Khu dã sinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hưu cao cổKhu dã sinh Beekse Bergen, Hà Lan
Tê giác trắng ở Khu dã sinh Pombia, Ý
Tê giác đen châu Phi ở Khu dã sinh San Diego, Hoa Kỳ
Ngựa vằnKhu dã sinh Africam, México

Khu dã sinh, Công viên dã sinh hay còn gọi là công viên động vật hoang dã safari, là một nơi du khách có thể dùng phương tiện giao thông bảo đảm an toàn sinh mạng (ví dụ xe đóng kín cửa) để tham quan các loại động vật trong môi trường sống tự nhiên của chúng mà không bị nhốt trong chuồng. Những động vật được ưa thích thường có nguồn gốc từ vùng Hạ Sahara như Hươu cao cổ, Sư tử, Tê giác, Voi, Ngựa vằn, và Linh dương.

Khu dã sinh thường lớn hơn Sở thú nhưng lại nhỏ hơn Khu bảo tồn hay Công viên quốc gia. Ví dụ như Khu dã sinh sư tử châu PhiHamilton, Ontario, Canada có diện tích 750 mẫu Anh (3,0 km2); Hồ NakuruThung lũng Vực Lớn, Kenya, có diện tích 168 kilômét vuông (65 dặm vuông Anh); khu bảo tồn Đông Tsavo, cũng ở Kenya, bao phủ trên diện tích tới 11.747 kilômét vuông (4.536 dặm vuông Anh).

Khu dã sinh thường gắn liền với những hoạt động giải trí ngoài trời thu hút du khách khác như: sân gôn, diễu hành, nhà hàng, tàu hỏa thám hiểm, và khu bán quà lưu niệm.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hưu cao cổ được du khách cho ăn ở Công viên dã sinh Tây Midland, Anh

Tiền thân của Khu dã sinhCông viên Phi Châu-Mỹ (1953–1961) ở Florida.[1]

Khu dã sinh đầu tiên tham quan Sư tử bằng xe dã chiến mở cửa năm 1963 ở Thảo cầm viên Tama thuộc Tokyo.

Phần lớn Khu dã sinh được lập ra trong khoảng thời gian ngắn khoảng 10 năm, từ 1966 cho tới 1975.

Khu dã sinh Bangabandhu Sheikh Mujib, Bangladesh

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Bangabandhu Safari Park, trước đây là Dulahazra Safari Park, Cox's Bazar, Bangladesh”.
  • SimSafari: trò chơi trên máy tính mô phỏng quản lý Khu dã sinh

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Life, Vol.49, No.5, ngày 1 tháng 8 năm 1960, pp.1,30.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]