Jean-Pierre Papin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jean-Pierre Papin
Papin năm 2012
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Jean-Pierre Papin
Chiều cao 1,76 m (5 ft 9 in)
Vị trí Tiền đạo
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1983–1984 INF Vichy
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1984–1985 Valenciennes 33 (15)
1985–1986 Club Brugge 31 (20)
1986–1992 Marseille 215 (134)
1992–1994 Milan 40 (18)
1994–1996 FC Bayern München 27 (3)
1996–1998 FC Girondins de Bordeaux 55 (22)
1998–1999 Guingamp 10 (3)
1999–2001 Saint-Pierroise 27 (13)
Tổng cộng 438 (201)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1986–1995 Pháp 54 (30)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
2004–2006 Bassin d'Arcachon
2006–2007 Strasbourg
2007–2008 Lens
2009–2010 Châteauroux
Thành tích huy chương
Đại diện cho  Pháp
Bóng đá nam
World Cup
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Mexico 1986 Đội bóng
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Jean-Pierre Papin (sinh 5 tháng 11 năm 1963 tại Boulogne-sur-Mer, Pháp) là một trong những cầu thủ bóng đá xuất sắc của Pháp, giành Quả Bóng Vàng năm 1991.

Sự nghiệp cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp của mình tại câu lạc bộ Brugge năm 1985, nhưng ông đạt đến đỉnh cao khi chơi tại câu lạc bộ hàng đầu Pháp là Olympique Marseille ở vị trí trung phong với năm lần liên tiếp đoạt chức vua phá lưới giải vô địch quốc gia Pháp, từ 1988 đến 1992.

Mùa bóng 1992-1993, Papin chuyển sang A.C. Milan và gặp lại Olympique Marseille trong trận chung kết Champions League năm 1993. Kết quả là đội bóng mới của ông đã thua đội bóng cũ 0-1. Sau đó, Papin lần lượt trải qua các câu lạc bộ Bayern München, Girondins de Bordeaux, Guingamp trước khi giải nghệ năm 1999.

Sau khi từ giã sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp, ông tiếp tục chơi bóng cho đến năm 40 tuổi, khi đầu quân cho các đội bóng nghiệp dư gần nơi mình sinh sống: Jeunesse sportive Saint-Pierroise (tại đảo Reunion) và US Cap-Ferret, nơi ông đã ghi được tổng cộng 140 bàn trong ba mùa bóng.

Papin chơi cho đội tuyển Pháp 54 trận từ năm 1986 đến năm 1995, ghi 30 bàn. Thành tích cao nhất của ông khi chơi cho đội tuyển quốc gia là hạng ba World Cup 1986 tại México. Ông đoạt giải Quả bóng vàng châu Âu 1991. Papin cũng có trong danh sách 125 cầu thủ hay nhất thế giới còn sống do FIFA bình chọn năm 2004, với những pha ngả bàn đèn đã trở thành kinh điển. Kỹ thuật này là thành quả của sự khổ luyện trong nhiều năm của ông, độ chuẩn xác và uy lực của cú sút bù đắp cho thể hình có phần khiêm tốn của Papin. Nó khiến cho ông trở thành một mẫu tiền đạo vô cùng độc đáo, khi là một trung phong cắm nhưng lại có khả năng ghi bàn từ xa. Ngày nay, động tác này mang tên ông, các cú papinade.

Sự nghiệp Huấn luyện viên[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm thi đấu cho US Cap-Ferret, Papin tranh thủ thi lấy bằng Huấn luyện viên. CLB đầu tiên mà ông dẫn dắt là FC Bassin d'Arcachon, một đội thi đấu tại Division d'Honneur (Giải hạng 6 Pháp) nằm tại miền Tây nước Pháp. Dưới sự dẫn dắt của ông, đội đã giành được cúp vùng Nouvelle-Aquitaine cũng như quyền thăng hạng, lên chơi ở giải CFA 2 (hạng 5) ở mùa bóng 2004-2005.

Đội bóng chuyên nghiệp đầu tiên mời ông về huấn luyện là RC Strasbourg tại mùa giải 2006-2007 ngay sau khi họ bị xuống hạng. Papin đã lèo lái đội khá thành công, giúp đội trở lại Ligue 1 chỉ sau đúng một năm thi đấu tại giải hạng hai. Nhưng tại cuối mùa bóng này, vì một số vấn đề nội bộ mà ông không tiếp tục dẫn dắt đội. Trong mấy tháng thất nghiệp, nhiều thông tin tuyên bố đội Trung Quốc có mời ông về làm Huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia nước này nhưng ông từ chối. Ông cũng từ chối về dẫn dắt FC Nantes Atlantique.

