Khối núi Ngọc Linh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ruộng bậc thang ở Ngọc Linh, Quảng Nam, Việt Nam

Khối núi Ngọc Linh hay Ngọc Linh liên sơn là khối núi cao nhất miền Trung, Việt Nam nằm trên dải Trường Sơn, là một phần của Trường Sơn Nam. Khối núi này nằm trên phần cao nguyên phía Bắc của khu vực Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên - Miền Trung của Việt Nam, trong địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai và phần đỉnh núi cao nhất của khối núi này thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Dãy Ngọc Linh có độ cao khoảng 800 - 2.800 m.

Dãy Ngọc Linh, chạy viền theo ranh giới phía Đông của huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông của tỉnh Kon Tum với các huyện Phước SơnBắc Trà My, Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam, tiếp đến là trên ranh giới giữa huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum với các huyện Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ của tỉnh Quảng Ngãi, các huyện Kbang, Đak Đoa của tỉnh Gia Lai. Dãy núi này chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam bắt đầu với ngọn núi Ngọk Lum Heo, núi Mường Hoong, Ngọc Linh, Ngọc Krinh, Ngọk Tem, Ngọk Roo. Dãy Ngọc Linh là đường phân thủy của hai hệ thống sông: một chảy sang phía Tâysông Sê San, góp nước cho sông Mê Kông; một hệ thống chảy sang phía Đông, đổ trực tiếp ra Biển Đông là các con sông Cái (đầu nguồn sông Vu Gia), sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi, sông Ba chảy qua tỉnh Phú Yên.

Các đỉnh núi cao[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc sản[sửa | sửa mã nguồn]

Trong dãy Ngọc Linh có loài nhân sâm nổi tiếng Việt Nam mang tên sâm Ngọc Linh, hay sâm Việt Nam, sâm trúc, sâm Khu Năm (Panax vietnamensis thuộc Họ Cuồng cuồng Araliaceae) mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc Kon TumQuảng Nam ở độ cao 1.500 đến 2.100m. Theo TS Nguyễn Bá Hoạt cán bộ Viện Dược liệu Việt Nam, về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh đã phân lập được 52 saponin, trong đó, 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong lá và cọng đã phân lập được 19 saponin dammaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Ngoài thành phần chính là saponin, trong sâm Ngọc Linh còn xác định 17 amino acid, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.[1]

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Gần đầu phía Bắc của dãy núi (dưới chân ngọn Ngọc Lum Heo) có đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng Bắc - Nam, tới thị trấn Đắk Glei. Phía Nam dãy có đường quốc lộ 24 chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, từ TP. Kon Tum qua thị trấn Kon Plông sang tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, còn có đường nhỏ (đường 672), chạy vào núi theo hướng Đăk Tô - Tu Mơ Rông.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “VIET NAM NET”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2004. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]