Không chiến Yên Viên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến dịch Yên Viên
Một phần của Chiến tranh Việt Nam
Chiến dịch Sấm Rền
200px
Phi công Nguyễn Văn Cốc lập chiến công thứ hai trong sự nghiệp của mình trong trận không chiến Yên Viên (thị trấn). Trong ảnh là Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt tay chúc mừng chiến công này.
Thời gian23 tháng 8 năm 1967
Địa điểm
Kết quả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành phần thắng
Tham chiến
 Hoa Kỳ Hoa Kỳ Việt Nam Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Chỉ huy và lãnh đạo
Nicholas J. Donelson
Robin Olds
Nguyễn Nhật Chiêu
Cao Thanh Tịnh
Nguyễn Văn Thọ
Thành phần tham chiến
Hoa Kỳ Không đoàn chiến thuật 8
Hoa Kỳ Không đoàn chiến thuật 355
Hoa Kỳ Không đoàn chiến thuật 388
Việt Nam Trung đoàn tiêm kích 921
Việt Nam Trung đoàn tiêm kích 923
Lực lượng
16 F-4 Phantom II
36 F-105 Thunderchief
2 MiG-21
8 MiG-17
Thương vong và tổn thất
2 chết 3 bị bắt
mất 3 máy bay (được xác nhận)
Không có thiệt hại nào được xác nhận, một máy bay bị hư hại

Chiến dịch Yên Viên hay còn được gọi là trận 23 tháng 8 năm 1967 là một trận không chiến quy mô, có sự tham dự của các đơn vị không quân của Không quân Nhân dân Việt Nam (KQNDVN) và Không quân Hoa Kỳ (KQHK). Trận đánh diễn ra trên bầu trời miền Bắc và là một phần của chiến dịch Sấm Rền trong chiến tranh Việt Nam.

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Theo lời kể của Trung tướng Nguyễn Văn Cốc, thời tiết ngày 23/08/1967 rất tốt, tầm nhìn xa trên 10 km, mây vừa phải. Phía Không quân Nhân dân Việt Nam quyết định tập kích vào đội hình máy bay cường kích của Không quân Hoa Kỳ.

14h15. Radar phòng không Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hiện có máy bay Mỹ, dự kiến sẽ ném bom Hà Nội lúc 15h00.

14h40. Trinh sát tầm xa Phòng không nhân dân Việt Nam phát hiện một cụm máy bay Mỹ bay hướng Sầm Nưa (Lào) vào Việt Nam.

14h52. Đài radar trinh sát tầm xa RLCP-35 khẳng định có máy bay Mỹ.

14h54. Máy bay Mỹ vượt qua biên giới ViệtLào và bắt đầu gây nhiễu

14h58. Phi công Nguyễn Nhật Chiêu số 1 và Phi công Nguyễn Văn Cốc số 2 xuất kích.

15h08. Phi công Nguyễn Nhật Chiêu phát hiện 20 máy bay ném bom chiến thuật của Mỹ. Xác định mình vẫn chưa bị phát hiện, Phi công Nguyễn Nhật Chiêu và Phi công Nguyễn Văn Cốc quyết định tấn công tốp thứ hai và máy bay Mỹ bị hạ.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]