Khi giải vô địch Pháp năm 2007-2008 khởi tranh được 4 vòng đấu, ông chính thức thay thế huấn luyện viên gạo cội Guy Roux về cầm quân RC Lens sau những kết quả khá thất vọng của đội này tại đầu mùa bóng. Nhưng Papin cũng không thể giúp đội giành quyền trụ hạng thành công với lực lượng cầu thủ không phải do ông lựa chọn trước khi mùa giải diễn ra. Kết thúc mùa bóng ông thôi giữ chức huấn luyện viên trưởng của RC Lens. Ngay sau đó ông có một số lời đề nghị khác (như của FC Nantes Atlantique hay Châteauroux[1]) nhưng sau kinh nghiệm trên ông đều từ chối khi đánh giá chưa tìm được đội bóng và môi trường làm việc thích hợp.

Các danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Với Đội tuyển Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Với câu lạc bộ FC Brugge[sửa | sửa mã nguồn]

Với câu lạc bộ Olympique Marseille[sửa | sửa mã nguồn]

Với câu lạc bộ A.C. Milan[sửa | sửa mã nguồn]

Với câu lạc bộ FC Bayern München[sửa | sửa mã nguồn]

Các danh hiệu cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê thành tích từng mùa giải[sửa | sửa mã nguồn]

Bàn thắng cho đội tuyển quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

# Ngày Địa điểm Đối thủ Kết quả Giải đấu
1 1 tháng 6 năm 1986 Sân vận động León, León, México  Canada 1–0 World Cup 1986
2 28 tháng 6 năm 1986 Sân vận động Cuauhtémoc, Puebla, México  Bỉ 4–2 (s.h.p.)
3 28 tháng 9 năm 1988 Sân vận động Công viên các Hoàng tử, Paris, Pháp  Na Uy 1–0 Vòng loại World Cup 1990
4, 5 16 tháng 8 năm 1989 Sân vận động Malmö, Malmö, Thụy Điển  Thụy Điển 4–2 Giao hữu
6 5 tháng 9 năm 1989 Sân vận động Ullevaal, Oslo, Na Uy  Na Uy 1–1 Vòng loại World Cup 1990
7 28 tháng 2 năm 1990 Sân vận động Mosson, Montpellier, Pháp  Tây Đức 2–1 Giao hữu
8 5 tháng 9 năm 1990 Laugardalsvöllur, Reykjavík, Iceland  Iceland 2–1 Vòng loại Euro 1992
9, 10 13 tháng 10 năm 1990 Sân vận động Công viên các Hoàng tử, Paris, Pháp  Tiệp Khắc 2–1
11 20 tháng 2 năm 1991  Tây Ban Nha 3–1
12, 13 30 tháng 3 năm 1991  Albania 5–0
14 14 tháng 8 năm 1991 Sân vận động Miejski, Poznań, Ba Lan  Ba Lan 5–1 Giao hữu
15, 16 4 tháng 9 năm 1991 Tehelné pole, Bratislava, Slovakia  Tiệp Khắc 2–1 Vòng loại Euro 1992
17 12 tháng 10 năm 1991 Sân vận động Benito Villamarín, Sevilla, Tây Ban Nha  Tây Ban Nha 2–1
18, 19 25 tháng 3 năm 1992 Sân vận động Công viên các Hoàng tử, Paris, Pháp  Bỉ 3–3 Giao hữu
20 5 tháng 6 năm 1992 Sân vận động Félix Bollaert, Lens, Pháp  Hà Lan 1–1
21 10 tháng 6 năm 1992 Sân vận động Råsunda, Solna, Thụy Điển  Thụy Điển 1–1 Euro 1992
22 17 tháng 6 năm 1992 Sân vận động Malmö, Malmö, Thụy Điển  Đan Mạch 1–2
23 14 tháng 10 năm 1992 Sân vận động Công viên các Hoàng tử, Paris, Pháp  Áo 2–0 Vòng loại World Cup 1994
24 14 tháng 11 năm 1992  Phần Lan 2–1
25 27 tháng 3 năm 1993 Sân vận động Ernst Happel, Viên, Áo  Áo 1–0
26 28 tháng 7 năm 1993 Sân vận động Michel d'Ornano, Caen, Pháp  Nga 3–1 Giao hữu
27 8 tháng 9 năm 1993 Sân vận động Ratina, Tampere, Phần Lan  Phần Lan 2–0 Vòng loại World Cup 1994
28 22 tháng 3 năm 1994 Sân vận động Gerland, Lyon, Pháp  Chile 3–1 Giao hữu
29 29 tháng 5 năm 1994 Sân vận động Quốc gia, Tokyo, Nhật Bản  Nhật Bản 4–1 Kirin Cup
30 13 tháng 12 năm 1994 Sân vận động Hüseyin Avni Aker, Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ  Azerbaijan 2–0 Vòng loại Euro 1996

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng
Tiền nhiệm:
Lothar Matthäus
Quả bóng vàng châu Âu
1991
Kế nhiệm:
Marco van Basten
Vị trí
Tiền nhiệm:
Manuel Amoros
Đội trưởng Đội tuyển Pháp
1992-1993
Kế nhiệm:
Eric Cantona