyển tới sống với gia đình ở Oakland, California, tại đây bà trở thành thợ may và giáo viên dạy piano. Isadora đi học từ năm sáu tới mười tuổi, nhưng bà bỏ học vì thấy đây là một môi trường gò bó. Bà và ba anh chị kiếm tiền bằng cách dạy múa cho trẻ con ở địa phương.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Triết lý và kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Đời sống cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Con cái[sửa | sửa mã nguồn]

Các mối quan hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc sống về sau[sửa | sửa mã nguồn]

Cái chết[sửa | sửa mã nguồn]

Mộ của Duncan ở Nghĩa trang Père-Lachaise

Vào đêm ngày 14 tháng 9 năm 1927 ở Nice, Pháp, Duncan là hành khác của một xe ô tô Amilcar CGSS của Benoît Falchetto (fr), một thợ máy người Pháp-Ý. Bà quàng một chiếc khăn lụa dài vẽ tay bởi nghệ sĩ người Nga Roman Chatov, một món quà từ người bạn Mary Desti. Desti, người tiễn Duncan, đã bảo bà mặc một chiếc áo choàng khi đi xe mui trần vì trời lạnh, nhưng bà chỉ đồng ý đeo khăn quàng.[7] Khi họ khởi hành, bà nói với Desti và những người đồng hành, "Adieu, mes amis. Je vais à la gloire !" ("Tạm biệt, bạn tôi. Tôi đi đến vinh quang đây!"); nhưng theo tiểu thuyết gia người Mỹ Glenway Wescott, Desti sau này bảo với ông lời tạm biệt thực sự của Duncan là "Je vais à l'amour" ("Tôi khởi hành tới tình yêu đây"). Desti khá xấu hổ về điều này, bởi lời tạm biệt gợi ý rằng Duncan và Falchetto có thể sẽ hẹn hò ở khách sạn của bà.[8][9][10]

Chiếc khăn quàng của bà cuốn vào chiếc bánh xe đang chạy, kéo bà ra khỏi chiếc xe mui trần và làm gãy cỏo bà.[1] Desti cho biết bà đã cảnh cáo Duncan về chiếc khăn quàng gần như sau khi chiếc xe rời đi. Desti đưa Duncan tới bệnh viện, nơi bà được tuyên bố là đã qua đời.[7] Khi qua đời, Duncan là một công dân Liên Xô. Di nguyện của bà là được trở thành người Liên Xô đầu tiên được chứng thực di chúc tại Hoa Kỳ.[11]

Duncan được hỏa táng, tro cốt của bà được đặt cạnh tro cốt các con mình[12] tại Nghĩa trang Père-Lachaise ở Paris.[13] Trên bia mộ của bà có khắc dòng chữ École du Ballet de l'Opéra de Paris ("Trường Ba Lê của Nhà hát Opera Paris").

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Duncan trong vai bà tiên trong vở kịch Giấc mộng đêm hè, 1896

Nếu như các trường dạy múa của Duncan ở Châu Âu không tồn tại được lâu, bà đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới ba lê hiện đại và phong cách múa của bà vẫn còn được lưu truyền dưới sự chỉ dẫn của Maria-Theresa Duncan,[14] Anna Duncan,[15] và Irma Duncan,[16] ba trong số sáu cô con gái nuôi. Quá trình nhận nuôi chưa bao giờ được xác minh, nhưng cả sáu người đã đổi họ sang Duncan. Thông qua chị gái mình, Elizabeth, phương pháp của Duncan được tiếp nhận bởi Jarmila Jeřábková từ Praha nơi di sản của bà vẫn còn tồn tại.[17] Khi Nhà hát Champs-Élysées được xây dựng, Duncan được nhà điêu khắc Antoine Bourdelle chạm khắc trên bức phù điêu thấp ngoài cổng vào. Bà cũng có mặt trong tranh tường của Maurice Denis vẽ chín vị muse trong khán phòng.

Anna, Lisa,[18] Theresa và Irma, các học sinh của ngôi trường đầu tiên của Isadora Duncan, đã mang tính thẩm mỹ và sư phạm trong điệu múa của Isadora tới New York và Paris.

