Kimberella

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kimberella
Thời điểm hóa thạch: Kỷ Ediacara 558–555 triệu năm trước đây
Hóa thạch của Kimberella quadrata.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Nhánh Bilateria
Ngành (phylum)Mollusca (có lẽ)/ Arthropoda
Chi (genus)Kimberella
Wade, 1972[1]
Loài (species)K. quadrata
Glaessner & Wade, 1966[2]
Danh pháp đồng nghĩa
Kimberia quadrata Glaessner & Wade, 1966

Kimberella là một chi động vật đa bào loài chỉ được biết đến từ lớp đá thuộc kỷ Ediacara. Sinh vật giống sên này kiếm ăn bằng cách bới tìm vi sinh vật trên bề mặt, tương tự như động vật thân mềm, mặc dù mối quan hệ của nó với nhóm này còn gây tranh cãi.

Mẫu vật đầu tiên được tìm thấy ở dãy đồi Ediacara của Úc, nhưng nghiên cứu gần đây đã tập trung vào nhiều phát hiện gần Biển TrắngNga, khoảng từ 555  -  558 triệu năm về trước.[3] Cũng như nhiều hóa thạch từ thời kỳ này, mối quan hệ tiến hóa của sinh vật này với các sinh vật khác được tranh luận sôi nổi. Các nhà cổ sinh vật học ban đầu phân loại Kimberella như là một loại sứa, nhưng từ năm 1997 kĩ năng giải phẫu phát triển giúp tìm thấy các dấu hiệu cho thấy nó có thể là một động vật thân mềm. Mặc dù một số nhà cổ sinh vật học tranh cãi về việc phân loại nó như một động vật thân mềm, nó thường được chấp nhận như động vật đối sứng hai bên.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Phục hồi

Chi này được đặt theo tên của Mr. John Kimber, người đã mạng của ông trong một chuyến thám hiểm đến Trung Úc vào năm 1964. Ban đầu nó được mô tả với tên Kimberia.[2] N. H. Ludbrook nhận ra nằng tên Kimberia đã được tìm hữu bởi Kimberia Cotton and Woods, một phân chi rùa. Do đó, Mary Wade đề xuất tên mới Kimberella năm 1972.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dữ liệu liên quan tới Kimberella tại Wikispecies
  1. ^ a b Wade, M. (1972). “Hydrozoa and Scyphozoa and other medusoids from the Precambrian Ediacara fauna, South Australia” (PDF). Palaeontology. 15: 197–225. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2014.
  2. ^ a b Glaessner, M.F.; Wade, M. (1966). “The late Precambrian fossils from Ediacara, South Australia” (PDF). Palaeontology. 9 (4): 599. Bản gốc (Free full text) lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2014.
  3. ^ Bản mẫu:The Rise and Fall of the Ediacaran Biota

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]