Cao Hùng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Kaohsiung)
Cao Hùng
高雄市
Cảng Cao Hùng
Cảng Cao Hùng
Hiệu kỳ của Cao Hùng
Hiệu kỳ
Biểu trưng chính thức của Cao Hùng
Biểu trưng
Tên hiệu: Cảng đô (港都)
Map
Vị trí của Cao Hùng
Cao Hùng trên bản đồ Thế giới
Cao Hùng
Cao Hùng
Tọa độ: 22°38′B 120°16′Đ / 22,633°B 120,267°Đ / 22.633; 120.267
Quốc gia Đài Loan
VùngNam bộ Đài Loan
Thị phủLinh Nhã khu (苓雅區)
Đặt tên theoLỗi Lua trong Mô_đun:Wikidata tại dòng 98: attempt to concatenate local 'label' (a nil value).
Chính quyền
 • Thị trưởngTrần Kỳ Mại
Diện tích
 • Thành phố154 km2 (59,46 mi2)
Độ cao9 m (27 ft)
Dân số (2018)
 • Thành phố2,773,533
 • Mật độ18,009/km2 (25.467/mi2)
 • Vùng đô thị~3.000.000
Múi giờ(UTC+8)
Mã điện thoại7 sửa dữ liệu
Mã ISO 3166TW-KHH sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaMalé, San Antonio, Pensacola, Colorado Springs, Little Rock, Seattle, Rio de Janeiro, Busan, Brisbane, Tulsa, Knoxville, Blantyre, Macon, Barranquilla, Quận Honolulu, Matsumoto, Honolulu sửa dữ liệu
Trang webhttp://w4.kcg.gov.tw/~english/
Thành phố có 11 quận (khu).

Cao Hùng hay Kaohsiung (chữ Hoa phồn thể:高雄市, bính âm thông dụng: Gaosyóng, bính âm Hán ngữ: Gāoxióng, POJ: Ko-hiông; tọa độ 22°38'N, 120°16'E) là một thành phố nằm tại miền Nam Đài Loan. Đây là thành phố lớn thứ 2 tại Đài Loan với số dân 1,51 triệu người, và là một trong sáu thành phố trực thuộc Trung ương của Đài Loan. Thành phố có 11 quận, mỗi quận có một văn phòng quận quản lý công việc hàng ngày giữa chính quyền thành phố và công dân của mình.

Cao Hùng là trung tâm chế tạo, lọc dầu và vận tải lớn của Đài Loan. Không giống như Đài Bắc, các đường phố của Cao Hùng rộng rãi và giao thông thông suốt hơn. Tuy nhiên, ô nhiễm không khí của các khu vực xung quanh Cao Hùng thì khá tệ do các ngành công nghiệp nặng gây ra. Cảng Cao Hùng là cảng chính của Đài Loan mà phần lớn dầu mỏ của Đài Loan được nhập khẩu. Cao Hùng có một khu chế xuất sản xuất nhôm, gỗ, và giấy, phân đạm, xi-măng, kim loại, máy móc và tàu biển. Cảng Cao Hùng là một trong 4 cảng lớn nhất thế giới và Cao Hùng là trung tâm ngành công nghiệp đóng tàu của Đài Loan và cũng là căn cứ hải quân lớn của Trung Hoa Dân Quốc. Hệ thống tàu điện ngầmMRT sẽ vận hành trong năm 2006. Thành phố Cao Hùng đã tổ chức World Games 2009 - một thế vận hội cơ bản không có những môn được thi đấu trong Thế Vận Hội.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cảng Đả Cẩu, 1893

Cao Hùng được thành lập vào gần cuối thế kỷ 17, ngôi làng khi đó được gọi là Đả Cẩu (tiếng Trung: 打狗; bính âm: Dǎgǒu; Bạch thoại tự: Táⁿ-káu; nghĩa đen: "đánh chó") bởi những người nhập cư Phúc Kiến vào thời kỳ đầu. Tên gọi này bắt nguồn từ ngôn ngữ Makatao của thổ dân bản địa và có nghĩa là "rừng tre". Người Hà Lan đã xây dựng nên phào đài Zeelandia vào năm 1624 và đánh bại các bộ lạc thổ dân bản địa vào năm 1635. Họ gọi khu vực này là Tancoia. Trịnh Thành Công đã trục xuất người Hà Lan và lập nên một chính quyền phục Minh vào năm 1662. Trịnh Kinh, con trai của Trịnh Thành Công, đã đổi tên làng thành Vạn Niên Châu (giản thể: 万年洲; phồn thể: 萬年州; bính âm: Wàn Nián Zhōu; nghĩa đen: "vùng đất vạn năm") vào năm 1664. Tên gọi Đả Cẩu lại được phục hồi vào cuối thập niên 1670, khi khu vực được mở mang một cách đột ngột với những người nhập cư đến từ Trung Quốc đại lục. Năm 1684, nhà Thanh đã sáp nhập Đài Loan và đổi tên khu vực bao gồm Cao Hùng ngày nay thành huyện Phượng Sơn (giản thể: 凤山县; phồn thể: 鳳山縣; bính âm: Fèngshān xiàn), là một phần của phủ Đài Loan. Khu vực Cao Hùng ngày nay đã lần đầu tiên được phát triển như một khu vực cảng vào thập niên 1680.