Kỹ thuật múa của Duncan cũng được lưu truyền bằng sự thành lập của Tổ chức Di sản Isadora Duncan, sáng lập Mignon Garland (người được dạy múa bởi Anna và Irma Duncan). Garland hâm mộ Duncan đến nỗi về sau bà sống trong tòa nhà được dựng lên cùng địa chỉ với nơi Duncan từng ở, với một tấm bảng kỷ niệm gần lối vào vẫn còn tồn tại tính đến năm 2016. Garland cũng đã yêu cầu được San Francisco đặt tên lại con hẻm Adelaide Place thành Isadora Duncan Lane.[19][20]

Trong y khoa, Hội chứng Isadora Duncan chỉ tới những tai nạn do những phụ kiện quanh cổ bị cuốn vào bánh xe hoặc máy móc.[21]

Thư viện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Craine, Debra; Mackrell, Judith (2000). The Oxford Dictionary of Dance . Oxford [England]: Oxford University Press. tr. 152. ISBN 978-0-19-860106-7. OCLC 45663394.
  2. ^ a b c Deborah Jowitt (1989). Time and the Dancing Image. University of California Press. tr. 75. ISBN 978-0-520-06627-4.
  3. ^ Genthe, Arnold (photographer). “Elizabeth Duncan dancer”. Library of Congress. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ Lilian Karina; Marion Kant (tháng 1 năm 2004). Hitler's Dancers: German Modern Dance and the Third Reich. Berghahn Books. tr. 11. ISBN 978-1-57181-688-7.
  5. ^ Ean Wood, Headlong Through Life: The Story of Isadora Duncan (2006), p. 27: "They...would all be drowned, along with 104 others, when the S.S. Mohegan, en route from London to New York, ran aground on the Manacle Rocks off Falmouth, in Cornwall."
  6. ^ Duncan (1927), p. 17
  7. ^ a b Sturges (1990), pp. 227–230
  8. ^ “DEATH By Flowing Scarf – Isadora Duncan, USA”. True Stories of Strange Deaths. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2016.
  9. ^ “Isadora Duncan Meets Fate”. Los Angeles Times. Associated Press. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2016.
  10. ^ “Isadora Duncan killed in Paris under wheels of car she was buying”. Sandusky Star Journal. ngày 15 tháng 9 năm 1927. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2016.
  11. ^ Petrucelli, Alan (2009). Morbid Curiosity: The Disturbing Demises of the Famous and Infamous.
  12. ^ Kavanagh, Nicola (tháng 5 năm 2008). “Decline and Fall”. Wound Magazine. London (3): 113. ISSN 1755-800X.
  13. ^ Hemingway: The Homecoming
  14. ^ “Search Results: "Maria Theresa Duncan" – Prints & Photographs Online Catalog (Library of Congress)”. www.loc.gov.
  15. ^ “Search Results: "Anna Duncan" – Prints & Photographs Online Catalog”. Library of Congress.
  16. ^ “Search Results: "Irma Duncan" – Prints & Photographs Online Catalog (Library of Congress)”. www.loc.gov.
  17. ^ Kateřina Boková. “100-year birth anniversary of Jarmila Jeřábková – dancer, choreographer and teacher”. Czech Dance Info. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2014.
  18. ^ “Search Results: "Lisa Duncan" – Prints & Photographs Online Catalog (Library of Congress)”. www.loc.gov.
  19. ^ Kisselgoff, Anna (ngày 24 tháng 9 năm 1999). “Mignon Garland Dies at 91; Disciple of Isadora Duncan”. The New York Times. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2016.
  20. ^ “Journal of proceedings, Board of Supervisors, City and County of San Francisco”. The Wayback Machine. Board of Supervisors, City and County of San Francisco. ngày 25 tháng 1 năm 1988. tr. 89. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2016.
  21. ^ Gowens PA, Davenport RJ, Kerr J, Sanderson RJ, Marsden AK (tháng 7 năm 2003). “Survival from accidental strangulation from a scarf resulting in laryngeal rupture and carotid artery stenosis: the "Isadora Duncan syndrome". A case report and review of literature”. Emerg Med J. 20 (4): 391–3. doi:10.1136/emj.20.4.391. PMC 1726156. PMID 12835372.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]