Kỷ Imbrium Sớm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong niên đại địa chất Mặt Trăng, kỷ Imbrium Sớm diễn ra từ khoảng 3.850 triệu năm trước tới khoảng 3.800 triệu năm trước. Nó gối lên khoảng thời gian kết thúc của sự kiện bắn phá mạnh muộn của khu vực bên trong của hệ Mặt Trời. Các va chạm đã tạo ra lòng chảo biển Imbrium diễn ra vào đầu kỷ. Các lòng chảo lớn khác thống lĩnh phía bên trái của Mặt Trăng (chẳng hạn Crisium, Tranquilitatis, Serenitatis, Fecunditatis và Procellarum) cũng đã được hình thành trong thời kỳ này. Các lòng chảo này được nhồi đầy các loại đá bazan chủ yếu trong kỷ Imbrium Muộn tiếp theo. Trước khi diễn ra kỷ Imbrium Sớm là giai đoạn thuộc kỷ Nectaris.

Quan hệ với niên đại địa chất Trái Đất[sửa | sửa mã nguồn]

Do có rất ít hoặc không có chứng cứ địa chất nào trên Trái Đất tồn tại trong thời gian tương ứng với kỷ Imbrium Sớm trên Mặt Trăng, nên kỷ Imbrium Sớm (hay Muộn) đã được sử dụng trong ít nhất là một công trình khoa học đáng chú ý[1] như là một đơn vị phân chia không chính thức của liên đại Hỏa Thành trên Trái Đất.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ W. Harland, R. Armstrong, A. Cox, L. Craig, A. Smith, D. Smith (1990). A Geologic time scale 1989. Cambridge University Press. doi:10.1002/gj.3350270220.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị phân chia của niên đại địa chất Mặt Trăng :
Tiền Nectaris - Nectaris - Imbrium Sớm - Imbrium Muộn - Eratosthenes - Copernicus
Triệu năm trước
Liên đại Hỏa thành
Cryptic Các nhóm Lòng chảo kỷ Nectaris Imbrium Sớm