Lưới giấc mơ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dreamcatchers
Ear ring made from a dreamcatcher. Handcraft from Tobati (Paraguay).

Trong văn hóa bản địa châu Mỹ, một dreamcatcher hay lưới bắt giữ giấc mơ (tiếng Lakota bản địa: iháŋbla gmunka, tiếng Ojibwa bản địa: asabikeshiinh, trong ngôn ngữ thổ dân bản địa có nghĩa là "nhện"[1][2] hay bawaajige nagwaagan (Ojibwa) mang nghĩa "lưới giấc mơ"[2]) là một vật dụng được làm thủ công từ nhánh của cây liễu sau đó được uốn cong thành vòng, từ một khung tròn người ta dệt các mạng lưới thưa ở ngoài và càng vào trong càng thắt chặt. Một lưới giấc mơ có thể được tô điểm thêm vài vật trang trí như lông vũ và chuỗi hạt.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Lưới giấc mơ nguyên bản là một vật dụng của người Ojibwe bản địa châu Mỹ và về sau này chúng được nhiều nền văn hóa tiếp thu qua hôn phối và thương mại.[3]

Thổ dân Ojibwe có một truyền thuyết cổ xưa về nguồn gốc của lưới giấc mơ. Từ ngày xưa, trẻ em mới sinh thường rất yếu ớt, dễ bị nhiều bệnh tật và tỉ lệ sống sót khi đến tuổi trưởng thành là rất thấp. Người ta kể rằng có một người phụ nữ được biết đến như Asibikaashi (Spider Woman). Cô là người chuyên chăm sóc trẻ em và mọi người trong bộ tộc. Thời gian trôi qua, bộ tộc Ojibwe dần di cư và sống ở nhiều nơi khác nhau của Bắc Mỹ và Asibikaashi không thể nào chăm lo hết cho tất cả các trẻ em của bộ tộc mình. Chính vì thế mà các bà, các mẹ đã dệt các tấm mạng như một loại bùa may mắn cho con cháu mình. Họ dùng nhánh của cây liễu và tạo thành một chiếc vòng, và dùng cách loại dây leo làm từ thực vật để đan chúng. Lưới giấc mơ sẽ gạn lọc tất cả các giấc mơ xấu và chỉ cho phép các giấc mộng đẹp đi vào tâm trí trẻ thơ. Mỗi khi mặt trời ló dạng, tất cả các giấc mơ xấu sẽ tan biến theo từng ánh mặt trời xuyên qua. Chiếc vòng này sẽ dần khô héo và hoàn toàn không cần thiết khi đứa bé ngày càng lớn dần.[4] (Một nhà nhân chủng học người Mỹ tên Frances Densmore viết trong một quyển sách của bà: Chippewa Customs (1929, republished 1979, pg. 113))

Một phiên bản hiện đại mà hầu hết mọi người điều biết về vật dụng này đó chính là những món đồ chơi nhiều màu sắc và đôi khi là có thể chuyển động được thường được treo trên chiếc nôi của các đứa bé mới sinh.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Freelang Ojibwe Dictionary
  2. ^ a b Prindle, Tara. “NativeTech: Dream Catchers”. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2007.
  3. ^ "Native American Dream catchers", Native-Languages
  4. ^ [1], "Nativetech.org", Lyn Dearborn,ngày 1 tháng 11 năm 1995, accessed ngày 26 tháng 9 năm 2013.