Khỉ đột núi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khỉ đột núi[1]

Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primates
Họ (familia)Hominidae
Chi (genus)Gorilla
Loài (species)G. beringei
Phân loài (subspecies)G. b. beringei
Danh pháp ba phần
Gorilla beringei beringei
Matschie, 1903

Khỉ đột núi (Gorilla beringei beringei) là một trong hai phân loài khỉ đột phía đông, gồm hai quần thể. Một quần thể được tìm thấy ở núi lửa VirungaTrung Phi, thuộc về ba vườn quốc gia: Mgahinga, ở tây nam Uganda; Volcanoes, ở tây bắc Rwanda; và Virunga ở đông Cộng hòa Dân chủ Congo. Quần thể còn lại được tìm thấy ở Vườn quốc gia cấm Bwindi tại Uganda. Một vài nhà linh trưởng học xem quần thể ở Bwindi là một phân loài tách biệt,[3] mặc dù không có mô tả nào hoàn thành. Tháng 11, 2012, ước lượng tổng số khỉ đột núi lượng là 880 cá thể.[4]

Tiến hóa và phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại chi Gorilla

Khỉ đột núi là con cháu của khỉ và vượn cổ tìm thấy ở châu Phi và Ả Rập vào đầu thế Oligocen (34-24 triệu năm trước). Hóa thạch nơi khỉ đột núi sống nghèo nàn và lịch sử tiến hóa của nó không rõ ràng.[5] Khoảng 9 triệu năm trước, một nhóm linh trưởng tiến hóa thành khỉ đột, tách ra từ tổ tiên chung của chúng với con người và tinh tinh; đây là lúc chi Gorilla xuất hiện. Khỉ đột núi tách ra từ khỉ đột đồng bằng phía đông khoảng 400,000 năm trước và hai phân loài này tách ra khỏi khỉ đột phía đông khoảng 2 triệu năm trước.[6] Có nhiều tranh luận chưa giải quyết về việc phân loại khỉ đột núi. Chi Gorilla ban đầu được đặt tên là Troglodytes năm 1847, sau đó được đổi tên là như hiện nay năm 1852. Tới năm 1967 nhà phân loại học Colin Groves đề xuất rằng tất cả chi Gorilla chỉ gồm một loài (Gorilla gorilla) với ba phân loài Gorilla gorilla gorilla (khỉ đột đồng bằng phía tây), Gorilla gorilla graueri (khỉ đột đồng bằng được tìm thấy ở tây Virungas) và Gorilla gorilla beringei (khỉ đột núi). Năm 2003, sau khi xem xét lại, khỉ đột được chia thành hai loài (Gorilla gorillaGorilla beringei) bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Groves, Colin (16 tháng 11 năm 2005). Wilson D. E. và Reeder D. M. (chủ biên) (biên tập). Mammal Species of the World . Nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins. tr. 181–182. ISBN 0-801-88221-4.
  2. ^ Robbins, M., Gray, M., Kümpel, N., Lanjouw, A., Maisels, F., Mugisha, A., Spelman, L. & Williamson, L. (2008). Gorilla beringei ssp. beringei. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ Stanford C. (2001). “The Subspecies Concept in Primatology: The Case of Mountain Gorillas”. Primates.
  4. ^ Aldred, Jessica (13 tháng 11 năm 2012). “Mountain gorilla numbers rise by 10%”. The Guardian. London. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2012.
  5. ^ a b Eckhart, G.; Lanjouw, A. (2008). Mountain Gorillas: Biology, Conservation and Coexistence. The Johns Hopkins University Press. ISBN 978-0-8018-9011-6.
  6. ^ “Eastern Lowland Gorilla”. 2009 the Year of the Gorilla. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2012.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]