Năm 1895, Đài Loan bị nhượng cho Nhật Bản theo các điều khoản của Hiệp ước Shimonoseki. Vào thời kỳ này, tên gọi của thành phố chuyển từ Đả Cẩu (打狗) (tiếng Đài Loan: Táⁿ-káu) thành Cao Hùng (高雄, romaji: Takao). Mặc dù hai tên gọi phát âm tương tự trong tiếng Nhật, song ngữ nghĩa của nó đã thay đổi từ "đánh chó" sang "cao lớn hùng vĩ".[1] Người Nhật phát triển Takao, đặc biệt là cảng. Do là một căn cứ quân sự và trung tâm công nghiệp quan trọng, thành phố đã bị quân đội Hoa Kỳ ném bom rất nhiều trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Sau khi Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát Đài Loan vào năm 1945, tên gọi bằng Hán tự mà người Nhật đặt cho thành phố vẫn được sử dụng, chính quyền sử dụng phiên âm Latinh theo hệ Wade-Giles là "Kao-hsiung".[2] Cao Hùng được Hành chính viện phê chuẩn trở thành một thành phố đặc biệt vào ngày 1 tháng 7 năm 1979.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi sáp nhập với huyện Cao Hùng, Cao Hùng hiện có 38 khu (區). Mỗi khu lại được chia thành các lý (里), và được chia tiếp thành các lân (鄰). Chính phủ Trung ương Đài Loan công nhận hệ thống bính âm Hán ngữ làm chuẩn để phiên âm Latinh tương tự như tại Trung Quốc đại lục, còn chính quyền Cao Hùng, vốn do đảng Dân Tiến nắm quyền, lấy phương pháp bính âm thông dụng làm chuẩn phiên âm.

Số Tiếng Việt Chữ Hán
phồn thể
Diện tích
(km²)
Số
Dân số
(2010)
1 Diêm Trình 鹽埕區 1,4161 21 27.651
2 Cổ Sơn 鼓山區 14,7458 38 129.521
3 Tả Doanh 左營區 19,3888 44 189.944
4 Nam Tử 楠梓區 25,8276 37 171.906
5 Tam Dân 三民區 19,7866 88 355.097
6 Tân Hưng 新興區 1,9764 32 55.744
7 Tiền Kim 前金區 1,8573 20 29.208
8 Linh Nhã 苓雅區 8,1522 69 185.021
9 Tiền Trấn 前鎮區 19,1207 61 199.951
10 Kỳ Tân 旗津區 1,4639 13 29.975
11 Tiểu Cảng 小港區 39,8573 38 153.896
12 Phượng Sơn 鳳山區 26,7590 78 339.952
13 Lâm Viên 林園區 32,2860 24 70.770
14 Đại Liêu 大寮區 71,0400 25 109.257
15 Đại Thụ 大樹區 66,9811 18 44.230
16 Đại Xã 大社區 26,5848 9 32.808
17 Nhân Vũ 仁武區 36,0808 16 70.242
18 Điểu Tùng 鳥松區 24,5927 7 42.135
19 Cương Sơn 岡山區 47,9421 33 97.095
20 Kiều Đầu 橋頭區 25,9379 17 36.284
21 Yên Sào 燕巢區 65,3950 11 31.059
22 Điền Liêu 田寮區 92,6802 10 8.325
23 A Liên 阿蓮區 34,6164 12 30.613
24 Lộ Trúc 路竹區 48,4348 20 54.137
25 Hồ Nội 湖內區 20,1615 14 28.697
26 Gia Định 茄萣區 15,7624 15 31.583
27 Vĩnh An 永安區 22,6141 6 14.253
28 Di Đà 彌陀區 14,7772 12 20.613
29 Tử Quan 梓官區 11,5967 15 36.867
30 Kỳ Sơn 旗山區 94,6122 21 40.368
31 Mỹ Nùng 美濃區 120,0316 19 43.444
32 Lục Khưu 六龜區 194,1584 12 15.354
33 Giáp Tiên 甲仙區 124,0340 7 7.616
34 Sam Lâm 杉林區 104,0036 7 11.102
35 Nội Môn 內門區 95,6224 18 16.085
36 Mậu Lâm 茂林區 194,0000 3 1.850
37 Đào Nguyên 桃源區 928,9800 8 4.777
38 Na Mã Hạ 那瑪夏區 252,9895 3 3.457

Đơn vị hành chính Cao Hùng

Hai hòn đảo tại biển Đông do thành phố Cao Hùng quản lý được giao cho khu Kỳ Tân quản lý:

Các điểm tham quan hấp dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

đường chân trời đêm của Cao Hùng, với hai tòa nhà cao nhất ở giữa ảnh là Tòa nhà Tuntex SkyFarglory THE ONE.

Các trường đại học, cao đẳng[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố kết nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Nguồn gốc tên thành phố Cao Hùng (tiếng Trung)”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ What's in changing a name? Lưu trữ 2007-06-30 tại Archive.today Taiwan Journal Vol. XXVI No. 19 15 tháng 5 năm 2009 "...while name Kaohsiung is technically the Mandarin pronunciation of the Japanese written version of a Holo Taiwanese rendition of an old aboriginal name..."

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]