Khu vực sinh thái

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một khu vực sinh thái hay vùng địa sinh (tiếng Anh: ecozone) là cách phân chia bề mặt Trái Đất theo địa sinh. Trái Đất phân ra thành các vùng địa sinh dựa vào lịch sử và sự tiến hóa của thực vậtđộng vật.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng địa sinh gồm những vùng rộng lớn mà trong đó cây cỏ và động vật đã phát triển một cách cô lập, trong một thời gian dài. Các vùng này cách nhau bởi những ranh giới tự nhiên như đại dương, sa mạc bao la, hay những dãy núi cao, khiến cho cây cỏ và động vật ở vùng này không di cư qua một vùng khác được.

Vùng địa sinh được đặc trưng bởi cây cỏ và động vật trong vùng đó. Vùng địa sinh khác với quần xã sinh vật. Quần xã sinh vật được đặc trưng bởi cây cối tương tự và không coi trọng quá trình tiến hóa của thực vật và động vật. Một vùng địa sinh có thể bao gồm nhiều quần xã sinh vật. Chẳng hạn, rừng nhiệt đới Trung Mỹ dù là tương tự như rừng New Guinea nói về thực vật, nhưng hai rừng này có nhiều thực vật và sinh vật với quá trình tiến hóa rất khác nhau.

Các khu vực sinh thái của WWF[sửa | sửa mã nguồn]

Một nhóm nhà sinh vật học được triệu tập bởi WWF đã chia Trái Đất ra làm 8 vùng địa sinh như sau:

Khu vực sinh thái Khu vực Ghi chú
triệu kilomet vuông triệu dặm vuông
Cổ Bắc Cực 54,1 20,9 bao gồm phần lớn Lục địa Á-ÂuBắc Phi
Tân Bắc Cực 22,9 8,8 hầu hết Bắc Mỹ
Nhiệt đới châu Phi 22,1 8,5 bao gồm Châu Phi hạ Sahara
Tân nhiệt đới 19,0 7,3 bao gồm Nam Mỹ, Trung Mỹ, và Vùng Caribe
Australasia 7,6 2,9 bao gồm Úc, New Guinea, New Zealand, và các đảo lân cận. Đường biên giới phía Bắc là Đường Wallace.
Indomalaya 7,5 2,9 gồm Tiểu lục địa Ấn ĐộĐông Nam Á
Châu Đại Dương 1,0 0,39 gồm Polynesia (trừ New Zealand), Micronesia, và Fiji
Nam Cực 0,3 0,12 gồm Châu Nam Cực.
Bản đồ 6 trong 8 vùng địa sinh của Trái Đất
  Châu Đại DươngNam Cực không trình bày ở đây

Các vùng sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Xem chi tiết tại bài vùng sinh thái

Dự án WWF tiếp tục phân chia nhỏ các khu vực sinh thái thành các vùng sinh thái theo định nghĩa "cụm địa lý thuộc vùng sinh thái có thể mở rộng vài loại môi trường sống, nhưng có mối quan hệ sinh địa học mạnh mẽ, đặc biệt ở các mức phân loại cao hơn mức phân loại loài (chi, gia đình)". Các vùng sinh thái WWF trên thế giới như sau:

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dinerstein, Eric; David Olson; Douglas J. Graham; et al. (1995). A Conservation Assessment of the Terrestrial Ecoregions of Latin America and the Caribbean. World Bank, Washington DC.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Khu vực sinh thái